Đề thi học sinh giỏi Tổng hợp Lớp 4,5 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Xuân Tín

doc20 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Tổng hợp Lớp 4,5 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Xuân Tín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục thọ xuân 
trường tiểu học xuân tín 
đề thi học sinh giỏi lớp 5 - Năm học: 2006 - 2007
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Môn toán
Mỗi bài tập dưới đây nêu kèm theo một số cấu trả lời A, B, C, D 
(là đáp số, là kết quả tính...) Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Viết số 0 dưới dạng một phân số: 
	A. 	B. 	C. 	D. Đáp số khác. 
Câu 2: Số một trăm linh hai đơn vị và tám phần nghìn đơn vị viết là: 
	A. 102,8	B. 102,008
	C. 102,0	D. Đáp số khác
Câu 3: Tính . (100 + 37) x 37 + (200 - 63) x 63 
	A. 300	B. 13700
	C. 10 000	D. Đáp số khác 
Câu 4: 15 lít dầu hỏa nặng 11,4kg. Hỏi 5 lít dầu hỏa cân nặng bao nhiêu? 
	A. 3,8kg 	B. 7,6kg 
	C. 68,4kg 	D. Đáp số khác 
Câu 5: Một ô tô trong 3 giờ đầu mỗi giờ đi được 39km. Trong 3 giờ sau mỗi giờ chạy được 35km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô chạy được bao nhiêu km? 
	A. 36,5km/giờ 	B. 37kg/giờ 
	C. 36 km/giờ 	D. Đáp số khác
Câu 6: Hiện nay tổng số tuổi của hai ông cháu là 80 tuổi. Biết rằng sau đây 2 năm ông gấp 6 lần tuổi cháu. Tuổi cháu sau 2 năm là bao nhiêi tuổi?
A) 12	b) 15 Tuổi
C) 11 tuổi	D) 10 tuổi
Câu 7: Một cửa hàng bán được 420 kg gạo, bằng 25% tổng số gạo trong kho. Hỏi trong kho còn bao nhiêu tấn gạo?
A) 4 tấn	B) 1,68 tấn
C) 3.580 tấn	D) Đáp số khác
Câu 8: Người ta dùng 300 viên gạch vuông cạnh 4 dm lát vừa kín một nền nhà hình chữ nhật . Hỏi diện tích nền nhà đó là bao nhiêu mét vuông?
A) 12 m2	B) 4800m2
C) 480m2	D) 48m2
Câu 9: Một hình vuông và một hình chữ nhật có chu vi bằng nhau. Hỏi diện tích của hình nào lớn hơn?
A) Diện tích hình vuông lớn hơn
B) Diện tích hình chữ nhật lớn hơn 
C) Đáp số khác
Câu 10: Tìm số có hai chữ số, biết rằng nếu viết thêm vào bên trái số đó chữ số 3, ta được số mới bằng 5 lần số phải tìm?
A) 25	B) 50
C) 75	D) 45
Câu 11: Vòi A chảy mỗi giờ được 2/3 thể tích bể, vòi B chảy một mình đầy bể trong 4 giờ . Hỏi nếu hai vòi cùng chảy thì dau bao nhiêu đầy bể.
Bài giải
Câu 12: Tính diện tích phần gạch chéo biết rằng bán kính hình tròn lớn là 12 cm và hai hình tròn bé có đường kính bằng nhau.
Tiếng việt
Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Trong các từ : Châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn, có bao nhiêu từ láy?
A) 6từ	B) 4 từ	C) 5 từ	D) 7 từ
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào dùng từ đồng âm để chơi chữ.
A) Buổi tối, nhà em thường ăn cơm muộn.
B) Cấm đá cầu trên cầu.
C) Lúc này trời đứng gió.
Câu 3: Trong các cách ngắt nhịp sau, cách ngắt nhịp nào đúng?
A) 	Chắt trong vị ngọt/ mùi hương
Lặng thầm thay/những con đường ong bay.
B) 	Chắt trong vị ngọt/mùi hương
 	Lặng thầm thay những/con đường ong bay.
C) 	Chắt trong/ vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay/những con đường ong bay
Câu 4: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? 
A. Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất,thưa thớt. 
B. Róc rách, nho nhỏ , lim dim, hối hả, lặng im, lất phất. 
C. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách. 
Câu 5: Màu sắc chủ yếu được tác giả Tô Hoài miêu tả trong bài "Quang cảnh làng mạc ngày mùa"là màu: 
	A. Đỏ 	B. Vàng 	C. Xanh 	D. Tím 
Câu 6: Bài: "Phong cảnh đền Hùng" thuộc chủ điểm nào? 
A. Người công dân
B. Vì cuộc sống thanh bình. 
C. Nhớ nguồn
Câu 7: Bài thơ : "Cửa sông" của tác giả nào? 
	A. Trần Ngọc 	B. Quang Huy 	C. Trúc Thông 
Câu 8: Từ nào viết đúng chính tả? 
	A. Tranh ảnh 	B. Cạnh chanh 
Câu 9: Nối các cụm từ ở cột bên trái với cụm từ ở cột bên phải để tạo nên các tục ngữ, thành ngữ quen dùng .
- Cách nối nào đúng?
A. 	
Nói bóng
chân sóng
Tóc bạc
đến bến
Qua sông
răng long
Ngọn nguồn
nói gió
B.
Nói bóng
chân sóng
Tóc bạc
đến bến
Qua sông
răng long
Ngọn nguồn
nói gió
Câu 10: Một năm mới bắt đầu . 
Câu trên thuộc kiểu câu nào? 
A. Ai làm gì? 
B. Ai thế nào? 
C. Ai là gì? 
Câu 11: Cho các câu: 
a. Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
b. Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sống mãi. 
c. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. 
Trong 3 câu trên có mấy câu ghép? 
	A. 3 câu 	B. 2 câu 	C. 1 câu 
Câu 12: Những trường hợp nào dưới đây cần ghi biên bản? 
A. Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử. 
B. Đêm liên hoan văn nghệ . 
	C. Bàn giao tài sản . 
Câu 13: Trong bài tập đọc "Sắc màu em yêu" bạn nhỏ yêu mấy sắc màu? 
	A. 6 	B. 7 	C. 8 	D. 5
Câu 14: Dựa vào ý khổi thơ 2 trong bài thơ "Hạt gạo làng ta" của Trần Đăng Khoa viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức.
Kỹ thuật
Câu 1: Phân loại thức ăn nuôi gà theo mấy nhóm? 
	A. 2 nhóm 	B. 3 nhóm 	C. 4 nhóm 	 D. 5 nhóm 
Câu 2: Có mấy cách đính khuy 4 lỗ ? 
	A. 3 cách 
	B. 1 cách 
	C. 2 cách
Câu 3: Nuôi dưỡng gà gồm mấy công việc chủ yếu ? 
	A. 2 	B. 3 	C. 4 
Thể dục
Câu 1: Động tác "Thăng bằng" là động tác thứ mấy trong bài thể dục phát triển chung lớp 5? 
	A. Thứ tư 	B. Thứ năm 	C. Thứ sáu 	D. Thứ bảy 
Câu 2: Trong bài thể dục phát triển chung lớp 5 động tác nào sau đây có: Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang 1 bước rộng hơn vai, đồng thời gặp thân sâu, bàn tay phải chạm mũi chân trái, thẳng chân, tay trái giơ thẳng lên cao, mặt hướng sang trái. 
	A. Động tác vặn mình. 
	B. Động tác thăng bằng 
	C. Động tác toàn thân 
	D. Động tác chân 
Câu 3: Trong động tác "Vặn mình" nhịp 3 và nhịp 1 như thế nào? 
	A. Giống nhau 	B. Khác nhau 
Môn đạo đức
Câu 1: Giỗ tổ Hùng Vương tổ chức ở 
	A. Hà Nội 	B. Phú Thọ 
	C. TP Hồ Chí Minh 
Câu 2: Những ngày và tên tổ chức dành riêng cho phụ nữ là: 
	A. Ngày 2 tháng 9 
	B. Ngày 8 tháng 3 
	C. Ngày 20 tháng 10 
	D. Ngày 30 tháng 4 
	Đ. Hội Phụ nữ Việt Nam 
	E. Hội sinh viên Việt Nam 
	G. Câu lạc bộ các nữ doanh nhân . 
Câu 3: Những hành vi, việc làm nào dưới đây là phù hợp khi đến Uỷ ban nhân dân xã (phường)? 
A. Nói chuyện to trong phòng làm việc . 
B. Chào hỏi khi gặp các bác cán bộ Uỷ ban nhân dân xã (phường). 
C. Xếp thứ tứ để đợi giải quyết công việc. 
Môn khoa học
Câu 1: Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay gái. 
	A. Cơ quan tuần hoàn . 
	B. Cơ quan tiêu hóa.
	C. Cơ quan sinh dục .
	D. Cơ quan hô hấp. 
Câu 2: Tác nhân gây bệnh sốt suất huyết là: 
	A. Muỗi a - nô - phen 	B. Vi rút 
	C. Muỗi vằn 	D. Bọ gậy 
Câu 3: Nên làm gì để phòng bệnh viên gan A? 
	A. Ăn chín 
	B. Uống nước đã đun sôi. 
	C. Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
	D. Thực hiện tất cả các việc trên. 
Môn Lịch sử - Địa lý
Câu 1: Để giải quyết nạn đói,Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện những biện pháp
	A. Lập hũ gạo cứu đói. 
	B. Quyên góp tiền, vàng. 
	C. Trồng những cây lương thực có năng suất cao. 
	D. Đẩy mạnh khai hoang, tăng gia sản xuất. 
Câu 2: Mốc thời gian bắt đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta là: 
	A. Ngày 23/9/1945	B. Ngày 19/12/1945
	C. Ngày 23/11/1946	D. Ngày 20/12/1946
Câu 3: Hãy điền các từ ngữ : Đồng bào, chân lí, dân, cầm súng vào chỗ chấm (....) trong đoạn văn sau cho phù hợp : 
"............................. Nam Bộ là ...............nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song ............................ đó không bao giờ thay đổi". Để bảo vệ chân lí ấy, nhân dân ta không còn con đường nào khác, buộc phải................................. đứng lên. 
Câu 4: Năm 2004 nước ta có số dân là: 
	A. 76,3 triệu người 	B. 80,2 triệu người 
	C. 82,0 triệu người 	D. 81,2 triệu người 
Câu 5: Các ngành công nghiệp ở nước ta phân bố tập trung ở. 
	A. Vùng núi và cao nguyên 
	B. Vùng núi và trung du 
	C. Đồng bằng và ven biển 
Câu 6: Đặc điểm của khí hậu, nhiệt đới gió mùa nước ta là: 
	A. Nhiệt độ cao, có nhiều gió và mưa 
	B. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa 
	C. Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa 
	D. Nhiệt độ cao, gió và mưa không thay đổi theo mùa
Môn Mĩ thuật
Câu 1: Bức tranh "Nghỉ chân bên đồi" của họa sĩ:
	A. Mai Văn Hiến 	B. Tô Ngọc Vân 
	C. Đỗ Hữu Huề 	D. Nguyễn Thụ 
Câu 2: Tượng: Phật A - di - đà (chùa phật Bắc Ninh) là điêu khắc cổ được làm bằng chất liệu: 
	A. Đất nung 	B. Thạch cao 
	C. Đồng 	D. Đá 
Câu 3: Tranh du kích tập bắn vẽ bằng chất liệu là:	
	A. Tranh lụa 	B. Tranh màu bột 
	C. Tranh sơn dầu 	D. Tranh sơn mài . 
Âm nhạc .
Câu 1: Bài hát " Những bông hoa những bài ca" nhạc và lời của ai? 
	A. Phan Huỳnh Điểu
	B. Hoàng Long 
	C. Hàn Ngọc Bích 
Câu 2: Câu hát "Cho bầy em cắp sách tới trường vui" trong bài hát nào? 
	A. Hãy giữ cho em bầu trời xanh . 
	B. Reo vang bình minh 
	C. Những bông hoa những bài ca . 
4
4
Câu 3: Bài hát nào sau đây viết ở nhịp ? 
A. Những bông hoa những bài ca 
	B. Reo vang bình minh 
	C. Ước mơ . 
Đáp án chấm thi
 Môn toán
Câu
Khoanh vào chữ
Điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C: ( )
 B: (102,008) 
B: (13700) 
A: ( 3,8 kg) 
B: (37 km/giờ) 
A: (12 tuổi) 
B: (1,68 tấn) 
D: (48m2) 
A: (Diện tích hình vuông lớn hơn). 
C: (75) 
1
1
1
1
1
2
2
2
1
2
Câu 11: Học sinh giải đúng được 3,5 điểm 
Bài giải 
Vòi B chảy một giờ được số phần thể tích bể (0,5điểm) 
	 (thể tích bể )	(0,5điểm) 
1 giờ cả hai vòi cùng chảy thì được số phần thể tích bể : (0,5điểm) 
	 (thể tích bể ) 	( 0,5điểm) 
Thời gian để hai vòi chảy đầy bể là : 	( 0,5điểm)
	 (giờ) = 1 giờ 	( 0,5điểm)
	Đáp số: giờ 	( 0,5điểm)
Câu 12: Học sinh giải đúng được 4,5 điểm 
Bài giải : 
Diện tích hình tròn lớn là : 	( 0,5điểm)
	12 x 12 x 3,14 = 452,16 (cm2) 	( 0,5điểm)
	Bán kính hình tròn nhỏ là :	( 0,5điểm)
	12 : 2 = 6 (cm )	( 0,5điểm)
	Diện tích hình tròn nhỏ là :	( 0,5điểm)
	6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2)	( 0,5điểm)
	Diện tích phần gạch chéo là: 	( 0,5điểm)
	452,16 - 113,04 x 2 = 226,08 (cm2) 	( 0,5điểm)
	Đáp số: 226,08cm2 	( 0,5điểm)
Đáp án chấm thi
Môn
Câu
Khoang vào chữ
Điểm
Đạo đức
1
B
2
2
B, C, D, G
2
3
B,C
2
Khoa học
1
C
2
2
B
2
3
D
2
Lịch sử
Địa lý
1
A, B,D
2
2
D
2
3
Thứ tự các từ cần điền vào chỗ chấm: Đồng bào, dân, chân lí, cầm súng
2
4
C
2
5
C
2
6
B
2
Mĩ thuật
1
A
2
2
D
2
3
B
2
Đáp án chấm thi: Tiếng việt
Câu
Khoanh vào chữ
Điểm
1
C
2
2
B
2
3
A
2
4
C
2
5
B
1,5
6
C
2
7
B
1,5
8
A
1,5
9
A
2
10
B
2
11
C
2
12
C
2
13
B
2
Câu 14: (6điểm) Đoạn văn ngắn nêu được: Trưa tháng 6 nắng như đổ lửa. Nước ở các thửa ruộng nóng như có ai nấu lên. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt ruộng. Còn lũ cua nóng không chịu được, ngoi hết lên bờ. Thế mà giữa trời nắng chang chang, mẹ em lội ruộng cấy lúa.... Mỗi hạt gạo làm ra chưa bao niọt mồ hôi, bao nỗi vất vả của mẹ. 
Đáp án chấm thi: Kỹ thuật, thể dục, âm nhạc .
Môn
Câu
Khoanh vào chữ
Điểm
Kỹ thuật
1
2
3
C
C
A
2
1,5
2
Thể dục
1
2
3
C
C
A
1,5
2
1,5
Âm nhạc
1
2
3
B
A
C
1,5
1,5
2
phòng giáo dục thọ xuân 
trường tiểu học xuân tín 
đề thi học sinh giỏi lớp 4 - Năm học: 2006 - 2007
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Đoạn văn sau
Trước nhà, mấy bông hoa nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Tất cả vòm cây lá chen hoa bao trumg lấy ngôi nhà lẫnmảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giáy sẽ bốc bay lên , mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời ... Hoa giấy đẹp một cách giản dị".
Hãy khoanh tròn vào chữ đứng trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:
Câu 1: Câu nào tả màu sắc của giấy?
A- Câu 1 và 2	
B- Câu 2 và 3
C- Câu 3 và 4
Câu 2: Hoa giấy đẹp như thế nào?
A- Rực rỡ
B- Kiêu sa
C- Giản dị
Câu 3: Tác giả qua sát theo trình tự nào?
A- Thời gian 
B- Không gian
C- Từ xa đến gần
Câu 4: Câu văn sau có bao nhiêu từ
"Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc chừng mực nên tôi chóng lớn lắm".
A- 11 từ 	C- 13 từ 
B- 12 từ	D- 14 từ
Câu 5: Thành ngữ nào sau đây nói về tính "tự trọng"
A- Chết vinh còn hơn sống nhục
B- Vỏ quýt dày có móng tay nhọn.
C- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Câu 6: Từ nào ca ngợi các tính tốt
A- Tự tin	C- Tự ái
B- Tự ti	D- Tự hào
Câu 7: ý nào đúng với nghĩa của từ "Mơ tưởng"
A- Trạng thái như mơ ngủ, không rõ ràng.
B- Mong mỏi điều chỉ có thể có trong tưởng tượng.
C- Mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
Câu 8: Từ nào gần nghĩa với từ "Kiên trì"
A- Kiên cố
B- Kiên nhẫn 
C- Kiên định
Câu 9: Cho hai câu văn:
"Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Hai câu trên thuộc kiểu câu nào?
A- Ai (Con gì, cái gì ...) là gì?
B- Ai (...) thế nào?
C- Ai (...) làm gì?
Câu 10: Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi?
A- Bạn có thích chơi diều không?
B- Tôi không biết bạn có thích chơi diều không?
C- Hãy cho biết bạn thích chơi trò chơi nào nhất?
D- Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?
Câu 11: Truyện "ông trạng thả diều giúp em hiểu ra điều gì?
A- Chỉ cần nhớ và và thuộc bài trên lớp, ở nhà cần học ít thời gian thôi.
B- Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công.
C- Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng cho chúng em noi theo.
D- Nguyễn Hiền rất có chí 
Câu 12: Những từ ngữ nào sau đây viết sai chính tả.
A- Ngoằn ngèo	C- Ngả ngiêng
B- Ngoe nguẩy	D- Nghỉ ngơi
Câu 13: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây có từ ngữ viết sai chính tả?
A- Quạ tắm thì dáo, xáo tắm thì mưa.
B- Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua.
C- Chia năm xẻ bảy.
Câu 14: Tuổi thơ ai cũng có những đồ chơi đã từng gắn bó với mình như một người bạn. Em hãy tả lại một trong những đồ chơi đó.
(Bài viết không quá 15 dòng)
Câu 15: Tên nhà nước đầu tiên nước ta là:
A- Âu Lạc	C. Lạc Việt 
B- Văn Lang	D. Âu Việt
Câu 16: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo vào năm nào?
A- 948	C- 983
B- 938	D- 1010
Câu 17: Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược. 
A- Nam Hán	C- Mông - Nguyên
B- Tống	D- Minh
Câu 18: Bài thể dục phát triển chung của lớp 4 gồm có mấy động tác?
A- 7 động tác	D. 10 động tác
B- 8 động tác
C- 9 động tác
Câu 19: Động tác "Toàn thân" là động tác thứ mấy của bài thể dục phát triển chung của lớp 4?
A- Thứ 4	D. Thứ 7
B- Thứ 5
C- Thứ 6
Câu 20: Trò chơi "Bịt mắt bắt dê" em đã học ở lớp mấy.
A- Lớp 2
B- Lớp 3
C- Lớp 4
Câu 21: Em bị cô giáo hiểu nhầm và phê bình. Em sẽ.
A- Im lặng	
B- Giận dỗi cô giáo 
C- Gặp cô giáo giải thích rõ để cô hiểu	
D- Phản ứng gay gắt đối với cô và không muốn đi học 
Câu 22: Thực hiện tiết kiệm thời giờ là:
A- làm việc nhiều một lúc
B- Học suốt ngày, không làm việc gì khác.
C- Sử dụng thời giờ một cách hợp lý, có ích.
D- Chỉ sử dụng thời giờ vào những việc mình thích làm.
Câu 23: Những hành vi, việc làm nào tôn trọng luật giao thông?
A- Đi xe đạp hàng ba, hàng bốn trên đường giao thông.
B- Vừa đi xe máy vừa nói chuyện điện thoại di động.
C- Ngồi đằng sau xe máy,đội mũ bảo hiểm và bám chặt tay vào người ngồi trước
D- Sang đường theo tín hiệu đèn giao thông và đi đúng phần đường quy định.
E- Chạy qua đường mà không quan sát.
Câu 24: Bài hát: "Bạn ơi lắng nghe dân ca vùng nào"?
A- Dân ca Bắc Bộ 
B- Dân ca Nam Bộ
C- Dân ca Ba-Na
Câu 25: Đàn Tỳ bà có mấy dây?
A- 2 dây 
B- 3 dây 
C- 4 dây
Câu 26: Câu hát "Tiếng đàn cá vui đùa đáy cát" trong bài hát nào?
A-Bạn ơi lắng nghe 
B- Em yêu hoà bình
C- Trên ngựa ta phi nhanh
Câu 27: Số năm mươi tỉ, năm mươi triệu, năm mươi nghìn viết là.
A-50500050	C- 5050000050
B- 50000550	D- 50050050050
Câu 28: Số tự nhiên nhỏ nhất có mười chữ số khác nhau là 
A- 0123456789	C- 1023456789
B- 1234567890	D- 1034567892
Câu 29: Trên đường tròn có mấy đường kính.
A- 2 đường kính	C- 8 đường kính
B- 4 đường kính	D- Nhiều đường kính
Câu 30: Trên đoạn thẳng AB, điểm ở giữa của AB là:
A- Điểm O
B- Điểm N,O,P	A	M	N	O	P	Q	B
C- Điểm M,N,O,P,Q
D- Điểm N,O
Câu 31: An hỏi Bình: "Bây giờ là mấy giờ"? Bình trả lời "Từ bây giờ đến nửa đêm sẽ gấp đôi thời gian từ lúc bắt đầu ngày cho đến bây giờ"? Em giúp An tìm xem lúc Bình trả lời là mấy giờ?
A- 4 giờ	C- 8 giờ
B- 6 giờ	D- 12 giờ
Câu 32: Ngày mùng 1 tháng 12 năm 2007 là "thứ bảy". Hỏi ngày mùng 1 tháng 1 năm 2008 là thứ mấy?
A- Thứ hai	C- Thứ ba
B- Thứ năm	D- Thứ bảy
Câu 33: 5 tấn 5 yến 5 kg = ............. kg
A- 5055 kg	C- 50505 kg
B- 50055 kg	D- 5005 kg
Câu 34: Trong các góc vuông, góc nhọn, góc tù và góc bẹt. Độ lớn của góc bẹt là: 
A- Góc bẹt bằng 2 lần góc nhọn.
B- Góc bẹt bằng 2 lần góc tù
C- Góc bẹt bằng 2 lần góc vuông
D- Góc bẹt bằng góc vuông + góc tù
Câu 35: Hình bên, có mấy hình tam giác
A- 4	
B- 6
C- 8
D- 10
Câu 36: Có mấy cặp đường thẳng song song trong hình bên?
A- 4	B- 8
C- 10	D- 11
Câu 37: Cách sắp xếp nào đúng theo thứ tự từ bé đến lớn. 
Câu 38: Một số chia cho 2 dư 1, chia cho 3 dư 2. Hỏi số đó chia cho 6 thì dư mấy? 
	A. dư 1 	C. dư 3 
	B. dư 2	D. dư 5 
Câu 39: Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong thức ăn, người ta chia thức ăn thành mấy nhóm. 
	A. 2 nhóm 	C. 6 nhóm 
	B. 4 nhóm	D. 8 nhóm 
Câu 40: Trái đất quay quanh trục của nó 1 vòng hết 
	A. 1 ngày 	C. 1 tuần 
	B. 1 năm 	D. 1 tháng 
Câu 41: Câu nào dưới đây là sai. 
	A. Mặt Trời lớn hơn Trái Đất . 
B. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng 
C. Mặt Trời lớn hơn Mặt Trăng 
D. Trái Đất lớn hơn Mặt Trời
Câu 42: Kiểu khâu nào để tạo ra các mũi khâu cách đều nhau ở cả 2 mặt vải. 
	A. Khâu đột mau 	C. Khâu đột thưa 
	B. Khâu thường 	D. Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường
Câu 43: Nguyễn tắc khâu lùi một mũi tiến hai mũi là kiểu khâu gì? 
	A. Khâu đột mau 	C. Khâu thường 
	B. Khâu đột thưa 	D. Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường 
Câu 44: Chăm sóc cây rau hoa bao gồm các công việc. 
	A. Tỉa cây, tưới nước . 
	B. Nhổ cỏ, vun xới đất. 
	C. Tưới nước, nhổ cỏ, vun xới đất .
	D. Tỉa cây, tưới nước, nhổ cỏ, vun xới đất. 
Câu 45: Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? 
	A. Kon Tum 	C. Làm Viên 
	B. Đắc lắc 	D. Di Linh 
Câu 46: Đất nước ta có mấy tỉnh, thành phố . 
	A. 54	C. 65 
	B. 64	D. 69
Câu 47: Câu nào đúng nhất? Dãy núi Hoàng Liên Sơn là: 
	Cao nhất có đỉnh tròn, sườn thoải.
	Cao nhất nước ta có đỉnh tròn, sườn dốc.
	Cao thứ hai có đỉnh nhọn, sườn dốc. 
	Cao nhất nước ta có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc. 
Câu 48: Ba màu cỏ bản là: 
	A. Đỏ, xanh, trắng. 
	B. Vàng, đỏ, xanh lam .
	C. Đỏ, vàng, da cam.
	D. Đỏ, xanh lam, tím .
Câu 49: Bốn tỉnh (thành phố) nào có làng tranh dân gian nổi tiếng: 
	A. Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tây. 
	B. Nam Định, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc . 
	C. Hà Nội, Bắc Ninh, Huế, Hà Tây. 
	D. Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh, Phú Thọ . 
Câu 50: Có mấy cách nặn con vật từ đất nặn: 
	A. 1 cách 	C. 3 cách 
	B. 2 cách 	D. 4 cách 
đáp án
Câu 1: 	B 	Câu 12: 	A, C 
Câu 2: 	C	Câu 13: 	A, C 
Câu 3: 	B 	Câu 14: 
Câu 4: 	D 	Học sinh tả được đồ chơi của em (búp bê....) 
Câu 5: 	A 	Nêu đủ 3 phần 
Câu 6: 	A, D 	+ Mở bài: Giới thiệu được đồ chơi em miêu tả
Câu 7: 	B 	+ Thân bài:
Câu 8: 	B	- Tả bao quát hình dáng của đồ chơi 
Câu 9:	B 	- Tả chi tiết các bộ phận. 
Câu 10: 	B, C	- Tình cảm của em đối với đồ chơi. 
Câu 11:	B, C, D 	+ Kết bài: Nêu được cảm nghĩ của em về đồ 
	 chơi đó.
	Câu 15: 	B 
	Câu 16:	C
	Câu 17:	D
Câu 18: 	B 	 
Câu 19: 	B 	 
Câu 20:	A 	
Câu 21:	C	
Câu 22: 	C 	
Câu 23: 	C, D 	
Câu 24: 	C 	
Câu 25: 	B 	
Câu 26: 	A 	
Câu 27: 	D
Câu 28: C
Câu 29: D 
Câu 30: C
Câu 31: C
Câu 32: C
Câu 33: A
Câu 34: C
Câu 35: D
Câu 36: C	
Câu 37: A
Câu 38: D
Câu 39: B 
Câu 40: A
Câu 41:	D 
Câu 42: 	B 
Câu 43: 	A 
Câu 44: 	D 
Câu 45: 	C 
Câu 46: 	B 
Câu 47: 	D 
Câu 48: 	B 
Câu 49:	C
Câu 50: B

File đính kèm:

  • docDE THI HS GIOI XUAN TIN.doc