Đề thi học sinh giỏi Tổng hợp Lớp 4 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Phú Yên
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Tổng hợp Lớp 4 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng GD thọ xuân Đề thi học sinh giỏi lớp 4 trường tiểu học phú yên năm học 2006 – 2007 Thời gian: 90 phút 1)Môn toán Câu 1: Giá trị của chữ số 8 trong số 548762 là: A. 80.000 B. 8.000 C. 800 D. 8 Câu 2: 4 tấn 35 kg = .kg. Số thích hợp được viết vào chỗ chấm là: A. 435 B. 4350 C. 4035 D. 40035 Câu 3: Giá trị của phép tính: 2448 : 24 là: A. 12 B. 102 C. 120 D. 1020 Câu 4: Trong các số sau số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5: A. 2002 B. 2005 C. 2008 D. 2010 Câu 5: Chọn kết quả đúng của phép tính x A. B. C. D. Câu 6: Biểu thức: m - ( n + p ) với m = 189 ; n = 43 ; p = 27 có giá trị là: A. 119 B. 173 C. 259 D. 109 Câu 7: Phân số bằng phân số nào dưới đây A. B. C. D. Câu 8: Một đội công nhân trong 2 ngày sửa được 3450 m đường. Ngày thứ nhất sửa được ít hơn ngày thứ hai là 170 m đường. Hỏi ngày thứ hai đội đó sửa được bao nhiêu mét đường? Hãy chọn đáp án đúng và giải thích vì sao chọn đáp án đó? A. 3620 m B. 1810 m C. 3280 m D. 1640 m Giẩi thích: . Câu 9: Một ô tô trong 3giờ đầu mỗi giờ đi được 48 km trong 2 giờ sau mỗi giờ đi được 43 km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km? Hãy chọn đáp án đúng và giải thích vì sao chọn đáp án đó? A. 91 km B. 115 km C. 46 km D. 230 km Giẩi thích: . Câu 10: Hình chữ nhật có chu vi là 56 cm chiều rộng bằng chiều dài. Diện tích của hình chữ nhật sẽ là: A. 187 cm2 B. 182 cm2 C. 168 cm2 D. 192 cm2 Hãy chọn đáp án đúng và giải thích vì sao chọn đáp án đó? Giẩi thích: . Câu 11: Một ô tô cứ đi 200 km thì tiêu thụ hết 24 lít xăng Hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm a. Nếu ô tô đi 100 km thì tiêu thụ hết ..............lít xăng. b. Nếu ô tô đi 25 km thì tiêu thụ hết.................lít xăng Câu 12:Hình sau có bao nhiêu góc nhọn: A. 7 B. 8 C. 9 D. 10 2) Môn Tiếng Việt Câu 1: “ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh .ao gài thắt lưng” Tố Hữu Chọn chữ cái để điền vào chỗ chấm cho thích hợp A. d B. gi C. r Câu 2: Từ nào dưới đây viết đúng chính tả: A. vển vông B. vễn vông C. viễn vông D. viển vông Câu 3: Trong bài thơ “Mẹ ốm” của Trần Đăng Khoa cậu bé đã làm gì để cho Mẹ vui: a. Lấy trầu cho mẹ ăn. b. Đọc truyện Kiều cho mẹ nghe. c. Bóc cam cho mẹ ăn. d. Ngâm thơ, diễn kịch, múa ca cho mẹ xem Câu 4: Nối tên bài tập đọc ở cột A với tên chủ điểm tương ứng ở cột B A B Dế mèn bênh vực kẻ yếu Có chí thì nên Những hạt thóc giống Trên đôi cánh ước mơ ở vương quốc tương lai Măng mọc thẳng Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi Thương người như thể thương thân Câu 5: Câu thơ sau có bao nhiêu từ đơn bao nhiêu từ phức: “Rất công bằng, rất thông minh Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang” A. 14 từ đơn B. 4 từ đơn; 5 từ phức C. 8 từ đơn; 3 từ phức D. 10 từ đơn; 2 từ phức Câu 6: Trong các từ sau từ nào là từ láy A. bờ bãi B. thúng mủng C. thung lũng D. xao xuyến Câu 7: Trong các câu dưới đây những câu nào là câu kể Ai làm gì? a. Sầm Sơn là bãi biển đẹp của nước ta. b. Cô Lan hát rất hay. c. Cậu nắng ngủ quên trên chòm lá. d. Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học. Câu 8: Từ nghị lực có nghĩa là: a. Làm việc liên tục, bền bỉ. b. Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động không lùi bước trước khó khăn. c. Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ. d. Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc. Câu 9: Trong bài tập đọc: “Ông Trạng thả diều” Vì sao chú bé Hiền lại được gọi là Ông Trạng thả diều? a. Vì chú thả diều rất giỏi. b. Vì chú là người nói khoác. c. Vì chú vừa học giỏi lại vừa thả diều giỏi. d. Vì chú đỗ trạng nguyên lúc chú đang còn là chú bé chơi thả diều. Câu 10: Trong các câu dưới đây câu nào ghi sai dấu câu: a. Bạn có thích chơi diều không? b. Tôi không biết bạn có thích chơi diều không? c. Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất? d. Ai dạy bạn làm diều đấy? e. Thử xem ai khéo tay hơn nào? Câu 11: Trong câu chuyện: “Lời ước dưới trăng” của tác giả Phạm Thị Kim Nhường nhân vật chị Ngàn đã cầu ước điều gì? a. Mẹ của chi khỏi bệnh. c. Sau này mình được sung sướng b. Mắt của chị sáng lại. d. Bác hàng xóm khỏi bệnh. Câu 12: Đề bài nào trong các đề bài sau thuộc loại văn kể chuyện? hãy khoanh tròn vào các chữ cái A, B, C . Giải thích tại sao đề bài đó thuộc loại văn kể chuyện? A. Lớp em vừa có một bạn theo gia đình chuyển đi xa. em hãy viết thư thăm bạn và kể tình hình học tập của lớp cho bạn em biết. Giải thích:.. . B. Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể. Giải thích:.. . C. Sân trường có rất nhiều cây bóng mát em hãy tả lại một cây mà em cùng các bạn thường hay vui chơi dưới bóng cây đó. Giải thích:.. . Câu 13: Khi làm văn có mấy cách mở bài, kết bài? A. 2 cách mở bài , 1 cách kết bài B. 1 cách mở bài , 2 cách kết bài C. 1 cách mở bài , 1 cách kết bài D. 2 cách mở bài , 2 cách kết bài Câu 14: Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu tả một đồ vật mà em thích nhất. . 3) Môn Đạo đức Câu 1: Điền chữ Đ vào ô trống trước ý thể hiện sự vượt khó trong học tập: Nhà An nghèo nhưng An vẫn học giỏi. Hôm nay Lan không đi học vì trời mưa rét Bài tập dù khó mấy Hà vẫn cố gắng suy nghĩ để tìm ra cách giải Chưa học bài xong buồn ngủ quá Thuỷ liền đi ngủ. Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý em cho là đúng Trong giờ kiểm tra học sinh cần phải: A. Tự làm bài của mình. C. Cho bạn nhìn bài. B. Nhìn bài của bạn. D. Giở sách ra để chép bài. Câu 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước việc làm thể hiện phép lịch sự với mọi người: A. Ăn uống từ tốn không rơi vãi, không vừa ăn vừa nói chuyện. B. Ngồi để chân lên ghế. C. Chạy nhảy làm ồn ào ở nơi công cộng D. Xin lỗi khi làm phiền người khác. E. Nói tục chửi tục, nói bậy. G. Cảm ơn khi được giúp đỡ. 4) Môn Khoa học Câu 1: Chọn câu trả lời đúng về vai trò của chất bột đường: A. Xây dựng và đổi mới cơ thể. B. Cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và duy trì nhiệt độ cơ thể. C. Giàu năng lượng giúp cơ thể hấp thu tốt một số Vi - ta - min. D. Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo cho bộ máy tiêu hoá làm việc bình thường. Câu 2: Chọn câu trả lời đúng Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên là: A. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước. B. Từ hơi nước ngưng tụ thành nước. C. Hiện tượng tạo thành các giọt sương. D. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại. Câu 3: úp một cái cốc thuỷ tinh lên cây nến, cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn. Em hãy chọn lời giải thích đúng dưới đây: A. Khi nến cháy khí các bô nic bị mất đi nên cây nến bị tắt. B. Khi nến cháy khí ô xy bị mất đi mà không được cấp thêm không khí nên cây nến bị tắt. C. Khi nến cháy khí các bô nic mất đi, khi ta úp cốc không có thêm không khí để cung cấp thêm khí các bô níc nên nến tắt. 5) Môn Lịch sử Câu 1: Nối tên các nước với tên các kinh đô tương ứng qua các thời kì: Văn Lang Cổ Loa ( Hà Nội) Âu Lạc Phong Châu (Phú Thọ) Đại Cồ Việt Hoa Lư (Ninh Bình) Đại Việt Thăng Long (Hà Nội) Câu 2: Nhà Lý dời Đô ra Thăng Long năm nào? A. 1005 B. 981 C. 1010 D. 1011 Câu 3: Nối tên các triều đại với tên sự kiện tiêu biểu thích hợp Nhà Tiền Lê Đạo phật phát triển mạnh. Nhà Đinh Giáo Dục, văn học, khoa học phát triển. Nhà Lý Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất 981. Nhà Trần Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân. Nhà Hậu Lê Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên. 6) Môn Địa lí Câu 1: Chọn câu trả lời đúng: Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông nào bồi đắp nên A. Sông Đà và Sông Hồng. B. Sông Hồng và Sông Thái Bình. C. Sông Mã và Sông Chu. D. Sông Cửu Long và Sông Ba. Câu 2: Tây Nguyên là vùng đất như thế nào: A. Vùng đồi với nhiều đỉnh tròn sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp. B. Vùng đất khá bằng phẳng mở rộng dần ra biển C. Vùng đất với nhiều cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. D. Vùng núi với các đỉnh nhọn sườn dốc thung lũng hẹp và sâu. Câu 3: Thành phố Sài Gòn được mang tên Thành phố Hồ Chí Minh năm nào: A. 1976 B. 1975 C. 1974 D. 1977 7) Môn Kĩ thuật Hãy khoanh tròn vào các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Dụng cụ dùng để khâu thường là: A. Kéo cắt vải C. Bút chì. E. Kim khâu. B. Thước D. Khung thêu. G. Phấn vạch Câu 2: Đặc điểm của đường khâu đột thưa là: A. Mũi khâu ở hai mặt đường khâu giống nhau. B. Mũi khâu ở mặt phải đường khâu giống mũi khâu thường. C. Mũi khâu ở mặt trái đường khâu giống mũi khâu thường . D. ở mặt trái đường khâu mũi sau lấn lên 1/3 mũi trước liền kề. Câu 3: Hãy đánh số thứ tự vào ô trống cho đúng qui trình trồng rau hoa: Xác định vị trí trồng hoa. Tưới nước. Đặt cây vào hốc. Đào hốc 8) Môn Âm nhạc Hãy khoanh tròn vào các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Bài hát :"Em yêu hoà bình" của tác giả nào? A. Phong Nhã. C. Ngô Ngọc Báu. B. Nguyễn Đức Toàn. D. Dân ca đồng bằng Bắc Bộ. Câu 2: Đánh số 1, 2, 3, 4 đúng thứ tự xuất hiện của các từ sau trong bài hát Bàn tay mẹ của tác giả Bùi Đình Thảo: ủ ấm con Bế chúng con Chăm chúng con Vì chúng con Câu 3: Nốt trắng ngân dài bằng bao nhiêu A. 1 nốt đen B. 2 nốt đen C. 2 nốt đơn D. 1 nốt đơn 9) Môn Mĩ thuật Hãy khoanh tròn vào các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Tác giả bức tranh "Phố cổ" là của: A. Tô Ngọc Vân . C. Nguyễn Tiến Chung. B. Bùi Xuân Phái. D. Tạ Kim Chi. Câu 2: Ba màu được gọi là màu cơ bản (hay màu gốc) là: A. Đỏ, da cam, vàng. C. Đỏ, vàng, xanh lam. B. Xanh lam, xanh lục, vàng. D. Đỏ, tím, xanh lam. Câu 3: Thế nào là bài vẽ theo mẫu đẹp: A. Bài vẽ gần giống mẫu. B. Bài vẽ có màu sắc đẹp. C. Bài vẽ to gần bằng mẫu. D. Bài vẽ gần giống mẫu (hoặc giống mẫu), tô màu đẹp bố cục hợp lí. 10) Môn Thể dục Hãy khoanh tròn vào các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Bài thể dục phát triển chung gồm mấy động tác. A. 5 động tác. B. 7 động tác. C. 9 động tác. D. 8 động tác. Câu 2: Khi đi đều bị sai nhịp ta sửa như thế nào là đúng: A. Bước thêm một bước đệm. C. Bước thêm ba bước đệm B. Bước thêm hai bước đệm. D. Không bước thêm bước đệm nào. Câu 3: Khi tập động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung nhịp 1 như thế nào: A. Chân phải bước về trước hai tay đưa lên cao. B. Chân trái đưa ra sau hai tay đưa lên cao. C. Chân phải bước sang ngang hai tay dang ngang. D. Chân trái bước sang ngang hai tay đưa ra trước. Đáp án: 1) Môn Toán Câu 1: 1 điểm B. 8.000 Câu 2: 1,5 điểm C. 4035 Câu 3: 1 điểm B. 102 Câu 4: 1,5 điểm D. 2010 Câu 5: 1 điểm D. Câu 6: 2 điểm A. 119 Câu 7: 1,5 điểm B. Câu 8: 2,5 điểm B. 1810 m Giải thích: Ngày thứ hai sửa được là: (3450 + 170) : 2 = 1810 m Câu 9: 3,5 điểm C. 46 km Giải thích: Số km đi trong 3 giờ đầu là: 144 km Số km đi trong 2 giờ sau là: 86 km Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là: ( 144 + 86) : 5 = 46 km Câu 10: 3,5 điểm C. 192 cm2 Giải thích: Nửa chu vi hình chữ nhật là: 56 : 2 = 28(cm) Chiều rộng là: 28 : (3+4) x 3 = 12 (cm) Chiều dài là: 28 – 12 = 16 (cm) Diện tích là: 12 x 16 = 192 (cm2 ) Câu 11: 2 điểm a. 12 lít xăng b. 3 lít xăng Câu 12: 3 điểm D. 10 2) Môn Tiếng việt Câu 1: 1 điểm A. d Câu 2: 1 điểm D. viển vông Câu 3: 2 điểm d. Ngâm thơ, diễn kịch, múa ca cho mẹ xem Câu 4: 2 điểm A B Dế mèn bênh vực kẻ yếu Có chí thì nên Những hạt thóc giống Trên đôi cánh ước mơ ở vương quốc tương lai Măng mọc thẳng Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi Thương người như thể thương thân Câu 5: 3 điểm B. 4 từ đơn; 5 từ phức Câu 6: 2 điểm D. xao xuyến Câu 7: 2 điểm c. Cậu nắng ngủ quên trên chòm lá. d. Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học. Câu 8: 2 điểm b. Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động không lùi bước trước khó khăn. Câu 9: 2 điểm d. Vì chú đỗ trạng nguyên lúc chú đang còn là chú bé chơi thả diều. Câu 10: 3 điểm b. Tôi không biết bạn có thích chơi diều không? c. Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất? e. Thử xem ai khéo tay hơn nào? Câu 11: 1 điểm d. Bác hàng xóm khỏi bệnh Câu 12: 2 điểm B. 2 điểm Giải thích: Vì khi làm đề văn này em kể một câu chuyện có cốt truyện có nhân vật; Diễn biến của chuyện ; ý nghĩa của chuyện Câu 13: 1 điểm D. 2 cách mở bài , 2 cách kết bài Câu 14: 4 điểm Học sinh viết có bố cục ba phần rõ ràng (1 điểm) Giới thiệu được đồ vật mình tả, biết dùng các từ ngữ có hình ảnh, cảm xúc để miêu tả những đặc điểm của đồ vật mình tả (2 điểm) Nêu được tình cảm thái độ của bản thân với đồ vật đó (1 điểm) 3) Môn Đạo đức Câu 1: 2 điểm Đ. Nhà An nghèo nhưng An vẫn học giỏi. Đ. Bài tập dù khó mấy Hà vẫn cố gắng suy nghĩ để tìm ra cách giải Câu 2: 2 điểm A. Tự làm bài của mình. Câu 3: 2 điểm A. Ăn uống từ tốn không rơi vãi, không vừa ăn vừa nói chuyện D. Xin lỗi khi làm phiền người khác. G. Cảm ơn khi được giúp đỡ. 4) Môn Khoa học Câu 1: 2 điểm B. Cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và duy trì nhiệt độ cơ thể. Câu 2: 2 điểm D. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại. Câu 3: 2 điểm B. Khi nến cháy khí ô xy bị mất đi mà không được cấp thêm không khí nên cây nến bị tắt. 5) Môn Lịch sử Câu 1: 2 điểm Văn Lang .. Phong Châu (Phú Thọ) Âu Lạc ...Cổ Loa ( Hà Nội ) Đại Cồ Việt ..Hoa Lư (Ninh Bình) Đại Việt Thăng Long ( Hà Nội ) Câu 2: 2 điểm C. 1010 Câu 3: 2 điểm Nhà Tiền Lê Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất 981 Nhà Đinh Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Nhà LýĐạo phật phát triển mạnh Nhà Trần Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên Nhà Hậu Lê .. Giáo dục, văn học, khoa học phát triển mạnh 6) Môn Địa lí Câu 1: 2 điểm B. Sông Hồng và Sông Thái Bình. Câu 2: 2 điểm C. Vùng đất với nhiều cao nguyên xếp tầng cao thấp. Câu 3: 2 điểm A. 1976 7) Môn Kĩ thuật Câu 1: 2 điểm A. Kéo cắt vải E. Kim khâu. B. Thước G. Phấn vạch Câu 2: 2 điểm B. Mũi khâu ở mặt phải đường khâu giống mũi khâu thường. D. ở mặt trái đường khâu mũi sau lấn lên 1/3 mũi trước liền kề. Câu 3: 2 điểm 1. Xác định vị trí trồng hoa. 3. Đặt cây vào hốc. 4.Tưới nước. 2.Đào hốc. 8) Môn Âm nhạc Câu 1: 2 điểm B. Nguyễn Đức Toàn Câu 2: 2 điểm 3. ủ ấm con 2. Chăm chúng con 1. Bế chúng con 4. Vì chúng con Câu 3: 2 điểm B. 2 nốt đen 9) Môn Mĩ thuật Câu 1: 2 điểm B. Bùi Xuân Phái Câu 2: 2 điểm C. Đỏ, vàng, xanh lam. Câu 3: 2 điểm D. Bài vẽ gần giống mẫu (hoặc giống mẫu), tô màu đẹp bố cục hợp lí. 10) Môn Thể dục Câu 1: 2 điểm D. 8 động tác Câu 2: 2 điểm A. Bước thêm một bước đệm Câu 3: 2 điểm B. Chân trái đưa ra sau tay đưa lên cao.
File đính kèm:
- DE THI HSG L4 - TH PHU Y£N.doc