Đề thi học sinh giỏi Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Thiệu Vận
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Thiệu Vận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 5 năm học 2006-2007 Môn thi: Toán Đơn vị: Trường Tiểu học Thiệu Vận Câu 1: (5 điểm) a. Cho ab là số tự nhiên có hai chữ số biết rằng số ab chia hết cho 9, chia cho 5 dư 3. Tìm các chữ số a, b. b. Tìm các chữ số a,b,c sao cho: abc - cb = ac Câu 2: (2điểm) Tính bằng cách hợp lý giá trị biểu thức sau: Câu 3: (5 điểm) Kết quả bài kiểm tra đầu năm môn toán lớp 5 của trường Tiểu học được xếp thành 3 loại: Giỏi, khá, trung bình . số bài loại khá bằng số bài loại trung bình và bằng số bài loại giỏi . Tính số bài thi mỗi loại, biết rằng số bài thi là số lớn hơn 21 và nhỏ hơn 30. Câu 4: (5 điểm) Cho tam giác vuông ABC có cạnh AB = 40 cm. M là một điểm trên cạnh AC và đoạn AM bằng cạnh AC. Từ M kẻ đường vuông góc với cạnh AB cắt cạnh BC tại điểm N. Tính độ dài đoạn MN. Câu 5: (2 điểm) Một lớp có 29 học sinh. Trong một lần kiểm tra chính tả bạn Xuân mắc 9 lỗi, còn các bạn khác mắc ít lỗi hơn. Chứng minh rằng: Trong lớp có ít nhất 4 bạn có số lỗi bằng nhau (kể cả trường hợp số lỗi bằng 0). Đáp án Đề thi học sinh giỏi lớp 5 năm học 2006-2007 Môn thi: Toán Đơn vị: Trường Tiểu học Thiệu Vận Câu 1: (5 điểm) a. Vì ab chia cho 5 dư 3 nên b = 3 hoặc b = 8 (0,5điểm) * Xét b= 3 - Số a3 9 nên (a+3) 9 (0,5điểm) Suy ra a= 6 (0,25điểm) * Xét b=8 - Số a8 9 nên (a+8) 9 (0,5điểm) Suy ra: a= 1 (0,25điểm) Vậy a=6; b=3 (0,5điểm) Hoặc a=1, b=8 b. Vì abc – cb = ac Nên ta có: ac (0,25điểm) + bc abc - ở hàng đơn vị c + b = c suy ra b = 0 (c+0 =c (0,25 điểm) - Vì ac và cb là số có hai chữ số có tổng là số có ba chữ số, không quá 200 nên a=1 (0,75điểm) - ở hàng chục: 1+ c = 10 suy ra c = 10 –1 = 9 (0,5điểm) Vậy a = 1; b= 0; c= 9 (0,5điểm) Thử lại: 109 – 90 = 19 (0,25điểm) Câu 2: (3 điểm) = (0,25điểm) - ở số chia từ 1 tới 55 có (55 –1) 3+1=19 số (0,5điểm) = (0,5điểm) = (0,5điểm) = (0,5điểm) = (0,25điểm) Câu 3: (5 điểm) Vì số bài loại khá bằng số bài loại trung bình và bằng số bài loại giỏi. Nên ta coi số bài loại giỏi là 1 phần thì số bài loại khá bằng 2 phần và số bài loại trung bình là 4 phần. (0,5điểm) Ta có sơ đồ: Loại giỏi: Loại khá: Loại trung bình: (0,5điểm) Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 2 + 3 + 4 = 7 (phần) (0,5điểm) Vậy tổng số bài thi là 7 phần. Do đó số bài thi phải là số chia hết cho 7 (0,5điểm) - theo đề bài ra trong các số lớn hơn 21 và nhỏ hơn 30 chỉ có số 28 là chia hết cho 7 (0,5điểm) Vậy số bài thi là 28 bài (0,5điểm) - Số bài thi loại giỏi là: 28: 7 = 4 (bài) (0,5điểm) - Số bài thi loại khá là: 4 x 2 = 8 (bài) (0,5điểm) - Số bài thi loại trung bình là: 4 x 4 = 16 (bài) (0,5điểm) Đáp số: Loại giỏi: 4 bài Loại khá: 8 bài (0,5điểm) Loại TB: 16 bài B Câu 4: (5 điểm) N (0,5điểm) C M A - Vì AM = AC nên SBAM = SABC (Hai tam giác có chung chiều cao hạ từ B) (0,5điểm) - Vì MN song song với AB nên các đường cao hạ từ đỉnh M và N của tam giác ABN và ABM xuống AB bằng nhau do đó: AABN = SABM (1điểm) Suy ra: SABN = SABC (0,75điểm) Vậy SACN = SABC (0,75điểm) Vậy chiều cao MN bằng: (cm) (1điểm) Đáp số: MN = 30cm (0,5điểm) Câu 5: (2điểm) - Vì các bạn trong lớp đều có ít lỗi hơn Xuân nên các bạn chỉ có số lỗi từ 0 đến 8. Trừ Xuân ra thì số các bạn còn lại là: 29 – 1 = 28 bạn. Nếu chia các bạn còn lại thành các nhóm theo số lỗi thì có tối đa 9 nhóm, nếu mỗi nhóm có không quá 3 bạn thì 9 nhóm có không quá: 9 x 3 = 27 (bạn). Điều nay mâu thuẫn với số bạn còn lại là 28 bạn. Chứng tỏ ít nhất phải có 1 nhóm có quá 3 bạn tức lớp là trong lớp có ít nhất 4 bạn có số lỗi bằng nhau. Chú ý: Mọi cách giải khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. Đề thi học sinh giỏi lớp 5 năm học 2006-2007 Môn thi: Tiếng Việt Thời gian làm bài: 90 phút Đơn vị: Trường Tiểu học Thiệu Vận Câu 1: (3 điểm) a. Xác định từ loại của các từ sau: Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình yêu, yêu thương, đáng yêu. b. Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau: Bò kéo xe, hai bò gạo, cua bò lổm ngổm Câu 2: (3 điểm) Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau: Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái. Khi cành mai rung rinh cười với gió xuân ta liên tưởng đến hinhg anh một đàn bướm vàng rập rờn bay lượn. Câu 3: (3 điểm) Trong đoạn văn dưới đây, có 4 dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Chép lại đoạn văn sau khi đã sửa các dấu phẩy dùng sai. Nhà tôi ở, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao, nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tômdẫn vào đền Ngọc Sơn mái đền lấp lo, bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút, là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất có mọc xanh um. Theo Ngô Quân Miện. Câu 4: (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào? Quê hương là cánh diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông (Trích Quê hương- Đỗ Trung Quân) Câu 5: (6 điểm) Em yêu nhất cảnh vật nào trên quê hương mình? Hãy viết bài văn miêu tả ngắn (khoảng 20-25 dòng) nhằm bộc lộ tình cảm của em với cảnh đó. Đáp án Đề thi học sinh giỏi lớp 5 năm học 2006-2007 Môn thi: Tiếng Việt Đơn vị: Trường Tiểu học Thiệu Vận Câu 1: (3 điểm) a. Yêu cầu HS xác định được: (1,5điểm) Niềm vui, tình yêu: Là danh từ Vui chơi, yêu thương: Là động từ Đáng yêu, vui tươi: Là tính từ HS xác định đúng được mỗi từ cho 0,25 điểm. b. Học sinh nêu được nghĩa của các từ đồng âm như sau: (1,5điểm) Từ “bò” trong cụm từ “Bò kéo xe” : Con bò. Từ “bò” trong cụm từ “Hai bò gạo”: Đơn vị đo lường Từ “bò” trong cụm từ “Cua bò lổm ngổm”: Di chuyển thân thể. Nêu đúng nghĩa mỗi từ cho 0,5 điểm. Câu 2: (3 điểm) Bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ, bộ phận trạng ngữ của mỗi câu được xác định như sau: - Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran (1điểm) TN CN VN - Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa khép TN TN CN miệng đã bắt đầu kết trái. (1điểm) VN Khi cành mai rung rinh cười với gió xuân, ta liên tưởng đến hình ảnh một đàn TN CN VN bướm vàng rập rờn bay lượn . (1điểm) * HS làm đúng mỗi câu cho 1 điểm. Nếu chỉ đúng ở bộ phận riếng thì: TN: 0,5 điểm; CN: 0,25 điểm, VN: 0,25 điểm. Câu 3: (3 điểm) HS xác định được các câu sau đây có dấu phẩy dùng sai (mỗi câu thừa một dấu phẩy) . Câu 1,2,4,5 Đoạn văn đúng như sau: Nhà tôi ở cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. mái đền lấp lo bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um. Theo Ngô Quân Miện. HS chỉ ra được các dấu phấy đặt sai vị trí cho 1,0 điểm. HS chép lại đúng đoạn văn 2,0 điểm. (Đúng mỗi câu đã sửa cho 0,5 điểm) Câu 4: (4 điểm) Gợi ý trả lời: Đọc đoạn thơ, ta thấy tác giả đã nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Đây là một “cánh diều biếc “ thả trên cánh đồng đã từng in đậm dấu ấn của tuổi thơ đẹp đẽ, thú vị trên quê hương. Kia là “Con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quê hương với âm thanh nhẹ nhàng mà lắng đọng. Có thể nói, những sự vật đơn sơ, giản dị trên quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm con người và đã trở thành những kỷ niệm không thể nào quên. Nghĩ về quê hương như vậy ta càng thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc. - HS nêu được ý cơ bản trên thông qua từ ngưc cụ thể, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc cho điểm tối đa 4,0 điểm. - tuỳ theo mức độ có thể cho ở mức thấp hơn 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5 điểm Câu 5: (6điểm) 1. Yêu cầu chung: viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh) Bố cục rõ ràng, trình tự miêu tả hợp lý. Diễn đạt trôi chảy, lối viết văn có hình ảnh, có cảm xúc, trình bày sạch sẽ, ít phạm lỗi chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể: - HS đáp ứng được các yêu cầu chung nói trên và một số yêu cầu cụ thể dưới đây +. Tả rõ được vài nét nổi bật về một cảnh vật cụ thể trên quê hương mà bản thân yêu thích nhất (Cây đa, hoặc cánh đồng, mái đình, dòng sông,) +. Bộc lộ được tình cảm của mình về cảnh vật miêu tả (có thể xen kẽ khi miêu tả hoặc cụ thể thành những ý riêng) HS nêu được các ý cơ bản nêu trên, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc cho điểm tối đa. Tuỳ theo mức độ có thể cho ở mức thấp hơn: 5,5; 5,0; 4,5; 4,0; 3,5;3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0. * Lưu ý: Điểm chữ viết và trình bày toàn bài là: 1 điểm
File đính kèm:
- de thi lop 5 thieu van.doc