Đề thi học sinh giỏi Tổng hợp Lớp 4 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Xuân Thắng
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Tổng hợp Lớp 4 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Xuân Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Đề thi học sinh giỏi lớp 4 XUÂN Thắng Năm học: 2006- 2007. (Bộ đề gồm 50 câu, mỗi câu 2 điểm) * Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu1: Danh từ là những từ: A. chỉ người và vật B. chỉ màu sắc. C. chỉ hoạt động. D. chỉ sự vật(người, vật,hiện tượng,khái niệm hoặc đơn vị) Câu 2: Điền chữ D vào ô trống trước danh từ, chữ Đ vào ô trống trước động từ, chữ T vào ô trống trước tính từ các từ sau: a. tổ tiên. d. yêu thương b. thông minh e.thơm phức c. thức dậy. g. cuộc sống Câu 3 Muốn tả ngoại hình của nhân vật ta cần chú ý tả: A. vóc người. D. lời nói. B. khuôn mặt. D. cuộc sống. C. Tính cách E. y phục. Câu 4: Theo em, tác giả viết bài thơ’ Gà trống và Cáo”nhằm mục đích gì? A. Kể chuyện Cáo gian ngoan mắc mưu Gà trống. B. Kể chuyện Gà trống đã làm Cáo sợ mất vía. C. Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào. Câu 5: Những thành ngữ nào sau đâykhông nói về lòng nhân hậu đoàn kết: A. Môi hở răng lạnh. B.Thương người như thể thương thân. C. Cháy nhà ra mặt chuột. D. Máu chảy ruột mềm. Ê. Lá lành đùm lá rách. G. Đèn nhà ai nhà nấy rạng. Câu 6: Trong bài” Bè xuôi sông La”cách so sánh chiếc bè gỗ”Như bầy trâu lim dim/Đằm mình trong êm ả”có tác dụng gì? A. Cho thấy chiếc bè gỗ kềnh càng, to lớn. B. Cho thấy chiếc bè gỗ đi rất chậm. C. Cho thấy chiếc bè gỗ hiền hòa trôi xuôi dòng sông La. D. Tất cả các ý trên. Câu 7: Điền chữ L vào ô trống trước từ láy,Chữ G vào ô trống trước từ ghép,chữ Đ vào ô trống trước từ đơn trong các từ sau: a, nhỏ nhắn. đ, ăn h, đi đứng b, học hành. e, lành lạnh. i, quần. c, chạy. g, tươi tốt. k, thông minh. Câu 8: Khoanh tròn vào chữ cái trước các ý đúng nói về cách tóm tắt tin tức. A. Tóm tất tin tức nghĩa là thu ngắn bản tin lại còn một hoạc hai câu. B. Tóm tắt tin tức nghĩa là tạo ra một văn bản mới. C. Tóm tắt tin tức nghĩa là tạo ra một tin ngắnhơn nhưng cần thể hiệnđược nội dung chính của tin được tóm tất. Câu 9:Từ ngữ chỉ màu sắc được nhắc tới trong bài” Chợ Tết” A. đỏ. G. thắm B. hồng lam. H. trắng. C. xanh lơ. I. hồng son. D. đỏ chót. K. xanh lam E. xanh M. vàng. Câu10: Điền vào chỗ chấm cho hoàn chỉnh nội dung cần ghi nhớ về câu kể: - Câu kể(còn gọi là câu............................) là nhữnh câu dùng để: + Kể,.........hoặc............................về sự vật,sự việc. + Nói lên...................hoặc tâm tư,.........................của mỗi người. - Cuối câu kể thường có dấu................. Câu 11: Đọc câu: “TRong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai,nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh.” Câu trên thuộc kiểu câu: A. Ai-là gì? B. Ai-làm gì? C. Ai-thế nào? Câu 12: * Câu “Thân chú nhỏ và vàng như màu vàng của nắng mùa thu “ Vị ngữ trong câu trên là: A. nhỏ và vàng B. nhỏ và vàng như màu vàng của nắng mùa thu. C. như màu vàng của nắng mùa thu. * Câu: ”Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng.” Chủ ngữ trong câu trên là: A. Vừa buồn B. Vừa buồn mà lại vừa vui C.Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là Câu 13: Đọc khổ thơ: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái.” Nội dung chính của khổ thơ trên là: A. Tâm trạng bình thản ,ung dung của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn B. Người chiến sĩ coi thường khó khăn gian khổ. C. Tình đồng chí , đồng đội thắm thiết. D. Tinh thần lạc quan của người chiền sĩ. Câu 14: Khoanh vào chữ cái trước câu đúng nói về xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. A. Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn văn tả vê một bộ phận của cây. B Trong bài văn miêu tả cây cối,mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định:tả bao quát,tả từng bộ phận của cây hoặc tả cây theo từng mùa, từng thời kì phát triển. C. Khi viết hết mỗi đoạn văn cần đánh số thứ tự. D. Khi viết hết mỗi đoạn văn cần chấm xuống dòng. E. Cả hai ý B và D. Câu 15 *Có bao nhiêu số có hai chữ số.? A. 89 C. 91 B. 90 D. 100. *Có bao nhiêu số có ba chữ số? A. 899 C. 900 B. 910 D. 1000. Câu 16: Dãy số tự nhiên là: A. 0, 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 3, 4, 5,... C. 0, 1, 3, 5, 7,... D. 0, 1, 2, 3, 4, 5,... Câu17: Trong học kì Một vừa qua,ba khối lớp 2, 3, 4 đã thu nhặt được120kg giấy loại. Khối lớp Hai thu nhặt được nhiều hơn khối lớp Ba là 20kg, khối lớp Bốn thu nhặt được số kg giấy bằng trung bình cộng số kg giấy của hai khối kia. Hỏi khối Bốn thu nhặt được bao nhiêu ki-lô-gam giấy loại? A. 40kg B. 50kg C. 60kg D. 70kg. Câu18: Chu vi của hình vuông là 120cm.Tính diện tích hình vuông đó? A. 600 cm B. 900cm. C. 90 cm. D. 900cm. Câu19: Ngày 1 tháng 1 năm 2007 là ngày thứ hai. Hỏi ngày 1 tháng 1năm 2008 là ngày thứ mấy? A. thứ 2. B. thứ 3. C. thứ 4 D. thứ 5. Câu20 : Tìm X A. (X x 2 ):4 =1 B. ( X x 2) : 4 =1 C. ( X x 2) : 4 = 1 X x 2 =1 x 4 X: 4 = 1 x 2 ( X x 2 )= 4 : 1 X x 2 = 4 X: 4 = 2 X x 2 = 4 x = 4: 2 X= 2 x 4 X = 4 :2 x = 2. X = 8. X = 2. Câu 21: Phân số lớn nhất trong các phân số là: A. B. C. D. Câu22: Ông hơn cháu 59 tuổi, ba năm nữa tổng số tuổi của hai ông cháu là 81 tuổi. Hỏi hiện nay ông bao nhiêu tuổi? A. 134. B. 67. C. 90. D. 100. Câu 23: Với 6 chữ số : 0, 2, 3, 4, 5, 6, có thể lập được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau từ 6 chữ số trên? A. 120. B. 75 C. 90. D. 100. Câu 24: Hai số có hiệu là 783, biết rằng nếu viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn. Tìm số lớn ? A. 87. B. 870. C. 900. D. 857. Câu 25: Có hai thùng dầu, nếu chuyển hai lít từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì số dầu ở hai thùng bằng nhau, còn nếu chuyển 2 lít dầu từ thùng thứ hai sang thùng thứ nhất thì số dầu ở thùng thứ hai bằng số dầu ở thùng thứ nhất.Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu? A. 10 B. 8 C . 9 D. 6 Câu 26: Cho phân số . Hỏi phải thêm vào tử số và bớt đi ở mẫu số cùng một số nào để được phân số bằng ? A. 15 B. 16 C. 17 D. 18.. Câu 27: Nước có ở các thể nào? A. rắn B. lỏng C. khí. D. cả ba thể trên. Câu 28: Chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn vàphải thường xuyên thay đổi món ăn vì: A. Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khácnhau. B. Không một loại thức ăn nào cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể dù thức ăn đó chứa nhiều chất dinh dưỡng. C.Vừa giúp ta ăn ngon miệng,vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Câu 29: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất. Để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa,chúng ta cần phải giữ vệ sinh ăn uống như thế nào? A. Không ăn các loại thức ăn ôi,thiu. B. Không ăn cá sống, thịt sống. C. Không uống nước lã. D. Thực hiện tất cả các yêu cầu trên. Câu 30: Nối mốc thời gian tương ứng với sự kiện lịch sử. Thời gian Sự kiện A. 19- 5- 1890 1. Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. B. 3- 2- 1930 2. Ngày Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập. C. 2- 9- 1945 3. Ngày giải phóng Miền Nam. D. 30- 4- 1975 4. Ngày sinh Hồ Chủ Tịch. Câu 31: Lê Hoàn còn có tên gọi khác là: A. Lê Lợi B. Lê Lai C. Lê Đại Hành. Câu 32 Thái hậu họ Dương mời Lê Hoàn lên làm vua vì: A. Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi. B. Loạn 12 sứ quân. C. Nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta. D. Mọi người đạt niềm tin vào thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Câu 33: Đồng bằng nào có diện tích lớn nhất nước ta. A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Đồng bằng Nam Bộ. C. Đồng bằng duyên hải miền Trung. Câu 34: Để làm ra lúa gạo người dân phải lần lượt làm những công việc gì sau đây. Đánh số thứ tự 1,2,3,4,5,6,7,8. a, Nhổ mạ e, Gieo m ạ b, Làm đất g, Ph ơi th óc c, C ấy l úa i. Ch ăm s óc l úa d,Tuốt lúa k, k, G ặt l úa Câu 35: Hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung là A, Trồng rừng. B, Khai thác khoáng sản C. Làm muối, đánh bắt,nuôi trồng và chế biến thủy sản, Câu 36: Tiết kiệm thì giờ là: A, Làm nhiều việc một lúc B, Học suốt ngày không làm việc gì khác . C, Sử dụng thời giờ một cách hợp lí, có ích. D, Ch ỉ sử dụng thời giờ vào những việc mình thích làm. Câu 37: Những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy giáo cô giáo là: A. C hịu khó, chăm chỉ học tập. B. Hay làm việc riêng, nói chuyện trong giờ học. C. Lễ phép với thầy giáo cô giáo. D. Không học bài trước khi đến lớp. E.Thăm hỏi, động viên khi thầy ( cô ) gặp chuyện buồn. Câu 38: Khi gặp bài khó, em sẽ: A. Nhờ bạn bè, bố mẹ hoặc anh chị giảng hộ. B. Xem lại những kiến thức có liên quan, tự suy nghĩ làm xong mới đi ngủ. C. Cả hai phương án trên. Câu39:Tác giả của bức tranh “Gội đầu “ là: A. Ngô Minh Cầu. B. Trần Văn Cẩn. C. Bùi Xuân Phái. Câu 40: Đánh số thứ tự lần lượt các bước vẽ theo mẫu: a, Phác khung hình của từng vật mẫu b, Vẽ phác các nét chính của từng vật mẫu. c ,Ước lượng và vẽ khung hình chung mẫu. d, Nhìn mẫu vẽ chi tiết. e, Vẽ đậm nhạt hoặcvẽ màu. Câu 41: Sắp xếp các màu sau thành các nhóm gam màu nóng, màu lạnh: “Đỏ, vàng, xanh, tím, hồng, đen ” - Gam màu nóng: ............................................................................................................................................ - Gam màu lạnh: ............................................................................................................................................ Câu 42: Bài hát do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác là: A. Em yêu hòa bình. B. Khăn quàng thắm mãi vai em. C. Trên ngựa ta phi nhanh. D. Bạn ơi lắng nghe. Câu 43: Khung nhạc gồm mấy dòng kẻ: A. 4 B. 5 C. 6 Câu 44 * Độ dài của nốt trắng bằng mấy nốt đen: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 * Giá trị của một nốt đen bằng mấy nốt đơn. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 45: Em hãy chọn từ thích hợp dưới đây điền vào chỗ chấm để nêu cách khâu đột thưa: “lùi, tiến, phải, trái”. - Khâu đột thưa được thực hiện từ .................. sang........... và theo qui tắc .............. một mũi, ............... ba mũi trên đường Câu 46:Trồng cây trong chậu được thực hiện theo trình tự: a.Cho đất vào chậu. b. Đặt mảnh sành họăc mảnh ngói vỡ lên trên lỗ ở đáy chậu c. Đặt cây vào chậu và lấp đất d. Tưới nước. Câu 47: Chất nào sau đây không có trong rau xanh? A. Vitamin B. Bột đường C. Chất béo D. Các chất dinh dưỡng. : Câu 48: Khi thực hiện động tác “ Quay sau” em sẽ thực hiện : A. Đứng nghiêm để quay sau. B. Chân phải đưa về phía sau rồi quay. C. Chân phải đưa về phía sau cách chân trái nửa bàn chân, quay về bên phải sang đằng sau. Sau đó rút chân trái về. Câu 49:Những động tác nào sau đây dùng cho bài tâp “ Khởi động”: A. Xoay khớp tay D. Động tác điều hòa B. Động tác nhảy E. Xoay khớp đầu gối C. Xoay cổ chân G. Xoay khớp hông Câu 50: Khi dóng hàng điểm số ta thực hiện như thế nào? A. Nhìn thấy gáy người thứ ba đứng im, điểm số. B. Không nhìn thấy gáy người thứ ba, đánh mắt sang phải, điểm số. C. Không nhìn thấy gáy người thứ ba, đánh mắt sang bên trái điểm số.
File đính kèm:
- dethigioilop4-5.doc
- dapandethi hoc simhgioi lop4..doc