Đề thi học sinh giỏi tỉnh - Môn: Sinh Học 9

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi tỉnh - Môn: Sinh Học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở giáo dục và đào tạo	 kỳ thi học sinh giỏi tỉnh 
 ĐĂK NễNG	 lớp 9 thcs	năm học 2010 - 2011
 đề chính thức	 Môn : sinh học 
	Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (2.5 điểm)
Trình bày khái niệm về cung phản xạ và vòng phản xạ. Nêu các điểm khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ.
Câu 2: (3 điểm)
Nêu những điểm khác nhau giữa động mạch với tĩnh mạch về cấu tạo và chức năng; Mao mạch là gì? Nêu chức năng của mao mạch và giải thích các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của mao mạch (ở người).
Câu 3: (1.5 điểm)
Nêu cơ chế và giải thích sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
Câu 4: (1.5 điểm)
Phản xạ là gì? Nêu khái niệm và ví dụ về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Câu 5: (2.75 điểm)
Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa.
Câu 6: (2.5 điểm)
Trình bày nguyên nhân và cơ chế tạo ra thể đa bội (có sơ đồ minh họa).
Câu 7: (2.5 điểm)
Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 8: (3.75 điểm)
ở cà chua; A: quả đỏ, a: quả vàng; B: lá chẻ, b: lá nguyên. Hai cặp tính trạng về màu quả và về dạng lá di truyền độc lập với nhau. Người ta thực hiện các phép lai sau :
 + Phép lai 1: P: Quả đỏ lá chẻ X quả vàng lá nguyên; F1: 100% đỏ chẻ.
 + Phép lai 2: 	P: Quả đỏ lá nguyên X quả vàng lá chẻ
	F1: 120 đỏ chẻ : 118 đỏ nguyên : 122 vàng chẻ : 120 vàng nguyên.
 + Phép lai 3: 	P: Quả đỏ chẻ X quả vàng chẻ
	F1: 360 đỏ chẻ : 120 đỏ nguyên.
Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho mỗi phép lai.
---------- Hết ----------
Sở Giáo dục và Đào tạo	Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh
	ĐĂKNễNG	Khối 9 THcs - Năm học 2010-2011
	Đề thi chính thức	
Hướng dẫn chấm MÔN sinh học
Câu 1: (2.5đ)
- Cung phản xạ: là con đường dẫn truyền của xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương TK đến cơ quan phản ứng.
- Vòng phản xạ: là tập hợp các cung phản xạ nối tiếp nhau nhằm để chính xác hóa phản ứng của cơ thể trước một kích thích nào đó.
Khác nhau:
Cung phản xạ
Vòng phản xạ
0.25 - Chi phối 1 phản ứng
0.25 - Chi phối nhiều phản ứng
0.25 - Mang nhiều tính bản năng
0.25 - Có thể có sự tham gia của ý thức
0.25 - Thời gian ngắn
0.25 - Thời gian kéo dài
Câu 2: (3đ)
Khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch:
Động mạch
Tĩnh mạch
Cấu 
0.25 - Thành dày hơn TMạch
0.25 - Thành mỏng hơn
tạo
0.25 - Có các sợi đàn hồi
0.25 - Không có sợi đàn hồi
0.25 - Không có van riêng
0.25 - Có thể có van ở TMạch chân
Chức năng
0.25 - Chuyển máu từ tim đến các cơ quan
0.25 - Chuyển máu từ các cơ quan về tim 
0.25	- Mao mạch là những mạch rất nhỏ nối liền hệ động mạch với hệ tĩnh mạch.
0.25	- Chức năng: là nơi xảy ra trao đổi chất và khí với các tế bào.
0.25	- Thành mao mạch rất mỏng giúp thuận lợi cho khuếch tán các chất và khí giữa máu và tế bào.
0.25	- Đường kính mao mạch rất nhỏ làm máu di chuyển chậm thuận lợi cho việc trao đổi hết các chất và khí.
Câu 3: (1.5đ)
0.25	- Các khí trao đổi ở phổi và ở tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
0.25	- Màng phế nang của phổi, màng tế bào và thành mao mạch rất mỏng, tạo thuận lợi cho khuếch tán khí.
ở phổi:
0.25	- Khí ô xi: trong phế nang cao hơn trong mao mạch nên ô xi khuếch tán từ phế nang vào máu.
0.25	- Khí CO2: trong mao mạch cao hơn trong phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
ở tế bào:
0.25	- Khí Ô xi: trong mao mạch cao hơn trong tế bào nên ô xi khuếch tán từ máu vào tế bào.
0.25	- Khí CO2: trong tế bào cao hơn trong mao mạch nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
Câu 4: (1.5đ)
0.5	- Phản xạ là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh, / nhằm trả lời những kích thích của môi trường.
0.25	- Phản xạ không điều kiện: là loại phản xạ lập tức xảy ra khi có kích thích mà không cần 1 điều kiện nào khác.
0.25	- VD: chân co giật ngay khi dẫm phải gai nhọn. (HS có thể cho VD khác).
0.25	- Phản xạ có điều kiện là loại phản xạ chỉ được hình thành khi kích thích tác động phải đi kèm theo 1 điều kiện nào đó.
0.25	- VD: để gây phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với kích thích ánh đèn ở chó thì kèm theo kích thích ánh đèn phải cho chó ăn. (HS có thể cho VD khác).
Câu 5: (2.75đ)
0.25	- Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của 1 cơ thể nào đó là TC hay không TC.
0.25	- VD: ở đậu Hà Lan; A: hạt vàng; a: hạt xanh; B: hạt trơn; b: hạt nhăn.
0.5	- Cho đậu vàng trơn lai với đậu xanh nhăn (lặn) mà con lai chỉ cho 1 kiểu hình chứng tỏ cây mang lai TChủng.
0.5	- Ngược lại nếu con lai xuất hiện từ 2 kiểu hình trở lên chứng tỏ cây mang lai không TChủng.
Sơ đồ minh hoạ:
	- Nếu cây vàng trơn TC: AABB
0.25	- P: AABB x aabb
	GP: AB	ab
	F1: 	AaBb ( 100% vàng trơn )
	- Nếu cây vàng trơn không TC: AABb, AaBB, AaBb
0.25	- P: AABb x aabb
	GP: AB, Ab	ab
	F1: 	AaBb và A abb( vàng trơn và vàng nhăn )
0.25	- P: AaBB x aabb
	GP: AB, aB	ab
	F1: 	AaBb và aaBb( vàng trơn và xanh trơn )
0.25	- P: AaBb x aabb
	GP: AB,Ab aB,ab	ab
	F1: 	AaBb , A abb , aaBb , aabb( vàng trơn, vàng nhăn, xanh trơn, xanh nhăn )
Câu 6: (2.5đ)
0.25	- Nguyên nhân: do các tác nhân lý, hoá hoặc rối loạn quá trình trao đổi chất.
0.5	- Cơ chế: Do tác nhân đột biến dẫn đến không hình thành thoi vô sắc trong phân bào / làm cho toàn bộ NST không phân ly được trong quá trình phân bào.
0.25	- Trong nguyên phân: Thoi vô sắc không hình thành dẫn đến tạo ra tế bào con 4n từ tế bào mẹ 2n.	
0.25	- Tế bào mẹ 2n nguyên phân đa bội hoá Tế bào con 4n.
0.25	- Trong giảm phân: không hình thành thoi vô sắc tạo ra giao tử đột biến lưỡng bội 2n.
Trong thụ tinh:
- Giao tử đột biến 2n kết hợp với giao tử bình thường n tạo hợp tử 3n.
0.25	- Giao tử đực và cái đều bị đột biến (2n) kết hợp tạo hợp tử 4n.
0.25	- Sơ đồ:	P: 2n x 2n	0.25	- Sơ đồ:	P: 2n x 2n
	 đ b	 đ b	 đ b
	 GF1: n 2n	 GF1: 2n 2n
	F1:	3n	F1:	 4n
Câu 7: (2.5đ)
- NST kép: gồm 2 Crômatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, / hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
- Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước, / 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
Sự khác nhau:
NST kép
Cặp NST tương đồng
0.25 - Chỉ là 1 NST gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động
0.25 - Gồm 2 NST đồng dạng
0.25 - Chỉ 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc từ mẹ
0.25 - Có 2 nguồn gôc: 1 từ bố, 1 từ mẹ
0.25 - 2 crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất
0.25 - 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau
Câu 8: (3.75đ)
Xét phép lai 1: P: đỏ chẻ (A-B-) x vàng nguyên (aabb). F1: 100% đỏ chẻ.
- Cây P: vàng nguyên (aabb) chỉ cho 1 loại giao tử ab.
0.5	- Để F1: 100% đỏ chẻ (A-B-) thì cây P: đỏ chẻ phải chỉ tạo 1 loại giao tử AB; suy ra kiểu gen là AABB.
- Sơ đồ lai đúng.
Xét phép lai 2:
- P: đỏ nguyên (A-bb) x vàng chẻ (aaB-)
0.5 - Để F1 xuất hiện vàng nguyên (aabb) chứng tỏ cả 2 cây ở P đều phải cho giao tử ab.
- Vậy cây P: đỏ nguyên (A-bb) phải là Aabb.
 Cây P: vàng chẻ (aaB-) phải là aaBb. 
- Sơ đồ lai đúng.
Xét phép lai 3:
	P: đỏ chẻ x vàng chẻ; F1: 3 đỏ chẻ : 1 đỏ nguyên. Phân tích từng tính trạng ta có:
Về màu quả: P: đỏ x vàng; F1 100% đỏ (A-)
- Do cây P:vàng (aa) chỉ cho 1 loại giao tử a, vì vậy cây P: chẻ phải chỉ tạo 1 loai giao tử A chứng tỏ kiểu gen là AA.
Về dạng lá:
- P: chẻ x chẻ; F1: 3 chẻ : 1 nguyên. F1 có tỷ lệ của định luật phân tính suy ra P: bố và mẹ đều dị hợp tử, kiểu gen là Bb.
0.25	- Tổ hợp cả 2 tính trạng: Cây P: đỏ chẻ có kiểu gen là: AABb
	 Cây P: vàng chẻ có kiểu gen là: aaBb
- Sơ đồ lai đúng.

File đính kèm:

  • docDE THI HSG SINH 9 TINH DAK NONG.doc
Đề thi liên quan