Đề thi học sinh giỏi Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Dân Lực

doc9 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Dân Lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Dân Lực
TRường tiểu học Dân Lực
Đề THI HọC SINH GIỏI LớP 5 NĂM HọC 2006 - 2007 
 Cách làm bài: Sau mỗi câu hỏi hoặc bài tập đã có sẵn các đáp án khác nhau và một số câu hỏi yêu cầu các em phải tự luận. Em hãy chọn đáp án cho câu trả lời của mình hoặc trình bày bài làm, sao cho phù hợp với yêu cầu của đề bài. (Nếu trả lời sai thì không được điểm, chọn thừa 1 đáp án bị trừ 1/2 số điểm của câu đó)
I . Toán.
(Từ câu số 1 đến câu số 10 mỗi câu làm đúng được 2đ)
1) Số dư của phép chia : 0,525 : 2,6 là: 
 a) 5 b) 0,5 c) 0,005.
2) Trong các phân số sau, phân số nào là phân số thập phân:
	10	75	231	 86
 20 	100 	200 	 800
3) Tìm số tự nhiên x biết : 
 50 38 69 33
 x < x < +
 19 25 17 17
 a) 4 b) 5 c) 6 
4)Số tự nhiên nhỏ nhất có có bốn chữ số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là:
 a) 1000 b)1002 c) 1005
5) Cho hình thang ABCD. Nối A với C; nối B với D chúng cắt nhau tại I. Hỏi trong hình thang ABCD có bao nhiêu cặp tam giác bằng nhau.
2 cặp
+x
3 cặp.
4 cặp
5 cặp
6) Trong 1 khu nhà tập thể, mỗi toà nhà đều cao 5 tầng, 2 tầng liền nhau cách nhau 24 bậc thang. Hỏi 1 người đi từ tầng 1 lên đến tầng 5 người đó đi hết bao nhiêu thời gian. Biết mỗi phút người đó đi được 100 bậc cầu thang.
 Bài toán trên được giải như sau :
 Toà nhà 5 tầng phải có 4 bốn cầu thang 
 Vậy từ tầng 1 lên đến tầng 5 có:
	 24 x 4 = 96 (bậc cầu thang)
	 Đổi 1 phút = 600 giây
	 Để đi được 1 bậc cầu thang cần thời gian là:
	 600: 100 = 6 (giây)
 Lên đến tầng 5 người đó đi hết thời gian là:
	 96 x6 = 576 (giây)
	Đáp số: 576 giây
 a) Đúng	 b) Sai
7) Thầy hiệu trưởng đến một vườn ươm để mua cây non về trồng. Lần thứ nhất thầy mua 10 cây phượng và 8 cây điệp hết số tiền là 64 000 đồng. Lần thứ hai mua 7 cây phượng và 4 cây điệp hết số tiền 40 000 đồng. Tính giá tiền mua mỗi cây phượng, mỗi cây điệp:
	Giải:
	Mua 10 cây phượng và 8 cây điệp hết 64.000đồng.
	Nếu chỉ mua nửa số điệp và nửa số phượng ta có:
	 Mua 5 cây phượng và 4 cây điệp hết:
 64.000 : 2 = 32.000đồng (1)
Theo bài ra: Mua 7 cây phượng và 4 cây điệp hết 40.000 đồng (2) .
 Ta thấy ở 2 dòng (1) và (2) số cây điệp bằng nhau còn số cây phượng ở (2) nhiều hơn số cây phượng ở (1) là 2 cây.
	Vậy 2 cây phượng có giá tiền:
	 40.000 - 32.000 = 8.000(đồng)
	Mỗi cây phượng non giá:
	 8.000 : 2 = 4.000(đồng)
	Mua 5 cây phượng non hết số tiền là:
	 5 x 4.000 = 20.000đồng.
	Mua 4 cây điệp hết số tiền:
	 32.000 - 20.000 = 12.000(đồng)
	Mỗi cây điệp có giá là:
	 12.000 : 4 = 3.000đồng
	 Đáp số: 1 cây phượng 4.000đồng
	 1 cây điệp 3.000đồng.
 a) Đúng b) Sai
8) So sánh hai phân số sau: 2004 2005
 	 và
 2005 2006
	Giải:
	 Phần bù của Phân số 2004	 2004 	 1
 là 1 - 	 =
2005 	2005	 2005
Phần bù của phân số: 	2005	2005 	1
là 1 -	 =
2006	2006	 2006
	Vì 	1	1	 2004 	2005
 > nên phân số >
 2005 2006 2005 	2006
	 a) Đúng b) Sai.
9) Nam làm bài toán sau đúng hay sai:
	B = 100 - 5 - 5 - 5 - .- 5 ( có 20 số 5)
	B = 100 - (5 x 20) vì có 20 số 5
	B = 100 - 100
B = 0
	a, Đúng	b Sai
10) Trung bình cộng của ba số là 35, số thứ hai gấp đôi số thứ nhất, số thứ ba gấp đôi số thứ hai. Tìm số thứ hai.
	a, = 39	b, = 10	c, = 30	đ, đáp số khác.
Câu 11và câu 12 mỗi câu làm đúng được 3.0đ.
11) Giải thích vì sao em chọn đáp án trên của câu số 9?
	 B	C
12) Cho hình thang vuông ABCD ( như hình vẽ)
AB = 6 cm; AD = 12 cm; BC = 1/3 AD. Tính	
diện tích hình thang ABCD ?
 A D 
Em chọn đáp án nào sau đây và trình bày bài giải? 
 a, 48 cm2	b, 60 cm2	c, 60cm 
Tiếng việt: (Từ câu 13 đến câu 25 mỗi câu làm đúng được 1,5đ)
13) Trong tiếng “thuyền” có âm u là âm đệm:
	a, Đúng	b, Sai
14) Trong các nhóm từ sau, nhóm nào có toàn bộ từ loại là tính từ:
	a, Vàng anh, xinh, hót, bay.
	b, Xinh, xanh xao, mập, chót vót.
	c, Bầu trời, đầy ắp, trút.
15) Dòng nào dưới đây ghi đúng nghĩa của từ “ăn năn”:
	a, Ăn một thức ăn ngon.
	b, Năn nỉ một điều gì đó.
	c, Cảm thấy day dứt trong lòng về lỗi lầm của mình.
	d, Đáp án khác.
16) Từ nào sau đây viết sai lỗi chính tả:
	a, Giỗ tỗ.	b, Rổ rá	c, Dổ bé.
17) Trong câu tục ngữ sau “Chết vinh còn hơn sống nhục’’ có mấy cặp từ trái nghĩa:
	a, 1	b, 2.	c, 3	d, 0
18) Trong các câu sau câu nào không phải là câu ghép:
	Câu 1:Cu Tũn dở hơi, chốc chốc chạy lại ăn tranh mảng cỏ của mẹ.
	Câu 2:Bướm trắng dịu dàng, bướm vàng rực rỡ, láu lỉnh.
	Câu 3:Nước chảy, đá mòn.
 a) Câu1 b) Câu2 c) Câu3
19) Học xong bài Tập đọc: “Mùa thảo quả’’ em cảm nhận được điều gì?
20) Từ “ăn” trong những câu nào sau đây được dùng với nghĩa chuyển:
	a, Cô bé ăn thật ngon miệng
	b, Họ nhà Nhện đã biết ăn năn hối cải.
 c, Ông ấy ăn hối lộ quá nhiều.
21) Trong khổ thơ sau:
	 Vườn em có một luống khoai.
	Có hàng chuối mật với hai luống cà.
	 Em trồng thêm một cây na.
	 Lá xanh vẫy gió như là gọi chim.
	 Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
	a,Đảo ngữ	 b, Nhân hoá;	
22) Xác định từ loại làm vị ngữ trong mỗi câu sau:
	Câu 1: Nước chảy, đá mòn.
	Câu 2: Dân giàu, nước mạnh.
a, Câu 1, câu 2 động từ làm vị ngữ.
b, Câu 1 động từ làm vị ngữ, câu 2 tính từ làm vị ngữ.
c, Câu 1 câu 2 tính từ làm vị ngữ.
23) Mỗi câu sau được xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ đúng hay sai.
	Câu 1 Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng/ đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.
 	 CN	 CN VN1 VN2
	Câu 2: Những khi đi làm nương xa, chiều không về kịp, mọi người/ ngủ lại trong lều.
 	 TN1	TN2	CN	VN
a, Câu 1 sai, câu 2 đúng.
b, Cả 2 câu đều sai.
c, Cả hai câu đều đúng.
d, Câu 1 đúng, câu 2 sai 
24) Khổ thơ sau ngắt nhịp đã đúng chưa:
	Chắt trong vị ngọt/ mùi hương/
	Lặng thầm thay/ những con đường ong bay//
	Trải qua mưa nắng vơi đầy/ 
	Men trời đất/đủ làm say đất trời//
	Bầy ong giữ hộ cho người/
	Những mùa hoa/ đã tàn phai tháng ngày//
	a, Đúng;	b, sai
25) Vì sao trong bài thơ “Hạt gạo làng ta” tác giả gọi hạt gao là “hạt vàng”.
	a, Hạt gạo chứa đựng những công lao to lớn của bà con nông dân.
	b, Hạt gạo chứa đựng những điều quý giá của làng quê.
	c, Hạt gạo nuôi chiến sĩ góp phần giải phóng quê hương.
	d, Tất cả các ý trên. 
26) Viết một bài văn ngắn khoảng 20 đến 22 câu Tả lại cảnh vui chơi của các em trong đêm trăng đẹp ở quê hương .(4,5đ)
Đáp án THI HọC SINH GIỏI LớP 5 NĂM HọC 2006 - 2007 
 Từ câu số 1 đến câu số 10 mỗi câu 2đ
1) c) 0,005.
2) 75	
	100 .
3) b) 5 
4)c) 1005
+x
5) 3 cặp.
6) b) Sai
7) a) Đúng.	
8)b) Sai.
9) a, Đúng
10)c, = 30
 Câu 11, câ12 mỗi câu 3đ
11.(3đ) Tổng của ba số đó là: 35 x 3 = 105 0,5đ
Coi số thứ nhất là một phần thì số thứ hai là hai phần như vậy còn số thứ ba là bốn phần. Ta có sơ đồ: 
 Số thứ nhất: 
 ?	 105	 0,25đ
 	 Số thứ hai : 	
 Số thứ ba 
 Tổng số phần bằng nhau là: 0,5đ
 1 + 2 + 4 = 7 (phần)
 Số thứ nhất là : 0,75đ
 105 : 7 = 15
 Số thứ hai là : 
 15 x 2 = 30 0,75đ
 Đáp số : 30 0,25đ
 ( Học sinh giải theo cách khác vẫn được điểm tối đa)
12. Độ dài cạnh BC là:
 12 : 3 =4 (cm) 1,0đ
 Diện tích hình thang ABCD là:
 (12 + 4) x6 2
 2 48 (cm) 1,5đ
 2
 Đáp số : 48 cm 0,5đ
Từ cấuố 13 đến câu số25 mỗi câu: 1,5đ
13)a, Đúng.
14)b, Xinh, xanh xao, mập, chót vót.
15)c, Cảm thấy day dứt trong lòng về lỗi lầm của mình.
16)a, Giỗ tỗ.	c, Dổ bé.
17)b, 2.
18)a) Câu1 
19) Học sinh nêu được: Qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả, ta cảm nhận được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi và phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.
20) b, Họ nhà Nhện đã biết ăn năn hối cải.
 c, Ông ấy ăn hối lộ quá nhiều.
21) b, Nhân hoá
22) b, Câu 1 động từ làm vị ngữ, câu 2 tính từ làm vị ngữ.
23) a, Câu 1 sai, câu 2 đúng.
24) a, Đúng
25) d, Tất cả các ý trên.
26. ( 4,5đ) Học sinh viết được bài văn khoảng 20 đến 22 câu có bố cục ba phần rõ ràng.
Mở bài:Giới thiệu thời gian, địa điểm diễn ra cảnh vui chơi.
Thân bài: Khung cảnh vui chơi với những nét đẹp về trăng, sự vật, con người
 Tên những trò chơi các em đã tham gia , trong đó trò chơi nào các em thích nhất ? những hoạt động cụ thể của trò chơi ấy là gì?
Kết luận: Cảm nghĩ của em về cảnh vui chơi trong đêm trăng đẹp trên quê hương và những điều đã trở thành kỉ niệm trong tuổi thơ của em. 
Từ câu số 27 đến câu50 mmỗi câu 2,0đ)
	27) a, Giúp đỡ em bé và đưa em về nhà hoặc dẫn em đến đồn công an nhờ chú công an giúp đỡ em bé. Sau đó đến trường và kể lại câu chuyện để cô biết lí do mình đi muộn rồi xin cô vào lớp.
	28)	a, Bỏ mặc ông ốm nằm một mình để đi đá bóng với bạn.
	29) Cả 2 ý trên.
	30)b, Vi rút
.
	31)a, Gang và thép.
 32) Sự thụ phấn
	33)a, Mùa thu năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công.
	34)b, 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954.
	35)a, 25 tháng 4 năm 1976.
	36)b, 1650 km.	
	37)b, Sai.
	38) a, Liên Bang Nga.	
	39)b, Tranh bột màu của Nguyễn Đỗ Cung.
	40)b, 5 bước.
	41)b, Sai.
	42)b, Cho rau vào khi nước đang sôi và lật rau.
	43) a, Tiêm phòng và chăm sóc khoa học.
	44) a, Lắp đúng theo quy trình và giữ an toàn khi thực hành.
	45)b, 4
	46)b, Nhanh, không phạm quy và giữ an toàn khi chơi.
	47)a, Bên phải
	48)c, Văn Cao.
	49)a,
	50)c, 5 dòng và 4 khe.
đáp án thi học sinh giỏi lớp 4 năm học 2006-2007.
 Từ câu số 1 đến câu số 10: 2,0đ)
1)a, 15 002 032.
	2)a, Hai cặp cạnh song song.
	3) a ) 118 
 217
	4) c) 2
 7
	5)b) 105 
 6) a) Hình 1và hình 2 
	7c) 62	
	 137
8.a, 200600	
	9)a, Đúng
 10)a,Đúng	
 11.(3,0đ) b, 23m
 Giải: Ta có nửa chu vi hình chữ nhật là: 180: 2 = 90 (m) 0,5đ
Vì chiều dài gấp rưỡi chiều rộng và nửa chu vi là 90m.
Ta có sơ đồ:
	Chiều dài	90m 0,25đ
	Chiều rộng
	Chiều rộng là: 90 : (3 + 2) x 2 = 36m) 0,5đ
	Chiều dài là: 90 - 36 = 54m 0,5đ
	Chiều dài sau khi thêm 5m là:
	54 + 5 = 59 (m) 0,5đ
	Muốn hình đó trở thành hình vuông thì chiều rộng phải kéo dài thêm 
 59 - 36 = 23 (m) 0,5đ
	Đáp số: 23m 0,25đ
.
	12.(3,0đ)b, 192 cây.
 Vì:
 Số cây một bạn trồng được là: 0,5đ
 44 : 11 = 4 (cây) 0,75đ
 Số cây 48 bạn được là: 0,5đ
 4 x 48 = 192 (cây) 0,75đ
 Đáp số : 192 cây. 0,5đ
II.Tiếng Việt:
1.(1,0đ)a, Mùa xuân;	
2.(1,0đ)c, 4 loại hoa, 4 loài chim
3.(3,5đ) - Cảnh mùa xuân tràn đầy sức sống. Thời tiết ấm áp tạo điều kiện cho cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa khoe sắc.
 - Dưới ánh nắg xuân rực rỡ, vườn cây đã gọi đến biết bao nhiêu là chim. Mỗi loài chim có mỗi vẻ đẹp đáng yêu riêng, chúng cùng tụ hội về đây hót vang tạo nên khúc nhạc xuân trầm ấm nhộn nhịp.
 - Bằng hàng loạt câu văn ngắn và nghệ thuật miêu tả đặc sắc đã góp phần làm tăng thêm sự phong phú, nhộn nhịp của khu vườn mùa xuân giúp ta thêm yêu quý cảnh thiên nhiên trên quê hương đất nước mình. 
4(2,5đ) a, Cây ngay không sợ chết đứng
5.(1,5đ) b, Vần và thanh
6.(1,5đ) c,6
7.(2.0đ) a, Cuộc sống, cô Bốn, ngày.
8.(1,5đ) a, Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ.
9.(1,5đ) a, Thanh Hoá là nơi đầu tiên xuất hiện điệu hò sông Mã để từ đó lan truyền đến nơi khác.
10.(2.0đ) b, Sai
 Vì: 
	C1, Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường
TN
	bay của giặc/, mọc lên/ những bông hoa tím/
 VN CN
	C2, Sau tiếng chông chùa/, mặt trăng /đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.
 TN	CN	VN
11.(1.5đ) a, câu 1: Động từ; câu 2: Tính từ
12.(1,5đ) b, Nhân hoá
13.(2.0) b, Hai câu trên thuộc kiểu câu Ai thế nào?
14.(1,5đ) d, Nhận xét.
Từ câu số 27 đến câu số 50 mỗi câu 2,0đ

File đính kèm:

  • docDe kiem tra tong hop.doc