Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Triệu Đề

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Triệu Đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRIỆU ĐỀ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI THÁNG 01/2014
MÔN: TIẾNG VIỆT 5
(Thời gian làm bài: 70 phút)
Câu 1: (2 điểm) a)Chỉ ra các từ loại khác nhau trong câu văn sau: “Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.”
Cho câu văn: “Bạn Lan đang ăn cơm.”
Dựa vào nghĩa gốc của từ ăn trong câu trên hãy viết hai câu văn khác nhau sao cho mỗi câu đều có từ ăn theo nghĩa chuyển và nêu rõ nghĩa chuyển của các từ đó.
Câu 2: (1.5 điểm) Cho đoạn văn sau:
“Giọng nói của bà tôi đặc biệt trầm bổng, nghe như tiếng chuông đồng. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, như những đóa hoa, và cũng rất dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống. Khi bà tôi mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả. Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui và không bao giờ tắt.”
Ghi lại các từ nghép có nghĩa tổng hợp, các từ láy có trong đoạn văn trên.
Câu 3: (2 điểm) Xác định bộ phận TN, CN -VN của mỗi câu văn sau:
Nhưng bà tôi xuất hiện đã đánh thức tôi dậy, đưa tôi ra ngoài ánh sáng.
Khi bà tôi mỉm cười, hai con ngươi sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả.
Câu 4: (1,5 điểm) Trong bài Mùa thảo quả nhà văn Ma Văn Kháng có đoạn viết:
“Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chi San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.”
 Hãy nêu nhận xét về cách dùng từ đặt câu và tác dụng của cách dùng từ đặt câu trong đoạn văn trên.
Câu 5: (3 điểm) Hằng ngày đến lớp em được thầy giáo (cô giáo) tận tình dạy dỗ. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả thầy (cô) giáo của em lúc đang dạy một tiết học nào đó mà em nhớ nhất.
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRIỆU ĐỀ
HDC ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI THÁNG 01/2014
MÔN: TIẾNG VIỆT 5
Câu 1: (2 điểm)
Xác từ loại khác nhau: (1 điểm)
Danh từ: Sự sống, trong, hoa thảo quả, dưới, gốc cây.
Động từ: tiếp tục, nảy
Tính từ: âm thầm, kín đáo, lặng lẽ
Viết mỗi câu văn đầy đủ, sử dụng từ ăn theo nghĩa chuyển đúng thì cho 0,5 điểm.
VD: Tàu vào bến ăn than.( vận chuyển, lấy)
 Rễ tre ăn lan ra đến bờ ruộng . (mọc )....
Câu 2: (1.5 điểm) Xác định đúng mỗi từ cho 0,125 điểm
Từ ghép có nghĩa tổng hợp
Từ láy
Trầm bổng, dịu hiền, tươi vui
Dễ dàng, dịu dàng, rực rỡ, long lanh, ấm áp
Câu 3: (2 điểm) Xác định bộ phận TN, CN -VN của mỗi câu văn sau:
Nhưng bà tôi xuất hiện đã đánh thức tôi dậy, đưa tôi ra ngoài ánh sáng. (0,75)
 CN VN
Khi bà tôi mỉm cười, hai con ngươi sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả. (1,25)
 TN CN VN
 (Nếu bộ phận vị ngữ các câu trên học sinh xác định thành các VN1, VN2  mà đúng thì thì vẫn cho điểm tối đa)
Câu 4: (1,5 điểm) Học sinh nêu nhận xét về nghệ thuật đúng thì cho (0,5 điểm) (Điệp từ Thơm; các câu ngắn, xen lẫn câu dài)
Nêu nội dung của đoạn văn đã cho: (1 điểm)
VD: Tác giả đã dùng điệp từ thơm (lặp lại ba lần liên tiếp) và dùng các từ thơm nồng, thơm đậm để nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín. Câu đầu của đoạn văn hơi dài nhưng được ngắt thành nhiều cụm từ diễm tả cơn gió mang hương thơm của thảo quả chín trong rừng bay đi xa rộng. Ba câu ngắn tiếp theo càng khẳng định hương thơm của thảo quả chín như lan tỏa, thấm đượm vào khắp cả thiên nhiên, đất trời. Hương thảo quả chín còn ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng về, thơm mãi với thời gian.
Câu 5: (3 điểm) Bài viết khoảng 20 dòng, đúng thể loại miêu tả (Kiểu bài tả người). Đối tượng miêu tả là thầy (cô) giáo đang dạy học. Bài viết phải àm nổi bật những nét tiêu biểu về ngoại hình động tác, cử chỉ, lời nói, thái độ  của thầy (cô) giáo lúc đang giảng bài, lúc trao đổi hướng dẫn học sinh. Cần kết hợp cả tả hoạt động của học sinh, khung cảnh lớp học  và nêu rõ tình cảm biết ơn, trân trọng  của học trò đối với thầy (cô) giáo. Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả. Bài viết sạch sẽ sáng sủa.
 (Phần hưỡng dẫn trên đây của bài 4 & 5 chỉ là những gợi ý cơ bản; trong quá trình chấm giáo viên cần linh hoạt, chú ý đến sự sáng tạo của học sinh để cho điểm).

File đính kèm:

  • docDE KHAO SAT HSG LOP 5 THANG 012014 MON TIENG VIET.doc
Đề thi liên quan