Đề thi học sinh giỏi Toán, Tiếng việt Lớp 4, 5 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Thiệu Tân

doc12 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Toán, Tiếng việt Lớp 4, 5 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Thiệu Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi học sinh giỏi môn toán lớp 4
Năm học 2006-2007
Đơn vị: Trường TH Thiệu Tân
 Câu 1 (5 điểm): Cho 4 chữ số: 0, 3, 8 và 9
Viết được tất cả bao nhiêu chữ số có 4 chữ số khác nhau từ 4 chữ số đã cho 
Tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau từ 4 chữ số đã cho.
Tìm số lẻ lớn nhất, số chẳn lớn nhất có 4 chữ số khác nhau từ 4 chữ sốđã cho.
 Câu 2 (4điểm):
a.Tìm x sao cho: 
	a x x = aaa ( a ≠ 0 )
	b. Không tính kết quả hãy so sánh A và B
	A = 999 x 999 	;	B = 998 x 1000
	c. Tính giá trị sau bằng cách hợp lí:
	A = ( 100 – 99 + 97 – 80 + 15 ) x ( 16 – 2 x 8 )
Câu 3: ( 4 điểm)
	An có 14 cái kẹo, Bình có 12 cái kẹo, Cường có số kẹo bằng trung bình cộng số kẹo của An và Bình. Dũng có số kẹo kém trung bình cộng số kẹo của bốn bạn là 6 cái. Hỏi Dũng có bao nhiêu cái kẹo ?
Câu 4: ( 5 điểm )
	Vườn nhà Tùng hình vuông, vườn nhà ban Nam hình chữ nhật có chiều rộng bằng cạnh hình vuông vườn nhà Tùng và có chu vi hơn 6m và có diện tích hơn 21 m2 . Tính diện tích vườn nhà mỗi bạn ?
Câu 5:( 2 điểm )
	Tính tổng sau bằng cách hợp lí nhất.
 	102 +105 + 108 + 111 +  + 129
đáp án
 Câu Nội dung Điểm
Câu 1: ( 5 điểm )
a) (2đ) - Trừ chữ số 0 đứng ở hàng nghìn có 3 cách chọn chữ số hàng nghìn 0,25 đ
 - Có 3 cách chọn chữ số hàng trăm ( đó là 3 chữ số còn lại khác chữ số 0,25 đ
 hàng nghìn)
	 - Có 2 cách chọn chữ số hàng chục ( đó là hai chữ số khác hàng nghìn 0,25 đ
 và hàng trăm)
 - Có 1 cách chọn chữ số hàng đơn vị ( Chữ số còn lại khác chữ số hàng 0,25 đ
 nghìn, hàng trăm , hàng chục)
	 Vậy các số được viết là:	 1 đ
	3 x 3 x 2 x 1 = 18 ( số )
b)(1đ)	 Số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau được viết từ 4 chữ số trên là:
 + Phải là số có hàng nghìn lớn nhất (trong 4 chữ số đã cho ) .Vậy chữ 
	số hàng nghìn phải là số 9 .
 + Chữ số hàng trăm phải là số lớn nhất trong 3 chữ số còn lại (trừ số 9) 0,25đ	vậy chữ số hàng trăm là số 8.
	+ Chữ số hàng chục là số lớn nhất của 2 số còn lại . 0,25đ
 Vậy chữ số hàng chục là số 3 
	 Vậy số phải tìm là 9830. 
	 Tương tự ta tìm được số bé nhất có 4 chữ số là số 3089. 0,5 đ
c) (2đ)	
	+ Số lẻ lớn nhất từ 4 chữ số đã cho thì chữ số hàng nghìn phải là số lớn 0,25đ
 nhất trong 4 chữ số trên.Vậy chữ số hàng nghìn là chữ số 9. 
	+Số phải tìm với chữ số hàng nghìn là 9và là số lẻ nên chữ số hàng đơn 0,25đ
 vị phải là chữ số 3 .
	+ Chữ số hàng trăm phải là chữ số lớn nhất trong 2 chữ só còn lại. Vậy 0,25đ
 chữ số hàng trăm là chữ số 8.	
	 Vậy số phải tìm là : 9803. 0,25đ
	- Tương tự tìm số chẵn nhỏ nhất là 3098 1đ
 Câu2: (4 điểm)
 a) (1đ)	a x x = aaa ( a ≠ 0 )
	X = aaa : a	 0,5đ
	X = 111	 0,5đ
 b) (2đ)	 	A = 999 x (998+1) 0,25đ
 	 A =999 x 998 + 998 0,25đ 
	B = 998 x (999 + 1)	 0,25đ
	 B = 998 x 999 + 998 0,25đ
 Ta thấy: 999 x 998 = 998 x 999 0,5đ
 Câu Điểm
 So sánh: 999 > 998 0,25đ
	Vậy A > B 0,25đ
 c) (1đ) A = (100 – 99 + 97 – 80 + 15 ) x 0 0,75đ
	Vậy A = 0 0,25đ
 Câu3: (4 điểm) 
	Số kẹo của Cường là: (14 + 12 ) : 2 = 13 (Cái) 0,5đ 
 	Dũng có số kẹo kém TBC ba bạn 6 cái ta có sơ đồ: 
	Số kẹo của Dũng là : 	 1,25đ
	Tổng số kẹo ba bạn Cường ,Bình ,An là : 14 + 12 + 13 = 39 (Cái) 0.5đ
 Trung bình số kẹo 4 bạn là: ( 9 – 6 ) : 3 = 11(Cái) 0,75đ 
	 Số kẹo của Dũng là : 11 – 6 = 5 (Cái) 0,75đ 
	 Đáp số : Dũng có 5 cái kẹo 0,25đ 
 Câu4: (5điểm) 
21m2
	 Vì chiều rộng bằng nhau, chu vi vườn nhà Nam 1,75đ
 Hơn vườn nhà Tùng 6 m. Vậy chiều dài vườn nhà
	 	 Nam hơn chiều rộng là: 
 21 m2	 6 : 2 = 3 (m) 
 Chiều rộng của vườn là: 0,5 đ
 21 : 3 = 7 ( m )
	Chiều dài của vườn nhà Nam là: 0,5đ
	7 + 3 = 10 ( m )
	Diện tích vườn nhà Tùng là: 0,5đ
	7 x 7 = 49 ( m2 )
	Diện tích vườn nhà Nam là: 0,5đ
	7 x 10 = 70 ( m2 )
	Đáp số: Diện tích vườn nhà Tùng: 49 m2 0,25đ
	 Diện tích vườn nhà Nam : 70 m2
 Câu 5: (2 điểm)
	Số các số hạng là: ( 129 – 102 ) : 3 + 1 = 10 ( Số hạng ) 0,5 đ
	Số cặp là: 10 : 2 = 5 ( Cặp ) 0,25đ
	Tổng một cặp là: 102 + 129 = 231 0,25đ
	Tổng của dãy là: 231 x 5 = 1055 0,75đ
	Đáp số: 1055 0,25đ 
đề thi học sinh giỏi môn tiếng việt lớp 4
Năm học 2006 – 2007
Đơn vị: Trường tiểu học Thiệu Tân
Câu 1: ( 3 điểm )
	Xác định từ loại trong câu sau:
	Đến bây giờ, Vân vẫn không quên được khuôn mặt hiền từ, mái tóc bạc, đôi mắt đầy thương yêu và lo lắng của ông.
Câu 2: ( 2 điểm )
	Tìm từ viết đúng trong các từ sau:
Xôn sao , sôn xao , xôn xao , sôn sao
Câu 3: ( 4 điểm )
	Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân sau đây:
Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.
Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.
Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
Bọn trẻ thôn em hay thả diều ngoài chân đê.
Câu 4: ( 4 điểm )
 “ Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia 
Chẳng bằng tay mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
 ( Mẹ – Trần Quốc Minh )
Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên? Vì sao?
Câu 5: ( 6 điểm )
Hãy kể một câu chuyện đã được đọc hay được nghe về những người có nghị lực, có ý thức vượt mọi khó khăn để vượt lên trong cuộc sống.
Đáp án
Câu Điểm
Câu 1: ( 3 điểm )
 - Danh từ : Vân, khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, ông. 1
 - Động từ: Quên, đầy, thương yêu, lo lắng. 1
 - Tính từ: Hiền từ, bạc 1
Câu 2: ( 2 điểm )
	 Từ viết đúng : Xôn xao
Câu 3: ( 4 điểm )
 a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai? 1
 b) Trước giờ học, chúng em thường làm gì? 1
 c) Bến cảng như thế nào? 1
 d) Bọn trẻ thôn em hay thả diều ở đâu ? 1
Câu 4: ( 4 điểm )
 - Nêu được hình ảnh góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của khổ 2
 thơ là hình ảnh ngọn gió trong câu “ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời “
 - Giải thích rõ ý: Ngọn gió có tình yêu thương của mẹ làm cho con 2
 được ngủ ngon lành với những giấc mơ đẹp khi còn nhỏ, làm cho 
 con yên tâm vững bước khi lớn lên, luôn ở bên con để con cảm thấy
 sung sướng và hạnh phúc suốt đời.
Câu 5: ( 6 điểm )
 - Hình thức: Viết đúng thể loại văn kể chuyện. 2
 - Nội dung: Kể một câu chuyện được đọc hay được nghe về người 3
 có nghị lực có ý chí vượt khó khăn.
 - Yêu cầu: Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, viết chữ đẹp, không sai lỗi chính tả. 1
	Điểm tối đa: 6,0 điểm
Trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp 1 điểm
Đề thi: Học sinh giỏi môn toán lớp 5
Trường: Tiểu học Thiệu Tân
Năm học: 2006 – 2007 Thời gian: 90 phút
Câu 1: ( 3,5 điểm )
	Cho các chữ số: 0, 1, 3, 5. Từ các chữ số trên hãy lập thành các số có 4 chữ số khác nhau
sao cho:
Các số lập được vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
Các số lập được chia hết cho 5
Câu 2: ( 5 điểm )
1) Sắp xếp các phân số sau từ nhỏ đến lớn 
9 
;
 5 
;
 3 
;
 7 
;
 5 
4
13
 2
 13
 12
2) Hãy so sánh các phân số sau bằng phương pháp nhanh nhất:
a)
 2005 
và
 2006 
 b)
 327 
và
 326 
 c)
 16 
và
 15
 2006
 2007
 326
 325
 27
 29
Câu 3: ( 2,5 điểm )
1) Thực hiện bằng cách nhanh nhất.
 234,154 x 9999 + 234,154
2) Không thực hiện phép tính hãy so sánh giá trị của hai biểu thức A và B
 A = 2001 x 2009	B = 2004 x 2006
Câu 4: ( 4 điểm )
	Một hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 16 m, chiều rộng AD = 9 cm
Tính cạnh hình vuông có diện tích bằng diện tích hình chữ nhật.
Hãy cắt hình chữ nhật ABCD thành 2 mảnh để ghép lại thành một hình vuông.
Câu 5: ( 5 điểm )
	Một cửa hàng buổi sáng bán 10 cây bút máy và 8 lọ mực dược 64.000đ. buổi chiều bán được 7 cây bút và 4 lọ mực như thế thu được 40.000đ. Tính giá tiền của một cây bút và lọ mực.
Đáp án
Câu 1: ( 3,5 điểm )
 Từ các chữ số 0, 1, 3, 5 ta lập được tất cả các số có 4 chữ số khác nhau là:
 1035 ; 1053 ; 1305 ; 1350 ; 1503 ; 1530
 3015 ; 3051 ; 3105 ; 3150 ; 3501 ; 3510 0,5đ 
 5031 ; 5013 ; 5103 ; 5130 ; 5301 ; 5310
a) Các số có tận cùng bằng 0 thì vừa chia hết cho 2 và vừa chia hết cho 
5 đó là các số: 1,5đ
	1350 ; 1530 ; 3150 ; 3510 ; 5130 ; 5310
b) Các số có tận cùng bằng 0 và bằng 5 thì chia hết cho 5 đó là các số:
	1350 ; 1530 ; 3150 ; 3510 ; 5130 ; 5310 	 1,5đ	1035 ; 1305 ; 3015 ; 3105	
Câu 2: ( 5 điểm )
1) So sánh để có cách xếp như sau
 5 
;
 5 
; 
 7 
;
 3 
; 
 9 
13
12
13
 2
 4
 2 đ
	2) ( 3 điểm )
a)
 2005 
và
 2006 
 2006
 2007
Ta có: 
 2005 
= 1 - 
 1 
 Và
 2006 
= 1 -
 1 
 2006
 2006
 2007
 2007
 0,5đ
Mà
 1 
>
 1 
Nên 
2005 
<
 2006 
 2006
 2007
2006
 2007
b)
 327 
và
 326 
 326
 325
 0,5đ
Ta có
327 
= 1 + 
 1 
Và
326
= 1 +
 1 
326
326
325
 325
 0,5đ
Mà
 1 
<
 1 
Nên 
 327
<
326
 326
 325
 326
325
 0,5đ
c) Ta có
16 
>
16
Và 
16
>
15
27
29
29
29
 0,5đ
Vậy
16
>
15 
27
29
 0,5đ
Câu 3: ( 2,5 điểm )
 1) Thực hiện bằng cách nhanh nhất.
	234,154 x 9999 + 234,154 0,25đ
 = 234,154 x 9999 + 234,154 x 1 
 = 234,154 x ( 9999 + 1 ) 0,25đ
 = 234,154 x 10000 = 2341540 0,25đ
 2) Giải
Ta có:	A = 2001 x 2009
	 = 2001 x ( 2006 + 3 ) 0,25đ
	 = 2001 x 2006 + 2001 x 3 0,25đ
	B = 2004 x 2006
	 = ( 2001 + 3 ) x 2006 0,25đ
	 = 2001 x 2006 + 2006 x 3 0,25đ
Vì: 2001 x 3 < 2006 x 3 0,25đ
Nên: 2001 x 2006 + 2001 x 3 < 2001 x 2006 + 2006 x 3 0,25đ
Vậy: 2001 x 2009 = A < B = 2004 x 2006 0,25đ 
Câu 4: ( 4 điểm )	
Giải
Diện tích hình chữ nhật ABCD hay diện tích hình vuông sau khi ghép là: 
 	16 x 9 = 144 (cm2) 0,5đ
 Vì 144 = 12 x 12 nên cạnh hình vuông đó là 12 cm 0,5đ
 2) Nếu chia chiều dài hình chữ nhật thành 4 phần bằng nhau, chiều rộng thành 
3 phần bằng nhau rồi nối các điểm chia ta được 2 hành chữ nhật nhỏ có chiều 1đ
 dài 4 cm, chiều rộng 3 cm. Do đó cạnh hình vuông bằng 3 lần chiều dài hay 
4 lần chiều rộng của hình chữ nhật nhỏ.
	Từ đó ta có cách cắt ghép sau
 4 cm
4 cm
 3 cm 
 Cắt ( 1 điểm ) Ghép ( 1 điểm )
Câu 5: ( 5 điểm ) 
Ta có thể tóm tắt như sau:
Sáng: 10 cây bút máy và 8 lọ mực được 64.000đ 0,5đ
Chiều: 7 cây bút máy và 4 lọ mực được 40.000đ
Tính: 1 cây bút máy ? đồng ; 1 lọ mực ? đồng 
 Giải
Ta giả sử buổi chiều cửa hàng đó bán được gấp đôi số hàng mỗi loại thì:
	Số cây bút bán trong buổi chiều là:
	7 x 2 = 14 ( cây ) 0,5đ
	Số lọ mực bán trong buổi chiều là:
	4 x 2 = 8 (lọ) 0,5đ
	Số tiền bán được trong buổi chiều là:
	40.000 x 2 = 80.000 ( đồng ) 0,5đ
	Số cây bút bán buổi chiều hơn buổi sáng là:
	14 - 10 = 4 ( cây ) 0,5đ
Số tiền buổi chiều bán hơn buổi sáng là:
	80.000 – 64.000 = 16.000 ( đồng )	 0,5đ
	Giá tiền mỗi cây bút là:
	16.000 : 4 = 4.000 (đồng ) 0,5đ
	Giá tiền của 10 cây bút là:
	4.000 x 10 = 40.000 ( đồng ) 0,5đ
	Giá tiền của một lọ mực là: 
	( 64.000 – 40.000 ) : 8 = 3.000 ( đồng ) 0,5đ
	Đáp số: 1 cây bút giá : 4.000đ
	 1 lọ mực giá : 3.000 đ 0,5đ
đề thi học sinh giỏi môn tiếng việt lớp 5
Năm học 2006-2007
Đơn vị: Trường TH Thiệu Tân
Câu 1: (3điểm)
Cho các từ ngữ sau : mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu
 Xếp những từ ngữ trên thành hai nhóm từ : Từ ghép, từ láy.
Câu2 : (3 điểm): 
Viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) về chủ đề Môi Trường.
Câu3: (3 điểm ): 
Xác định TN, CN,VN trong các câu sau:
Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.
Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm thì dưới chân đua nhau tỏa mùi thơm.
Câu4: (4 điểm)
Trong bài “ Hạt gạo làng ta ” (TV5 - Tập 2 ) nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Đoạn thơ giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo. Hãy nêu rõ tác dụng của hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu5 : (6điểm)
Viết bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả một cảnh đẹp ở quê hương em mà em cảm thấy yêu thích và gắn bó.
Chữ viết và trình bày cho 1 điểm.
Đáp án
Câu1: (3 điểm)
 Từ ghép : xa lạ, phẳng lặng 
 Từ láy : mải miết, xa xôi, phẳng phiu
Câu 2: (3 điểm)
 Viết đúng chủ đề, câu văn rõ ràng, mạch lạc.
Câu 3 : (3 điểm)
 a. Sau tiếng chuông chùa, / mặt trăng , / đã nhỏ lại, / sáng vằng vặc
 TN CN VN1 VN2
 b. Hoa lá, / quả chín, / những vạt nấm ẩm ướt, / và con suối chảy thầm thì dưới 
 CN1 CN2 CN3 CN4 
 chân / đua nhau tỏa mùi hương.
 VN
Câu 4: ( 4 điểm )
	Học sinh nêu được những ý sau:
- ý nghĩa của hạt gạo : Hạt gạo trải qua biết bao khó khăn thử thách của thiên nhiên với những cơn “ Bão tháng bảy “ ( thường là bão to ), những trận “ mưa tháng ba “ ( thường là mưa lớn ). Nhưng điều quan trọng hơn là hạt gạo còn có những những “ giọt mồ hôi “ của những con người lao động cần cù trong những ngày nắng nóng ( Nước như ai nấu chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ mẹ em xuống cấy )
	Đoạn thơ được sử dụng hình ảnh đối lập “ cua ngoi lên bờ “ nhưng “ mẹ em xuống cấy “ nhằm gột tả hình ảnh lao động vất vả của mẹ, đồng thời nhấn mạnh giá trị to lớn của hạt gạo được làm ra.
Câu 5: (6 điểm )
	Viết đúng thể loại văn miêu tả. Nội dung bám sát yêu cầu của đề bài:
- Nêu được những nét tiêu biểu, chân thực về cảnh đẹp của quê hương em ( về màu sắc, đường nét và những đặc điểm nổi bật khác gây ấn tượng sâu đậm cho người đọc ).
- Bộc lộ tình cảm yêu thích, gắn bó với quê hương ( Xen kẽ trong khi miêu tả cảnh vật hoặc tách ra thành những ý riêng )
- Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp.
Chữ viết và trình bày đẹp cho 1 điểm

File đính kèm:

  • docde toan 4 thieu tan.doc