Đề thi học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh năm học 2007-2008 môn: Hoá học lớp 12 - Bảng A

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh năm học 2007-2008 môn: Hoá học lớp 12 - Bảng A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi học sinh giỏi tỉnh-năm học 2007-2008
Môn: hoá học lớp 12-bảng A.
Thời gian 180 phút.
Trộn dung dịch chì axetat với clorua vôi với một lượng vừa đủ, thấy có kết tủa màu đen xuất hiện. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi cho kết tủa đó vào dung dịch MnSO4 có mặt H2SO4, thấy dung dịch có màu tím này cần dùng 10 ml dung dịch FeSO4 0,05M trong môi trường H2SO4.
Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra dưới dạng ion và phân tử?
Tính số gam chì axetat và clorua vôi đẵ dùng?
Chỉ dùng các chất vô cơ, hãy viết 6 phương trình phản ứng hoá học trực tiếp chuyển Fe3+ thành Fe2+ ( sản phẩm tạo thành gồm những chất khác loại)
Có người cho rằng:”không nên trộn vôi với đạm để bón ruộng, còn nếu trộn supephotphat với vôi thì hiệu quả sử dụng sẻ cao hơn. Phân lân nung chảy thích hợp cho mọi loại ruộng, nhất là những chân ruộng có độ PH cao”. ý kiến trên đúng hay sai? Tại sao?
Hai nguyên tố A, B tạo nên được hợp chất X. Khi bị đốt nóng đến 800oC, X bị phân huỷ cho ra đơn chất A. Số electron hoá trị trong nguyên tử A bằng số lớp electron trong nguyên tử B và số electron hoá trị trong nguyên tử B bằng số lớp electron trong nguyên tử A. Số hiệu nguyên tử B gấp 7 lần số hiệu nguyên tử của A. Xác định hợp chất X?
Theo thuyết proton và notron thì hạt nhân nguyên tử được tạo bởi hai loại hạt là proton và notron, nhưng tại sao trong quá trình phóng xạ β lại có electron phóng ra từ hạt nhân? Có bao nhiêu hạt α và β được phóng ra từ dãy biến đổi phóng xạ thành .
B là một đơn bazơ yếu có hằng số bazơ là Kb. Tính pH của dung dịch B nồng độ C mol/lít theo pKb và C. Biết pKb=-lgKb. áp dụng cho dung dịch CH3COONa 0,01M, biết Kb của CH3COO- là 5,6.10-10.
Tính nồng độ axit propionic(HPr) phải có trong dung dịch axit axetic(HAx) 2,0.10-3M sao cho độ điện li của axit axetic là 0,08. Biết Ka(CH3COOH)=1,75.10-5; Ka(CH3CH2COOH)=1,33.10-5.
R là một nguyên tố thuộc nhóm A. Cho 15,45 gam muối clorua của R phản ứng vừa đủ với NH3 tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm gồm 16,05 gam NH4Cl, 1,6 gam đơn chất R ở thể rắn và 4,6 gam muối nitrua của R. Xác định R, công thức muối nitrua của R (biết phân tử này có 2 nguyên tử N). Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra?
Axit necvonic(có trong zerebrozit của não người) làm mất màu dung dịch Br2 trong CCl4, khi bị khử bằng H2 được axit teracozanoic n-C23H47COOH. Oxi hoá mãnh liệt axit necvonic cho hai axit có khối lượng mol bằng 158 gam và 272 gam. Tìm công thức cấu tạo của axits necvonic?
Từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết, viết phương trình phản ứng chuyển hoá thành propin(qua 7 bước).
Dung dịch loãng phenol trong rượu etylic sẻ có những loại liên kết hiđro nào? Trong đó liên kết nào là chủ yếu? Liên kết nào là bền vững nhất? Tại sao?
Trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch hoặc chất lỏng sau: glixerin, glucôzơ, fructozơ, saccarozơ, axit axetic, axit fomic, axit aminoaxetic.
Hai hợp chất A, B đều có công thức phân tử C4H6O2. Chúng dều có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH. Cho 17,2 gam hỗn hợp X gồm A và B tác dụng với 400ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch Y. Nếu cô cạn dung dịch Y thu được 24,5 gam muối khan, còn nếu cho Y phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 được 64,8 gam Ag. Xác định công thức cấu tạo của A và B.
Để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều, người ta dùng phương pháp chưng cất. Để tách các chất lỏng không trộn lẩn với nhau, người ta dùng phương pháp chiết. Hãy dùng hình vẽ để mô tả các dụng cụ chưng cất và chiết thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm hoá học.
----hết----
Kì thi học sinh giỏi tỉnh-năm học 2005-2006
Môn: hoá học lớp 12
Thời gian 180 phút.
Câu 1: Với nồng độ bé, chất X có tác dụng an thần, còn nồng độ cao có có tác dụng kích thích thần kinh với con người. Tac có thể tổng hợp X từ N2 và H2 theo sơ dồ sau:
Viết phương trình phản ứng hoá học hoàn thành sơ đồ trên. Biết dX/H2=22.
Câu 2: Lấy dung dịch Na2SO3 có chứa 3,904 gam SO32-. Thêm vào đó dung dịch MCl2 có chứa 3,053 gam M2+ ta được 5,860 gam kết tủa sunfit và dung dịch A. Tìm kim loại M. Nếu trong dung dịch A có :
Hai muối với pH≈7.
Hai muối với pH>7.
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 0,775 gam đơn chất A trong dung dịch HNO3 được hỗn hợp X gồm 2 khí(trong có NO2), khối lượng của X là 5,75 gam. Dung dịch thu được sau phản ứng gồm 2 axit có oxi, với hàm lượng oxi là lớn nhất. Để trung hoà dung dịch này cần dùng 0,1 mol NaOH.
Xác định % số mol hai khí trong hỗn hợp X. Biết dX/H2=38,83.
Tìm công thức của A.
tính tỉ lệ số mol của 2 axit trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 4: X, Y là hai phi kim ở chu kì 3, hợp chất của X và Y với hiđro lần lượt là A và B. Hoà tan riêng rẽ A và B vào HNO3 đặc nóng ta được các axit tương ứng, đồng thời đều có khí C thoát ra. 
Tìm công thức A, B. Biết rằngdC/H2 = 15 và MA=MB.
Viết phương trình của các phản ứng hoá học đã xảy ra.
Câu 5: Hai chất A, B đồng phân, đều có công thức phân tử là CnH2n-8O2. Hơi A có khối lượng riêng là 5,447 g/ml(đktc). A phản ứng được với Na2CO3 giải phóng CO2. B phản ứng với Na giải phongd H2, B có phản ứng tráng gương.
Xác định công thức cấu tạo của A và các công thức cấu tạo có thể có của B.
Trong các đồng phân trên của B thì đồng phân nào có nhiệt độ sôi thấp nhất ? vì sao ?
Câu 6: Cho sơ đồ:
Dùng công thức cấu tạo các chất A, B, C, D dể hoàn thành sơ đồ trên(không cần viết phương trình phản ứng).
Câu 7: Cho chuổi biến hoá:
;	:	;
A là C6H5NO2, E, I là các đồng phân của A. Còn B, D là đồng phân của nhau. C, F, G là các muối. Dùng công thức cấu tạo các chất A, B, I để hoàn thành sơ đồ trên (không cần viết phương trình phản ứng).
Câu 8: 	
a. Cho các chất anilin, phenylamoniclorua, hãy chĩ rỏ chất nào là chất lỏng, chất rắn, chất nào ít 
tan, chất nào dễ tan trong nước? Giải thích?
Có một lọ hoá chất, trên nhãn có ghi công thức đã mờ, được dự đoán là phenylamoniclorua. 
Hãy nêu phương pháp hoá học để xác định xem công thức đó có đúng không. Viết phương trình phản ứng.
Câu 9: Cho 21,2 gam hỗn hợp hai axit cacboxylic đơn chức tác dụng với 200 gam dung dịch NaOH 20%. Sau đó cô cạn dung dịch, lấy chất rắn còn lại đem nung ở nhiệt độ cao(có xúc tác) tới phản ứng hoàn toàn thì được 8,96 lít (ở đktc) hỗn hợp hai khí với tỉ lệ thể tích là 1:3. Tìm công thức 2 axit.
Câu 10: Khi đun nóng với P2O5, hợp chất A bị tách nước và chuyển thành B(C4H4O3). Cả A và B đều phản ứng được với dung dịch NaOH và đều tạo ra hợp chất X. Đun nóng hợp chất X với NaOH(có xúc tác) được khí C2H6. Tìm công thức cấu tạo của A, B, X.
Hết
Kì thi học sinh giỏi tỉnh-năm học 2004-2005
Môn: hoá học lớp 12
Thời gian 180 phút.
Câu 1: 1. So sánh tính axit(có giải thích) của các chất trong từng dãy sau:
CH2ClCH2CH2COOH; CH3CHClCH2COOH; CH3CH2CHClCOOH.
CH3CH2CH2COOH; CH3CH(CH3)CH2COOH; CH3CH2CH(CH3)COOH.
 2. So sánh tính bazơ(có giải thích) của các chất trong từng dãy sau:
	a. CH3CH2CH2NH2; CH2=CHCH2NH2, CH≡CCH2NH2.
	b. xiclo-C6H11-NH-CH3; xiclo-C6H11-CH2NH2; C6H5CH2NH2; p-NO2C6H4NH2.
Câu 2: Hợp chất X có công thức cấu tạo(hình bên):
 Cho từ từ dung dịch HBr vào X rồi đun nóng nhẹ sinh ra
 các sản phẩm chính là: A(C9H18BrON); B(C9H19Br2ON); 
 E(C9H18Br3N). Chế hoá E với dung dịch KOH trong rượu
 90o thu được sản phẩm chính là chất D(C9H15N). 
	Hãy viết công thức cấu tạo của A, B, E, D.
Câu 3: hợp chất hữu cơ A chứa oxi có thành phần khối lượng là :%C=41,38; %H=3,45; hợp chất B 
 chứa %C=60; %H=8 còn lại oxi; hợp chất E chứa %C=35,82; %H=4,48 và oxi.
Xác định công thức đơn giản nhất của A, B, E.
Công thức phân tử của E cũng là công thức dơn giản nhất. Các định công thức cấu tạo mạch hở của A, biết:
(F là hợp chất vô cơ, A chỉ có một loại nhóm chức).
Xác định công thức cấu tạo đúng của A biết khi đun nóng A có thể tách một phân tử nước. Viết công thức cấu tạo của sản phẩm tạo thành.
Câu 4: Hai hiđrocacbon A, B là đồng phân của nhau, phân tử A chứa 90,56% C và 9,44%H theo khối 
 lượng. Tỉ khối hơi của A so với hiđro bằng 53.
Xác định công thức phân tử của A và B.
A và B đều không làm mất màu dung dịch brôm nhưng dễ phản ứng với HNO3(xúc tác H2SO4 đặc). Khi oxi hoá 1,59 gam A hoặc B thu được 1,632 gam axit hữu cơ C hoặc D tương ứng.
 Đốt cháy hết 0,68 gam C hoặc D cho 1,76 gam CO2 và 0,36 gam H2O. Tìm công thức cấu tạo 
của A, B, C, D biết hiệu suất phản ứng oxi hoá A hoặc B đều đạt 80% và khi nitro hoá thì A cho dẫn xuất mono nitro duy nhất còn B cho 2 dẫn xuất mono nitro.
Câu 5: Este Ađược tạo bởi 1 axit no B và một rượu no D. Phân tử A chứa 50,23%C; 5,12 %H; 
 44,65%O theo khối lượng.
Tìm công thức phân tử của A biết phân tử khối của A là 430u.
Xác định công thức cấu tạo của A và viết phương trình phản ứng của A với dung dịch NaOH dư, biết A chỉ có một loại nhóm chức trong phân tử, có cấu tạo đối xứng.
Câu 6: 1. Chỉ dùng dung dịch HCl và các dụng cụ cần thiết, hãy trình bày phương pháp phân biệt 
	các chất bột đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn sau: K2CO3, BaCO3, KCl, BaSO4.
 2. Hoà tan kim loại M trong dung dịch HNO3 rất loãng sẻ được 1 dung dịch, sau khi bay hơi cho 1 muối A chứa 69,023 %O, 19,695%M và 6,637 %H theo khối lượng. Xác định M và công thức phân tử của muối A.
Hết
Kì thi học sinh giỏi tỉnh-năm học 2003-2004
Môn: hoá học lớp 12
Thời gian 180 phút.
Câu 1: 1.Hoạt chất trong nhiều loại thuốc làm nhạt màu tóc là hiđropeoxit. Hàm lượng H2O2 được xác định bằng dung dịch chuẩn KMnO4 có mặt H2SO4 loãng. Để tác dụng hết với lượng H2O2 có trong một loại thuốc làm nhạt màu tóc cần vừa đủ 80ml dung dịch KMnO4 0,1M. tính nồng độ % của H2O2 trong loại thuốc nói trên.
	2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
	a. A+B →CuSO4 + SO2+H2O.	b. D+E→ KCl+P2O5.
	c. G+F →Fe+N2+H2O.	d. L+M → FeCl2 + I2+HCl.
(A, B, C, D, L, M, G, F là các hợp chất hoá học).
Câu 2: 1. Trong tiết thực hành về tính chất của axit sufuric có các dụng cụ cần thiết và các hoá chất sau: Cu; MgO; Fe; CuSO4.5H2O; CaCO3; dung dịch NaOH; H2SO4 loãng và H2SO4 đặc. Hãy lập kế hoạch thí nghiệm chứng minh rằng:
dung dịch H2SO4 loãng có tính chất chung của một axit.
dung dịch H2SO4 đặc có những tính chất dặc trưng.
Viết các phương trình phản ứng hoá học chứng minh.
	2. Một loại oleum có công thức H2SO.3SO3. Hỏi cần bao nhiêu gam olêum này để khi pha vào 100ml dung dịch H2SO4 40%(d=1,31g/ml) ta được một olêum có hàm lượng SO3 là 10%.
Câu 3: 1. 

File đính kèm:

  • docde HSG HOA 12 ha tinh.doc