Đề thi học sinh giỏi Toán, Tiếng việt Lớp 5 (Kèm đáp án) - Năm học 2009-2010

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Toán, Tiếng việt Lớp 5 (Kèm đáp án) - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Học sinh giỏi - môn Toán
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Năm học: 2009 - 2010
Phần I: Trắc nghiệm. ( 20đ )
Khoanh vào trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Phân số nào là phân số thập phân?
A. 15 	B. 19 	 C. 20 	D. 7 
 18 210	 306	 100
Câu 2: Số 275,356 sẽ tăng lên bao nhiêu lần nếu ta dịch chuyển dấu phẩy sang bên phải hai chữ số?
A. 4	 B. 2	 C. 10	 D. 100
Câu 3: Tính tỉ số phần trăm của 9 và 36.
A. 15%	 B. 25%	 C. 35%	 D. 20%
Câu 4: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm trong phép đổi: 0,66 m2 = ... dm2 là:
A. 66	 B. 6,6	 C. 660	 D. 0.606
Câu 5: Giá tiền một hộp bánh là 10.000 đồng. Nếu giảm 1 giá bán thì mua hộp bánh đó phải trả số tiền là: 10
A. 9.500 đồng	 B. 8.500 đồng	 C. 9.000 đồng	 D. 1.000 đồng
Câu 6: Nếu tăng cạnh của một hình vuông lên gấp đôi thì diện tích hình vuông sẽ tăng lên số lần là:
A. 2 lần	 B. 3 lần	 C. 4 lần	 D. 6 lần
Câu 7: Tích 1 x 2 x 3 x 4 x... x 98 x 99 có chữ số tận cùng là chữ số:
A. 0	 B. 1	 C. 2	 D. 5
Câu 8: Biết 75% của một số là 750:
 Vậy 2 của số đó là:
 5
A. 225	B. 25	C. 4	D. 400
Câu 9: Giá trị của x trong biểu thức: X x 0,25 + X x 0,75 + X = 20 là:
A. 1	B. 0,1	C. 100	D. 10
Câu 10: Tìm y, biết: 	20,08 x y = y x 20,08
 A. y = 0	B. y = 1	 C. y = 2	 D. y có thể nhận mọi giá trị.
Phần II : Tự luận. ( 30đ )
Câu 1: (10đ)
a, Tính bằng cách thuận tiện nhất (5đ):
37 x 457 + 457 + 62 x 457
b, Tìm y (5đ):
 	y x 3 + y x 4 + y x 5 + y x 6 = y x 7 + 7777
Câu 2: (10đ)
Cả gạo nếp và gạo tẻ có 49,5 kg. Biết rằng 1/3 số gạo nếp thì bằng 2/5 số gạo tẻ.
Hãy tính số lượng gạo mỗi loại?
Câu 3: (10đ)
Cho tam giác ABC vuông góc tại A, có cạnh AB = 40cm; AC = 50cm. Trên AB lấy đoạn AD = 10cm. Từ D kẻ đường thẳng song song với AC và cắt BC tại E. 
Tính diện tích BDE.
Đáp án
Phần I: Trắc nghiệm: Khoanh đúng mỗi ý được 2đ.
Câu 1: D	Câu 5: C	Câu 8: D	Câu 2: D	 Câu 6: C	Câu 9: D
Câu 3: B	 Câu 7: A	 Câu 10: D
	Câu 4: A
Phần II: Tự luận:
Câu 1: (10đ)
a, (5đ)	37 x 457 + 457 + 62 x 457
	 = 457 x (37 + 1 + 62)
	 = 457 x 100
	 = 45.700
b, (5đ) Tìm y:
	y x 3 + y x 4 + y x 5 + y x 6 = y x 7 + 7777
	y x 3 + y x 4 + y x 5 + y x 6 - y x 7 = 7777
	y x ( 3 + 4 + 5 + 6 - 7 ) 	 = 7777
	y x 11	 = 7777
	y	 = 7777 : 11
	y	 = 707
Câu 2: 
- Quy đồng tử số + lập luận đúng : 2đ
- Vẽ đúng sơ đồ	 : 1đ
- Tìm tỉ số phần bằng nhau	 : 2đ
- Tính số gạo tẻ	 : 2đ
- Tính được số gạo nếp	 : 2đ
- Đáp số đúng 	 : 1đ
Lưu ý: Học sinh làm gộp vẫn tính số điểm tương ứng.
Câu 3: (10đ)
- Vẽ đúng hình (2đ)
- Tính diện tích EAC (1đ)
- Tính diện tích ABC (1đ)
- Tính diện tích ABE (1đ)
- Xác định ED là chiều cao của tam giác ABE (1đ)
- Tính độ dài ED (1đ)
- Tính độ dài BD (1đ)
- Tính diện tích BDC (1,5đ)
- Đáp số ( 0,5đ)
Trường tiểu học hồi ninh
Đề thi Học sinh giỏi - môn Tiếng việt
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Năm học: 2009 - 2010
Phần I: Trắc nghiệm. (20đ)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Âm chính trong tiếng “yêu” là âm nào?
A. u	 B. ê	 C. yê	 D. y
Câu 2: Trong các cụm từ in nghiêng : chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ nào mang nghĩa chuyển?
A. Chỉ có từ ‘‘chân’’ mang nghĩa chuyển.
B. Có 2 từ ‘‘dù’’ và ‘‘chân’’ mang nghĩa chuyển.
C. Có 3 từ ‘‘dù’’, ‘‘chân’’, ‘‘tay’’ mang nghĩa chuyển.
D. Không có từ nào mang nghĩa chuyển.
Câu 3: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ còn lại:
A. cầm	B. cõng	C. nắm	D. xách
Câu 4: Từ nào chứa tiếng “đồng’’ có nghĩa là “cùng”?
A. Đồng bằng	B. Đồng ruộng	C. Đồng lòng	D. Đồng thau
Câu 5: Câu hỏi sau được dùng để làm gì?
‘‘Bạn có thể đưa cho tôi lọ mực được không?”
A. Khen, chê	B. Khẳng định	C. Phủ định	 D. Yêu cầu, mong muốn
Câu 6: Câu nào sau đây dùng sai quan hệ từ:
A. Vì trời mưa to nên đường lầy lội.
B. Nếu Hoa chăm chỉ học tập thì bạn ấy sẽ đạt học sinh giỏi.
C. Mưa càng to, gió càng lớn.
D. Đất có chất màu vì nuôi cây lớn.
Câu 7: Trong câu: ‘‘Dòng suối róc rách, trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng’’ . Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh	B. Nhân hoá	C. Điệp từ	 D. So sánh và nhân hoá.
Câu 8: Dòng nào dưới đây chỉ gồm toàn là từ láy gợi tả hình ảnh?
A. bì bõm, thấp thoáng, tấp nập.
B. chênh vênh, thánh thót, nhộn nhịp.
C. mơn mởn, thấp thoáng, mênh mông.
D. róc rách, lác đác, lơ lửng.
Câu 9: Mục đích quan trọng nhất của việc ghi biên bản là gì?
 A. Miêu tả một sự việc.	 B. Tường thuật lại một sự việc.
 C. Ghi lại nội dung một sự việc để làm bằng chứng. D. Kể lại một sự việc.
Câu 10: Dòng nào dưới đây là bộ phận chủ ngữ trong câu: ‘‘Hàng trăm con voi đồ sồ như những tảng đá xám nục nịch kéo đến’’?
A. Hàng trăm con voi.
B. Hàng trăm con voi đồ sộ
C. Hàng trăm con voi đồ sộ như những tảng đá xám.
D. Hàng trăm con voi đồ sộ như những tảng đá xám nục nịch.
Phần II: Tự luận. (30đ)
Câu 1: (5đ) Xác định từ loại của những từ được gạch chân:
a, Mấy hôm nay bạn ấy suy nghĩ dữ lắm.
b, Tôi rất trân trọng những suy nghĩ của bạn ấy.
Câu 2: (10đ) Trong bài thơ ‘‘Hạt gạo làng ta’’ (SGK-TV5 tập I) nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết:
 	 ‘‘ Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bẩy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu 
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...’’
a, Trong khổ thơ trên có hình ảnh đối lập nào? (3đ). Hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì? (4đ)
b, Trong khổ thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? (4đ) Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? (4đ)
Câu 3: Trong đợt sơ kết học kì I vừa qua, em đạt danh hiệu học sinh Giỏi. Mẹ em rất vui mừng khi biết em đạt danh hiệu đó. Em hãy tả lại mẹ em khi đó.
Đáp án
Phần I: Trắc nghiệm (20đ) 
Khoanh đúng mỗi ý được 2đ.
Đáp án:
Câu 1: C	Câu 4: C	Câu 7: D	Câu 10: C
Câu 2: A	Câu 5: D	Câu 8: C
Câu 3: B	Câu 6: D	Câu 9: C	
Phần II: Tự luận:
Câu 1: (5đ) Xác định đúng mỗi ý được 2,5đ
a, suy nghĩ - động từ
b, suy nghĩ - danh từ
Câu 2: (10đ)
a, Xác định đúng hình ảnh đối lập: “ Cua ngoi lên bờ - mẹ em xuống cấy” (3đ)
 Hình đó gợi cho em suy nghĩ về sự vất vả tần tảo của người mẹ khi làm ra hạt gạo. Từ đó em càng yêu quý kính trọng mẹ. (4đ)
b, Xác định biện pháp nghệ thuật:
- Dùng điệp từ “có” (2đ)
- So sánh (2đ)
Các biện pháp nghệ thuật đó nhấn mạnh sự khó khăn vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo.
Câu 3: (15đ)
- Mở bài: (2,5đ) Giới thiệu được mẹ khi biết con đạt danh hiệu học sinh Giỏi.
- Thân bài: (10đ) + Tả ngoại hình biểu hiện qua niềm vui.
 + Tình cảm, suy nghĩ của mình đối với mẹ. (2,5đ)
- Nêu cảm nghĩ của em về mẹ. (2,5đ)

File đính kèm:

  • docde thi HS gioi lop 5.doc