Đề thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 - Môn: Sinh học
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 - Môn: Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 sở giáo dục và đào tạo kỳ thi học sinh giỏi tỉnh quảng ninh lớp 9 thcs đề chính thức Môn : sinh học Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: ( 1.5đ ) Vì sao khi cơ thể vận động nhiều thì nhịp thở tăng lên và mồ hôi tiết ra nhiều hơn ? Câu 2: ( 1.5đ ) Vì sao gọi là hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ? Câu 3: ( 1.75đ ) Trình bày tóm tắt chức năng hai loại tế bào thụ cảm ở màng lưới của mắt. Vì sao người bị bệnh quáng gà không nhìn thấy hoặc thấy rất kém vào lúc hoàng hôn ? Vì sao lúc ánh sáng rất yếu mắt không nhận ra màu sắc của vật? Câu 4: ( 2đ ) Trình bày các điểm khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết ? Câu 5: ( 2.75đ ) Nêu khái niệm về tính trạng và về gen. Cặp tính trạng tương phản và cặp gen tương phản là gì ? Cho ví dụ minh hoạ. Câu 6: ( 2.5đ ) Giải thích việc ứng dụng quy luật phân li trong sản xuất kèm theo sơ đồ minh hoạ. Câu 7: ( 1.5đ ) Thế nào là di truyền liên kết và nguyên nhân của nó ? Câu 8: ( 1.5đ ) Hội chứng Tớc - nơ là gì ? Lập sơ đồ minh họa để giải thích. Câu 9: ( 5đ ) ở thế hệ P lai hai cây cà chua, thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được: - 630 cây thân cao, quả đỏ. - 210 cây thân cao, quả vàng. - 209 cây thân thấp, quả đỏ. - 70 cây thân thấp, quả vàng. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và di truyền độc lập với nhau. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ F1 đến F2. Từ đó suy ra kiểu gen, kiểu hình của P đã mang lai và lập sơ đồ lai minh họa. --------------------- Hết -------------------- Sở Giáo dục và Đào tạo Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Thừa Thiên Huế Khối 9 THcs - Năm học 2006-2007 Đề thi chính thức Hướng dẫn chấm MÔN sinh học Câu 1: ( 1.5đ ) - Khi vận động cơ thể tăng dị hoá để sinh năng lượng cung cấp cho cơ co rút./ Một phần năng lượng này tạo ra dưới dạng nhiệt làm cơ thể tăng nhiệt độ./ - Để duy trì ổn định 370C, cơ thể tăng cường thoát nước ra ngoài,/ vì nước thoát ra sẽ làm toả nhiệt ra môi trường./ - Do vậy việc tăng tiết mồ hôi (có chứa nước) và tăng nhịp thở (có hơi nước thải ra) khi vận động nhiều chính là sự điều hoà nhiệt độ cơ thể. Câu 2: ( 1.5đ ) 0.5 - Gọi là hệ thần kinh vận động vì hệ TK này điều khiển và điều hoà các cử động cơ vân và xương, tạo ra sự chuyển động cơ thể./ 0.25 - Đây là những hoạt động có ý thức./ 0.5 - Gọi là hệ TK sinh dưỡng vì hệ TK này điều khiển và điều hoà hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản./ 0.25 - Đây là những hoạt động không có ý thức./ Câu 3 : (1.75đ) ở màng lưới có 2 loại tế bào thụ cảm: 0.5 - Tế bào nón nhận những kích thích ánh sáng mạnh và kích thích về màu sắc./ Tế bào que nhận những kích thích ánh sáng yếu và không nhận kích thích về màu sắc./ 0.5 - ở những người quáng gà, do thiếu vitamin A nên tế bào que sẽ không hoạt động,/ vì vậy vào lúc hoàng hôn, ánh sáng yếu, mắt không nhìn thấy hoặc thấy rất kém./ 0.75 - Vào lúc ánh sáng yếu, tế bào nón không hoạt động, chỉ có tế bào que hoạt động./ Nhưng tế bào que chỉ nhận các kích thích về ánh sáng chứ không nhận kích thích về màu sắc./ Do vậy vào lúc ánh sáng yếu, mắt không nhận ra được màu sắc của vật./ Câu 4: (2đ) Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết 0.25 – Không có ống dẫn 0.25 – Chất tiết ngấm trực tiếp vào máu 0.5 – Có tác dụng điều hoà các quá trình trao đổi chất và chuyển hoá. 0.25 - Có ống dẫn 0.25 – Chất tiết theo ống dẫn tới cơ quan 0.5 – Có tác dụng trong quá trình dinh dưỡng, thải bã, sát trùng. Câu 5: (2.75đ) - Tính trạng: là các đặc điểm về cấu tạo, hình thái và sinh lý của cơ thể mà dựa vào đó ta có thể nhận biết được và phân biệt nó với các sinh vật khác. - Gen: là nhân tố di truyền nằm trên NST trong nhân tế bào, / quy định một hay một số tính trạng nào đó của cơ thể. – Cặp tính trạng tương phản: là 2 trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau. - Ví dụ: hạt vàng và hạt xanh ở đậu Hà Lan... 0.75 - Cặp gen tương phản : Là hai trạng thái khác nhau của cùng một gen / nằm ở vị trí tương ứng trên cùng một cặp NST tương đồng. 0.25 - Ví dụ : Gen A quy định hạt vàng, gen a : quy định hạt xanh ở đậu Hà Lan. Câu 6 : (2.5đ) ứng dụng quy luật phân ly trong sản xuất. - Trên cơ thể sinh vật, thường các tính trạng trội là tốt, còn các tính lặn là các tính xấu, có hại./ Do đó trong sản xuất, để thu được con lai đồng loạt mang tính trạng có lợi, người ta dùng cặp bố mẹ trong đó ít nhất phải có 1 cơ thể thuần chủng về tính trạng trội (AA)./ 0.5 - Ví dụ: P : AA (TC trội) X AA (TC trội) GP : A A F1 : A A Kiểu hình đồng tính trội 0.5 - Hoặc: P : AA (TC trội) X aa (TC lặn) GP A a F1 A a Kiểu hình đồng tính trội - Ngược lại để tránh con lai xuất hiện tính lặn (xấu) người ta không sử dụng cơ thể dị hợp (không TC) làm giống, / vì như vậy ở con lai sẽ có sự phân tính và có kiểu hình lặn (xấu). / 0.5 - Ví dụ: P : A a (không TC) X A a (không TC) GP : A, a A, a F1 : 1 AA : 2Aa : 1aa Có 1/4 mang tính lặn (xấu) Câu 7: (1.5đ) Di truyền liên kết - Di truyền liên kết : Là hiện tượng di truyền mà các cặp tính trạng có sự phụ thuộc vào nhau. / Sự di truyền của các cặp tính trạng này kéo theo sự di truyền của các cặp tính trạng khác. / Nguyên nhân : 0.5 - Do các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng (hay trên mỗi NST có mang nhiều gen khác nhau). 0.5 - Các gen trên 1 NST cùng phân li và cùng tổ hợp với nhau trong giảm phân và trong thụ tinh. Câu 8 : (1.5đ) Hội chứng Tớc – nơ Khái niệm : - Là bệnh phát sinh ở những người nữ thuộc thể dị bội 1 nhiễm. / Trong tế bào sinh dưỡng của những người này thiếu 1 NST giới tính X, tức chỉ còn 1 NST X, kí hiệu XO. / Sơ đồ: 1 - Mẹ: XX x Bố: XY ( 0.5đ: nếu có nêu về bộ NST ) Giao tử : XX và O X và Y (n+1) (n-1) (n) (n) Hợp tử : XO (2n-1) Hội chứng Tớc-nơ Câu 9 : ( 5đ) Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai F1 : – Xét về chiều cao cây ở F2: Thân cao/Thân thấp = xấp xỉ 3 cao/ 1 thấp (tỷ lệ của quy luật phân li) Suy ra, cao là trội so với thấp. Quy định A: cao, a: thấp. - F2 có tỷ lệ: 3cao : 1 thấp, suy ra F1 đều dị hợp: A a F1: A a x A a - Xét về màu quả của cây ở F2: Quả đỏ/Quả vàng = xấp xỉ 3 đỏ/ 1 vàng (tỷ lệ của quy luật phân li) Suy ra, đỏ là trội so với vàng. Quy định B: đỏ, b: vàng. 0.5 - F2 có tỷ lệ: 3đỏ : 1 vàng, suy ra F1 đều dị hợp: B b F1: B b x B b - Tổ hợp 2 tính trạng, do PLĐLập, suy ra F1: A a B b (thân cao, quả đỏ) Sơ đồ lai: - Đúng kiểu gen từ F1 đến F2. - Đúng kiểu hình từ F1 đến F2. Kiểu gen, kiểu hình của P: Do F1 chứa đồng loạt 2 cặp gen dị hợp: A a B b ; suy ra P mang lai phải thuần chủng về 2 cặp gen tương phản. Có thể có 1 trong 2 trường hợp sau: 0.5 - P : A A B B (cao đỏ) x a a b b (thấp vàng) 0.5 - P : A A b b (cao vàng) x a a B B ( thấp đỏ) Sơ đồ lai: 0.5 - P : A A B B (cao đỏ) x a a b b (thấp vàng) GP : A B a b F1 : 100% A a B b ( 100% cao đỏ) 0.5 - P : A A b b (cao vàng) x a a B B (thấp đỏ) GP : A b a B F1 : 100% A a B b ( 100% cao đỏ) --------------------------------------
File đính kèm:
- De5.doc