Đề thi học sinh giỏi tỉnh Tiếng việt Lớp 5 - Nguyễn Thích Hợp

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi tỉnh Tiếng việt Lớp 5 - Nguyễn Thích Hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi Tỉnh lớp 5 – Năm học 2006-2007.
Môn: Tiếng việt ( phân môn Tập đọc.)
Người ra đề: Nguyễn Thích Hợp
Đơn vị : Phòng Giáo dục - Đào tạo Hương Sơn.
Đề thi và đáp án.
I. câu hỏi thuộc mức độ dễ:
Câu 1: Chọn phương án đúng trả lời câu hỏi sau:
Giang Văn Minh là nhân vật trong truyện nào sau đây ?
A. Người công dân số 1.
B. Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng.
C .Trí dũng song toàn.
D .Phân xử tài tình.
Trả lời: C . ( truyện Trí dũng song toàn. )
Ghi chú: Thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc. Với tài trí thông minh và dũng khí cứng cỏi ông đã làm cho vua Minh phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng và bảo vệ được danh dự triều đinh, quốc gia. Ông đã bị vua Minh cử người sát hại. Ông được vua Lê Thần Tông ca ngợi: “ Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chêt như sống )
Ghi chú : các truyện trên thuộc tuần 19,20, 21,23 ( Tiếng việt 5, tập 2. ) 
Câu 2 Chọn phương án đúng nhất trả lời câu hỏi:
	Nhân vật Thành trong bài tập đọc “ Người công dân số 1” có nói : “ Tôi muốn đi sang nước họ ” là để làm gì?
Để đi sang nước Pháp.
Đi làm phụ bếp để kiếm tiền.
Đi tìm đường cứu nước.
Trả lời: C.
	Câu 3. Chọn phương án đúng trả lời câu hỏi sau:
	Từ còn thiếu trong câu văn: “ Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hoá Đông Sơn chính là bộ sưu tập ................................ hết sức phong phú. “ ( Bài: Trống đồng Đông Sơn – TV 4, tập 2 ) là từ nào trong số các từ sau?
A.hoa văn.
B.chim Lạc, chim Hồng.
C.vũ công.
D.trống đồng.
Trả lời: D ( trống đồng )
Câu 4. Chọn phương án đúng trả lời câu hỏi sau:
Bài thơ: “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” ( TV4, tập 2 ) của tác giả nào ?
Xuân Quỳnh.
Huy Cận.
Phạm Tiến Duật.
Nguyễn Khoa Điềm.
Trả lời: D ( Nguyễn Khoa Điềm )
Ghi chú: Bài thơ ca ngợi về người mẹ dân tộc Tà ôi – vùng miền tây Trị - Thiên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ đã được phổ nhạc nhiều người ưa thích . 
Câu 5. Ghi vào bảng trả lời của em từ còn thiếu trong các câu thơ sau:
	Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng......................khe cửa ngắm nhà thơ.
	( Ngắm trăng – TV 4, tập 2 ).
Trả lời: Từ còn thiếu là từ : “ nhòm “.
II. câu hỏi mức độ vừa.
Câu 6. Chọn phương án đúng trả lời câu hỏi sau:
Chi tiết nào sau đây chứng tỏ sứ thần Giang Văn Minh là người có trí dũng song toàn ?
Lập mưu lừa vua Minh phải bỏ lệ “ Góp giỗ Liễu Thăng “.
Đối đáp thông minh, cứng cỏi với đại thần nhà Minh lúc đi sứ .
Xin Bệ Hạ quở trách Thần và ban thưởng cho người nói thật .
Cả ý A và ý B.
Cả ý A, ý B và ý C.
 Trả lời: D ( cả ý A và ý B ).
Ghi chú: Lúc đi sứ, vua Minh sai Đại thần ra câu đối ngạo mạn nhắc lại chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của 2 bà Trưng : “ Đồng Trụ đến giờ rêu vẫn mọc “, Giang Văn Minh không hề run sợ , cứng cỏi đối lại ngay: “ Bạch Đằng từ trước máu còn loang “- Nhắc lại chiến công oanh liệt chống quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền.
	Câu 7. Chọn phương án trả lời đúng cho câu hỏi sau:
	Em hiểu nghĩa nhan đề “ Người công dân số 1 “ trong bài Tập đọc : “ Người công dân số 1 “ ( Tiếng việt 5 , tập 2 ) như thế nào là đúng nhất?
Là người công dân đầu tiên của một đất nước.
Là nhân vật Lê trong bài tập đọc “ Người công dân số 1 ”.
Là người công dân tiêu biểu của Dân tộc Việt Nam.
Trả lời: C
Câu 8. Chọn phương án đúng trả lời câu hỏi sau: 
	Chi tiết: “ Một vài vòng chạy, đã thấy một chú Tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. “ thuộc truyện nào em đã học ?
Truyện : “ Luật tục xưa của người Ê-đê “. ( TV 5, tập 2, tuần 24 )
Truyện : “ Hộp thư mật “ ( TV 5, tập 2, tuần 24 )
Truyện: “ Phân xử tài tình “ ( TV 5 tập 2, tuần 23 )
Trả lời: C
Ghi chú: Một nhà chùa nọ mất tiền. Sư cụ nhờ một viên quan có tài xử án tìm kẻ gian. Quan nói: “ Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn vừa niệm phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian , phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm.Như vậy ngay, gian sẽ rõ. Một vài vòng chạy , đã thấy một chú Tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt ngay chú Tiểu vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình. “
Câu 9. Chọn phương án đúng trả lời câu hỏi:
	Từ “ Thái sư ” trong bài: “ Thái sư Trần Thủ Độ ” đã được thay thế bằng các từ nào trong đoạn văn sau ?
“ Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:
Kẻ này dám tâu xằng với Trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc ”
A.Trần Thủ Độ; Thượng phụ.
B .Xã tắc ; Trần Thủ Độ.
C .Trẫm; Thượng phụ
Trả lời: A ( Trần Thủ Độ, Thượng phụ )
III.Câu hỏi mức độ khá:
Câu 10. Chọn phương án trả lời đúng nhất cho câu hỏi:
Điều gì đã chứng tỏ tài năng của viên quan xử án trong truyện “ Phân xử tài tình “ ?
Đó là một vị quan xử án rất tài.
Kẻ lấy trộm rất sợ quan.
Đánh đúng tâm lý của kẻ gian .
Trả lời: C
Ghi chú: Viên quan đã dựa vào tâm lý chỉ có người trực tiếp làm ra của cải mới thực sự đau đớn khi bị mất cắp và tâm lý kẻ có tật hay giật mình để tìm ra kẻ gian lấy trộm vải và tiền.
Câu 11. Chọn phương án đúng trả lời câu hỏi:
Bài thơ “ Ngắm trăng ” của tác giả Hồ Chí Minh được viết trong hoàn cảnh nào ? (Tiếng Việt 4, tập 2 )
Trong lúc bị tù đày.
B. Trong lúc đang ở chiến khu để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Thực dân Pháp.
C. Trong lúc hoà bình, Bác sống ở Hà Nội.
Trả lời: A.
Ghi chú: Bài thơ “ Ngắm trăng ” được Bác viết trong nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc, khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943.
Câu 12. Chọn phương án trả lời đúng nhất cho câu hỏi:
	Trong truyện: “ Ăn mầm đá ” ( Truyện dân gian Việt Nam, Tiếng việt 4, tập 2 ) lý do nào khiến chúa ăn món tương cũng thấy ngon miệng ?
Vì tương là một món ăn rất bổ và ngon.
Vì khi đói thì ăn cơm tương cũng thấy ngon miệng.
Vì tương là món ăn chúa chưa được ăn bao giờ.
Trả lời: B
Ghi chú: Trạng Quỳnh dâng chúa món ăn Mầm Đá nhưng thực chất là tương, bên ngoài có đề 2 chữ Đại phong ( có nghĩa là gió lớn, gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương. ). Nghe xong, Chúa bật cười bèn nói: Lâu nay ta không ăn quên cả vị tương. Sao tương ngon thế? Trạng quỳnh tâu: Bẩm chúa , lúc đói ăn cơm muối cũng ngon, no thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.) 
Câu 13. Chọn phương án đúng trả lời câu hỏi:
 Để miêu tả cảnh sắc mùa thu, em sẽ bỏ đi hình ảnh nào trong các hình ảnh sau đây?
Bầu trời xanh cao lồng lộng.
Những chiếc lá vàng rải rác bay theo gió.
Trăm hoa khoe sắc lộng ngát hương thơm.
Vầng trăng tròn, sáng như gương.
Trả lời: C 
IV. Câu hỏi mức độ giỏi:
Câu 14. Chọn phương án trả lời đúng nhất cho câu hỏi:
 Chọn từ thích hợp nhất trong các từ sau để thay thế cho từ : “ tự nhiên ” ở trong câu: “ Đứng ở mạn thuyền, Vua thấy Lưỡi gươm thần đeo bên mình tự nhiên động đậy “
bỗng.
sắp.
đang.
tự dưng.
Trả lời: D	( tự dưng )
Câu 15. Chọn phương án trả lời đúng nhất cho câu hỏi:
	Trong Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận ” ( Tiếng việt 4, tập 2 ), câu thơ : “ Câu hát căng buồm cùng gió khơi ” được hiểu như thế nào là đúng nhất?
Gió khơi sẽ cùng với câu hát của người ngư dân căng buồm lên để ra khơi
Niềm vui của người ngư dân khi lên đường ra khơi đánh cá.
 Mọi người vừa hát, vừa căng buồm giữa gió khơi của biển trong lúc đánh cá.
Trả lời: B
Ghi chú: Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả rất đẹp trong tư thế làm chủ, trong tình yêu biển và yêu đời. Người dân chài 3 lần cất tiếng hát: hát lúc lên đường ra khơi đầy phấn chấn: “ Câu hát căng buồm cùng gió khơi ”; Hát lúc đánh cá: “ Ta hát bài ca gọi cá vào ”; Hát lúc cá đầy khoang trở về: “ Câu hát căng buồm với gió khơi ”.
Câu 16. Chọn phương án trả lời đúng nhất cho câu hỏi:
	Những thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói lên bài học mà các học sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ Giáo Chu ? ( Bài: Nghĩa Thầy trò- Tiếng việt 5, tập 2, tuần 26 )
Tiên học lễ hậu học văn.
Uống nước nhớ nguồn.
Tôn sư trọng đạo.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. ( Một chữ là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy. )
Trả lời: D
Ghi chú: Đoạn cuối của truyện viết rằng: “ Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai, Thầy giáo Chu nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ Đồ xưa kia đã dạy vở lòng cho Thầy. ”
	Câu 17. Chọn phương án đúng trả lời câu hỏi:
	Câu thơ nào sau đây có sử dụng nghệ thuật tu từ ?
	Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
	Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. 
	( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ -Tiếng việt 4, tập 2.)
Câu thơ: “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi ”
Câu thơ: “ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng ”
Cả 2 câu thơ: “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.”
Cả 2 câu thơ đều không sử dụng nghệ thuật tu từ.
Trả lời: B
Ghi chú: Hình ảnh “ Mặt trời ”của bắp là hình ảnh mặt trời thật, mặt trời của thiên nhiên đem lại sự sống cho muôn loài, tạo vật. “ Mặt trời của mẹ “ là hình ảnh tượng trưng rất sáng tạo và biểu cảm nhằm thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ đối với con. 
Câu 18. Chọn phương án trả lời đúng nhất cho câu hỏi:
	Các nhân vật Thành ( truyện Người công dân số 1 ), Trần Thủ Độ ( truyện Thái sư Trần Thủ Độ ), Giang Văn Minh ( truyện Trí dũng song toàn ) đều là những nhân vật có phẩm chất gì chung nhất ?
Trẻ tuổi, tài lớn, chí cao.
Dám làm vì việc nghĩa, vì nước, vì dân.
Chính trực, căm ghét kẻ xu nịnh, gian tà.
Trả lời: B

File đính kèm:

  • docDe Tap doc.doc