Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt, Toán Lớp 4,5 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Thiệu Nguyên

doc14 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt, Toán Lớp 4,5 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Thiệu Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD thiệu hoá 	
Trường tiểu học Thiệu Nguyên 
--------------------------------------
Đề thi học sinh giỏi môn tiếng việt lớp 5
(Thời gian: 90 phút)
Năm học 2006 - 2007
câu1.(3điểm)
 a. Xác định nghĩa của từ "ăn" trong các cụm từ sau:
Ăn cơm ; ăn xăng ; ăn bám ; ăn ý
b. Tìm 4 thành ngữ , tục ngữ có từ "ăn"
Câu 2.(3điểm)
a / Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
Núi non, sông nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc.
Khi em chuẩn bị đi học, mẹ thường nhắc em kiểm tra lại đồ dùng học tập
 b/ Các dòng dưới đây dòng nào chưa là câu? Hãy bổ sung cho thành câu.
Bạn Thuỷ với ý thức của một người hoc sinh mới .
Em học.
Câu 3: (3điểm) 
Viết một đoạn văn 6 câu về chủ đề "Nhân dân" trong đó dùng các thành ngữ : Một nắng hai sương ; Thức khuya dậy sớm.
Câu 4: (4điểm)
Trong bài thơ " Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà" có câu: 
"Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên"
Theo em câu thơ trên nói lên điều gì? từ "bỡ ngỡ" có gì hay?
Câu 5: (6điểm)
 Sau bao ngày nắng gắt, cây cối khô héo, xác xơ. Vạn vật đều thấy lả đi vì nóng nực. Thế rồi cơn mưa cũng đến. Cây cối hả hê, vạn vật như được thêm sự sống.
Em hãy tả lại cơn mưa tốt lành đó.
Lưu ý: Điểm chữ viết và trình bày toàn bài 1 điểm
Phòng GD thiệu hoá 	
Trường tiểu học Thiệu Nguyên 
--------------------------------------
Đáp án chấm môn tiếng việtlớp 5
Câu1. a: Xác định nghĩa của từ "ăn" trong cụm từ:
- " ăn" trong "ăn cơm" :	 nhai và nuốt thức ăn để nuôi cơ thể	0,25 đ
- "ăn" trong "ăn xăng" :	Sự tiêu thụ có hao mòn	0,25 đ
- "ăn" trong "ăn bám" :	 Tình trạng sống nhờ người khác	0,25 đ
- "ăn" trong "ăn ý" : 	Thoả thuận phù hợp nhau	0,25 đ
b. Học sinh tìm đúng 1 thành ngữ hoặc 1 tục ngữ cho 0,25 điểm như:
- Ăn vóc học hay
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Ăn cây nào rào cây ấy.
- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
- Học ăn học nói, học gói, học mở.
- Ăn miếng trả miếng
- Ăn bữa hôm lo bữa mai.
Câu 2. 
a. Xác định đúng mỗi thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ cho 0,5 điểm.
- Núi non, sông nước tươi đẹp Hạ Long /là một bộ phận của non sông Việt Nam 
	CN	VN
gấm vóc
- Khi em chuẩn bị đi học,/ mẹ / thường nhắc em kiểm tra lại đồ dùng học tập
TN	CN	VN
b. - Học sinh trả lời dòng a) cho 0,25 điểm.
b) Học sinh bổ sung ý phù hợp cho 0,25 điểm
Câu 3. Viết được đoạn văn có nội dung phù hợp với yêu cầu, đúng ngữ pháp cho 3 điểm. Nếu viết thiếu câu, diễn đạt lủng củng tuỳ theo bài của học sinh cho từ 0,5- 2,5 điểm.
Câu 4. Lời văn có cảm xúc, trình bày mạch lạc, dùng từ chính xác phù hợp với nội dung câu thơ cho (1 điểm)
Diễn đạt làm rõ 2 nôi dung sau:
Hình ảnh "biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên" nói lên sức mạnh của người làm chủ kỹ thuật hiện đại đã đắp đập ngăn sông xây dựng nên những nhà máy thuỷ điện trên cao nguyên, trong đó có thuỷ điện Sông Đà và nhà máy thuỷ điện khác. 	(1,5 đ)
Từ "bỡ ngõ" dùng rất hay, được coi là "con mắt thơ". Bỡ ngỡ nghĩa là lạ lùng, ngơ ngác, chưa quen thuộc. Giữa cao nguyên trên trung lưu sông Đà xuất hiện một bể nước mênh mông dâng cao, dâng đầy, sâu hàng trăm mét sao không bỡ ngỡ. Từ " bỡ ngõ" trong bài thơ còn biểu lộ niềm tự hào, ngạc nhiên cao độ (1,5đ)
Câu 5. Yêu cầu:
Viết đúng thể loại văn miêu tả (tả cảnh)
Bố cục rõ ràng, trình tự miêu tả hợp lý, chuyển ý và xếp ý khéo léo.	 (1 đ)
- Nội dung làm nổi bật được cơn mưa đến sau bao ngày hạn hán kéo dài và niềm vui của vạn vật. Tả được cảnh hạn hán và niềm mong chờ mưa đến của vạn vật, dấu hiệu báo trước của cơn mưa, cơn mưa đến, sự tác động của cơn mưa đến vạn vật, niềm vui của vạn vật khi mưa đến...	(4 đ)
- Bài viết thực sự có cảm xúc, ít sai lỗi chính tả, ngữ pháp	(1 đ)
Lưu ý: Điểm chữ viết và trình bày toàn bài 1đ
Phòng GD thiệu hoá 
Trường tiểu học Thiệu Nguyên 
--------------------------------------
Đề thi học sinh giỏi toán 5
(Thời gian: 90 phút)
Câu 1(5 điểm):
Biết rằng khi viết dãy số: 1, 2, 3, 4,..... ta phải dùng 201 lần các chữ số. Hỏi dãy số đó có bao nhiêu số? Tính tổng của dãy số vừa tìm được?
Tính nhanh:
Câu 2.(4 điểm): Tìm tất cả các chữ số x và y để có: 59x5y vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 3.
Câu 3 (4 điểm): trong 2 ngày với 8 người thì sửa được 64 mét đường. Vậy trong 5 ngày với 9 người thì sửa được bao nhiêu mét đường? (biết năng suất mỗi người như nhau)
Câu 4 (5 điểm): Cho tam giác vuông ABC vuông ở A, AC = 20 cm, AB = 30 cm. M là một điểm trên cạnh AC và có tỉ số . Từ M kẻ đường thẳng song song với AB cắt CB tại E 	 
Tính diện tích tam giác BEA
Tính ME
Câu 5 (2 điểm) : Không làm tính hãy xét xem dãy số sau tính đúng hay sai? Vì sao?
	1783 + 9789 + 375 + 8001 + 2797 = 22744
Phòng GD thiệu hoá 	
Trường tiểu học Thiệu Nguyên 
--------------------------------------
Đáp án chấm môn toán 5
Câu 1: * Muốn viết từ số 1 đến số 9 ta cần 9 chữ số	(0,25 điểm)	Muốn viết từ số 10 đến 99 ta cần: 	(0,25)
90 x 2 = 180 (chữ số)	(0,25)
Vậy còn lại: 	 201- (9 +180) = 12 (chữ số) để viết các số có 3 chữ số 	(0,25)
Với 12 chữ số đó ta viết được 4 số có 3 chữ số là:	(0,25)
100, 101, 102, 103	(0,25)
Vậy dãy số đó có 103 số	(0,25)
* Số cặp là: 103 : 2 = 51 (cặp) dư 1 số	(0,25)
*Tổng của dãy số là: 	1 + (2 + 103) x 51 = 5356	(0,25)
	(0,5 đ)	
	(0,5đ)
	(0,5đ)
	(0,5đ)	
	(0,5đ)
 16,875	(0,25)
Câu 2:	 Để 59x5y chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng y = 0 hoặc y = 5	(0,5)
Nếu y = 0 thì 59x5y = chia hết cho 3 khi:	(0,25)
Tổng : 5 + 9 + x + 5 + 0 = x + 19 chia hết cho 3	(0,25)
Từ 0 đến 9 có: x = 2, x = 5, x= 8 để x + 19 chia hết cho 3	(0,75)
Vậy số đó là: 59250, 59550, 59850	(0,75)
Nếu y = 5 thì 59x5y = 59x55 chia hết cho 3 khi:	(0,25)
Tổng 5 + 9 + x + 5 + 5= x + 24 chia hết cho 3	(0,25)
Từ 0 đến 9 có: x = 0, x = 3, x = 6, x = 9 để x + 24 chia hết cho 3	(0,5)
Vậy số đó là: 59055, 59355, 59655, 59955	(0,5)
Câu 3: 	Trong 1 ngày 8 người sửa được:	(0,25)
	64 : 2 = 32 (m)	(0,25)
Trong 5 ngày 8 người sửa được: 	(0,5)
	32 x 5 = 160 (m)	(0,5)
Trong 5 ngày 1 người sửa được :	(0,5)
	160 : 8 = 20 (m)	(0,5)
Trong 5 ngày 9 người sửa được:	(0,5)
	20 x 9 = 180 (m)	(0,5)
	Đáp số: 180 m	(0,5)	
Câu 4: Theo bài ra ta có hình vẽ
	 B	
	 E	 	
	 M 
 A	 M	 C
	 M
Diện tíh tam giác ABC là: 	 (0,5)	
 = = 300 (cm2) (0,5)	
Vì = 	 nên AM = AC : 4 = 20 : 4= 5 (m)	(0,5)
 Mà ME// AB nên đường cao hạ từ E xuống AB bằng AM	(0,5)
Do diện tích tam giác BEA là:	(0,5)
	= = 75 (cm2)	(0,5)
b.Ta có: SAEC = SABC - SBEC = 300 - 75 = 225 (cm2)	(0,5)
Vì ME// AB mà AB vuông góc với AC nên EM cũng vuông góc với AC hay EM là đường cao của tam giác AEC	(1,0)
Vậy EM = (225 2) : 20 = 22,5 (cm)	 	 (0,5)
Câu 5: Kết quả dãy tính trên là sai	(0,5)
Vì: Dãy tính trên gồm 5 số lẻ	(0,5)
Tổng của 5 số lẻ là 1 số lẻ	(0,5)
Mà kết quả của dãy tính lại là số chẵn	(0,5)	
lưu ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. Riêng câu 1.b) không tính nhanh cho nửa số điểm.		
Phòng GD thiệu hoá 	
Trường tiểu học Thiệu Nguyên 
--------------------------------------
đề thi môn tiếng việt lớp 4
(Thời gian: 90 phút)
Câu1 (3đ): 	Cho các từ sau:
Máy bay, nhân dân, xinh xắn, ăn, nghỉ ngơi, ngoan
hãy xếp các từ thành 3 nhóm: Từ đơn, từ ghép, từ láy.
Hãy xếp thành 3 nhóm: danh từ, động từ, tính từ.
Câu 2 (3đ): 	Em hãyđặt mỗi câu hỏi cho các mục đích sau:
để hỏi, để khen, để khiến.
Câu 3 (3đ): 	 Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4- 5 câu) nói về ước mơ của em. Trong đó có sử dụng các từ ngữ sau:
ước muốn, cầu được ước thấy, khám phá, mơ.
Câu 4 (4đ): Trong bài thơ "Quê hương" nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:
 	"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người"
Đoạn thơ đã gợi cho em nghĩ đến điều gì đẹp đẽ và sâu sắc?
Câu 5 (6đ): "Một chú ong mải mê hút nhuỵ hoa, không hay biết trời đã tối ong không về nhà được. Sớm hôm sau, ong đã tìm về tổ và đã kể lại câu chuyện nó đã xa nhà trong đêm qua cho cả bầy nghe"
Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện của chú ong đó.
Lưu ý:Trình bày đẹp 1 điểm
Phòng GD thiệu hoá 	
Trường tiểu học Thiệu Nguyên 
--------------------------------------
Đáp án chấm môn tiếng việt lớp 4
Câu 1. 
Câu 2.
Câu 3.
Câu 4.
Câu 5.
học sinh xếp thành 3 nhóm sau:
Từ đơn: ăn, ngoan
Từ ghép: máy bay, nhân dân
Từ láy: xinh xắn, nghỉ ngơi
xếp thành 3 nhóm:
Danh từ: máy bay, nhân dân
Động từ: ăn, nghỉ ngơi
Tính từ: xinh xắn, ngoan
- Học sinh đặt được câu hỏi với mục đích để hỏi
viết hoa đầu câu ghi dấu "?" cuối câu
Học sinh đạt được câu hỏi với mục đích để khen
Viết hoa đúng, ghi dấu "?" cuối câu
Học sinh đặt được câu hỏi với mục đích để khiến
Viết hoa đúng, ghi dấu "?" cuối câu
- viết đoạn văn đủ (4- 5) câu đúng chủ điểm ước mơ.
Câu văn lôgic, có cảm xúc
Sử dụng các từ ngữ đã cho hợp lý, chính xác
* Đoạn thơ gợi những điều đẹp đẽ sâu sắc:
Mỗi người chỉ có 1 quê hương như là chỉ một mẹ sinh ra mình
Nếu ai đó không nhớ quê hương, không yêu quê hương thì cũng như không nhớ, không yêu mẹ của mình và người đó có lớn về thể xác cũng không thể là người trưởng thành, không thể là người có tâm hồn đẹp được.
 * Học sinh diễn đạt có cảm xúc
 * Học sinh liên hệ đến bản thân
Dựa vào đề bài để tưởng tượng và kể lại cho đầy đủ diễn biến câu chuyện bạn ong xa nhà (qua lời của nhân vật ong), nêu được một ý nghĩa nhất định.
HS có thể tưởng tượng theo 2 hướng:
a)bạn ong gặp may mắn:
mở đầu: nói về tình huống của đề bài.
Diễn biến: Ong gặp thuận lợi được một nhân vật khác động viên, giúp đỡ ong nghỉ ngơi an toàn qua đêm.
Kết thúc: Thái độ biết ơn của ong với người đã giúp mình
b.Ong gặp khó khăn nguy hiểm nhưng nhanh trí vượt qua để về với các bạn trong bầy.
Mở đầu: Nói về tình huống của đề bài.
Diễn biến: nói về khó khăn ong đã gặp (không có chỗ ngủ, một số nhân vật khác đe doạ, quấy rầy)
Kết thúc: Ong vượt qua được thử thách và bay về nhà.
Diễn biến hợp lý, có chi tiết cụ thể, sinh động, có mâu thuẫn và có cách giải quyết. Câu văn trôi chảy, ít lỗi.
Về lời kể, dùng lời của ong để kể lại
,5 điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,75
0,25
0,75
0,25
0,75
0,25
1
1
1
0,5
1
1,5
0,5
0,5
1
0,5
1,5
1
0,5
1,5
1
1,5
0,5
Lưu ý: Điểm chữ viết và trình bày toàn bài 1đ
Phòng GD thiệu hoá 
Trường tiểu học Thiệu Nguyên 
--------------------------------------
Đề thi học sinh giỏi toán 4
(Thời gian: 90 phút)
Câu 1 (5 điểm):
Tìm số tự nhiên bé nhất mà khi chia cho 2, cho 3 và cho 5 đều dư 1.
Khi nhân 1 số tự nhiên với 44, bạn An đã viết các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên được kết quả là 2096. Tìm tích đúng của phép nhân giúp bạn An
Câu 2 (4 điểm):
Cho A= (45: x + 45 x ) + 2006 y
Tính giá trị của A khi x = 1, y = 0
Tìm y nếu A = 2096 và x = 1
Câu 3 (4 điểm):
Trong đợt quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão vừa qua , khối 4 của một trường Tiểu học đã góp được 138000 đồng .Lớp 4A góp được số tiền kém số tiền của lớp 4B và 4C là 22000 đồng .Nếu lớp 4B góp thêm 6000đồng thì bằng số tiền lớp 4C góp được .Tính số tiền mỗi lớp đã góp được ?
Câu 4(5điểm)
Một cái ao hình vuông có diện tích bằng 200m2 . Bốn góc ao có trồng 4 cây vải thiều quí. Nay chủ nhà muốn mở rộng ao để tăng diện tích lên gấp đôi mà ao vẫn là hình vuông và không phải chặt cây vải nào đồng thời cũng không để gốc cây bị ngâm nước.
Em hãy giúp ông chủ thực hiện điều đó (vẽ hình)
Tính cạnh ao sau khi mở rộng
Câu 5 (2 điểm) Điền số thích hợp vào 	(có giải thích)
17
?
15
8
?
15
11
14
8
Phòng GD thiệu hoá 	
Trường tiểu học Thiệu Nguyên 
--------------------------------------
Đáp án chấm môn toán 4
Câu 1 (5 điểm)
a/(3điểm ):Theo bài ra số phải tìm chia hết cho 2,cho 3 và cho5 đều dư 1 nên số phải tìm trừ đi 1 sẽ chia hêt cho 2,3 và 5 .	(0,75đ)
Số chia hết cho 2và 5 có tận cùng là 0	(0,25đ)
Số chia hết cho3 có tổng các chữ số chia hết cho3 	(0,25đ)
Mà số phải tìm là số bé nhất thoả mãn yêu cầu nên 	có tổng các chữ số là 3.	(0,5)
Số bé nhất chia hết cho 2, 3 và 5 là 30.	(0,5)
Vậy số phải tìm là : 30 + 1 = 31	(0,75)
b/(2 điểm ).Gọi số tự nhiên là A. Vì khi nhân A với 44 bạn An đã đặt các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên An đã nhân A với ( 4+4 ).	(0,5)
ta có:	A (4 + 4) = 2096	(0,25)
A 8 = 2096	(0,25)
 A = 2096: 8	(0,25)
 A = 262	(0,25)
Tích đúng là : 262 44 =11528	(0,5)
Câu 2 (4 điểm )
a.(1 điểm) :	 Thay x=1,y=0 vào A ta có:	
A=(45:1 +45 1) + 2006 0	(0,25)	
A=(45 +45)+0	(0,5)
A=90	(0,25)
b.(3 điểm ):	khi x=1;A=2096 ta có :
(45 : 1 + 45 1) + 2006 y = 2096	(0,5)	
 (45 + 45) + 200 y = 2 096	(0,5)
 90 + 20 y = 2096	(0,5)	
 2006 y = 2096-90	 0,25)
 2006 y = 2006	(0,5)	
 y = 2006 : 2006	(0,5)
 y=1	(0,25)
Câu 3(4điểm): Theo bài ra ,lớp 4A góp số tiền kém hai lớp 4B và 4C là 22000 đồng.Ta có sơ đồ sau :
Số tiền lớp 4A: 
	138 000đ	(0,5)
Số tiền lớp 4B và 4C:	
Theo sơ đồ ta có :Số tiền lớp 4A góp là :	(0,25)
(138 000-22 000) : 2 = 58000 (đồng)	(0,5)
số tiền lớp 4B và 4C góp là :	(0,25)
138 000 - 58 000 = 80 000 (đồng)	(0,5)
Vì lớp 4B , nếu góp thêm 6000 đồng thì bằng số tiền lớp 4C.Nên ta có sơ đồ :
Số tiền lớp 4B :	
	80 000đ	(0,5)
Số tiền lớp 4C:	
Theo sơ đồ ta có số tiên lớp 4B góp là :	(0,25)
(80 000-6000):2=37000 (đồng)	(0,5)
Số tiền lớp 4C góp là :	(0,25)
80 000-37000=43000(đồng)	(0,5)
Đáp số : 4A : 58000 đồng	(0,5)
 	 4B : 37000 đồng 	
 4C : 43000 đồng
Câu 4:(5 điểm ):
Ta đo đường chéo của ao vạch hai đường thẳng đi qua cây 1 và cây 2 vuông góc với đường chéo đó .
Tương tự ,ta vạch hai đường thẳng đi qua cây 3 và cây 4 vuông góc với đường chéo thứ hai của ao.Ta được ao mới thoả mãn 4 cây vải thiều quý không bị chặt và cũng không bị ngâm dưới nước (hình vẽ).
Theo hình vẽ , diện tích các phần lần lượt bằng nhau là :
S1 = S2 ; S3 =S4; S5 = S6 ; S7 = S8 
Vậy diện tích mới của ao là: 200 x 2 = 400 (m2)
	- vẽ hình 1,5 đ
	Cây1	cây2	
	- giải thích cách vẽ: 1,5 đ
- nêu cách tính để chứngminh diện tích tăng gấp 2 : 1đ
	cây 3	cây 4
	- Tính diện tích mới: 0,5 đ
b.Theo câu a) diện tích mới của ao là 400 m2
Vậy cạnh mới của ao là: 20 m	(0,25đ)
(vì 20 20 = 4000)	(0,5đ)
Đáp số: 20m	(0,25đ)
Câu 5(2 điểm): Nhận thấy
ở hình 1: 11 là trung bình cộng của 14 và 8	(0,5)
(14 + 8) : 2 = 11	(0,25)
ở hình 2: số cần tìm là trung bình cộng của 15 và 17 và bằng	(0,25)
(15 + 17): 2 = 16	(0,25)
ở hình 3: (số cần tìm + 8) : 2 = 15	(0,25)
Vậy số cần tìm là: 15 2 - 8 = 22	(0,25)
Ta có các hình vẽ đầy đủ các số:
	(0,25)	17
14
22
15
8
16
15
11
8

File đính kèm:

  • docl5 thieu nguyen_3745.doc