Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Điệp Nông

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Điệp Nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Hưng Hà
Trường tiểu học Điệp Nông
Đề kiểm tra hsg Năm học 2008-2009
Môn tiếng việt 5
(thời gian làm bài 60 phút)
1.Đọc bài văn sau: 
hoa đỏ
Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.
Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.
Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết.
Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập loè về mùa hè. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết trên cành hoa đang nở rộ.
Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp Thược Dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến loé lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn cây hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.
Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.
 (Theo băng sơn)
Câu1: Trong đoạn “đỏ tía là... màu đỏ rực như tiết” tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa? 
a. đỏ tía , đỏ tươi, đỏ cờ, đỏ rực.
b. đỏ thắm, đỏ ối, đỏ hồng.
c. đỏ ong, đỏ chót, đỏ mọng
Câu2: Đoạn văn tả hoa mùa hè được sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
a. so sánh
b. nhân hoá
c. cả so sánh và nhân hoá
Câu3: Hoa nào nở vào mùa thu?
a. hoa thược dược 
b. hoa lựu 
c. hoa lộc vừng
Câu4: Hoa nào gợi cho ta cảm giác ngon lành 
a. hoa lộc vừng 
b. hoa thu hải đường
c. hoa hải đường 
Câu5: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “ đương nhiên”
a. tất nhiên 
b. mặc nhiên 
c. ngẫu nhiên 
Câu6: Chủ ngữ trong câu “màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ” là:
a. màu đỏ 
b. màu đỏ của hoa đỗ quyên
c. hoa đỗ quyên 
2. Luyện từ và câu:
a. Từ “ thành” trong các câu sau là từ đồng âm hay nhiều nghĩa?
- nước bốc thành hơi. 
- việc tôi làm không thành.
- hai cộng hai thành bốn.
b. Phân biệt nghĩa của từng cặp câu sau:	
Tôi về nhà và không ai ra đón.
Tôi về nhà mà không ai ra đón.
3. Cảm thụ văn học: Trong bài thơ “ Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu viết :
 “ Bầm ơi! sớm sớm chiều chiều
 Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm” 
Con đi đánh giặc mười năm 
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”
Nêu những điều em cảm nhận được từ đoạn thơ trên.
4 Tập làm văn:
Từ cảm nhận đoạn thơ trên, bằng tất cả tình yêu thương của mình, em hãy viết một bài văn nói về người mẹ (hoặc người cha) thân yêu của em.
Biểu điểm chấm bài
1. Chọn và ghi lại các ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi mỗi câu đúng cho 1 đ.
 Câu 1. a Câu 3. c Câu 5. c
 Câu 2. a Câu 4 .b Câu 6. b
2. Luyện từ và câu (4đ) mỗi ý đúng cho (2đ)
 	 a, Từ “thành” trong các câu văn sau là từ nhiều nghĩa.
 	 b, - Tôi về nhà và không ai ra đó
 - Tôi về đến nhà và không có người đón là hai sự kiện song song.
 - Tôi về nhà mà không có ai ra đón.
 - Tôi về nhà mà không ai ra đón nêu hai sự việc đối lập. 
3. Cảm thụ văn học (3đ)
 	 Đọc đoạn thơ ta thấy với việc sử dụng ngôn ngữ:
 	“Bầm ơi” và cách nói so sánh hơn kém :
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê trong bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
 	Tác giả cho ta thấy cách nói như vậy anh chiến sĩ làm yên lòng mẹ, mẹ đừng lo cho con nhiều những việc làm anh đang làm không thể sánh được với những vất vả khó nhọc của ngưởi mẹ nơi quê nhà. Qua đó ta cũng thấy được mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam, cần cù, chịu khó, dày tình yêu con đồng thời anh chiến sĩ là một người con hiếu thảo yêu mẹ, yêu đất nước. 
4. Tập làm văn: (7 điểm)
Viết hoàn chỉnh bài văn tả về người mẹ ( hoặc cha) với cảm xúc biết ơn, yêu mến kính trọng mẹ, cha trước những việc làm mà mẹ, (cha) dành cho em, trước những tình yêu thương mà mẹ (cha) dành cho em.
Bài có bố cục chặt chẽ đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) chữ viết trình bày sáng sủa sạch sẽ còn mắc 1, 2 lỗi chính tả đạt (6-7điểm)
Tuỳ mức độ bài làm ta cho các thang điểm khác nhau.

File đính kèm:

  • docHSG TV5.doc