Đề thi học sinh giỏi văn hoá lớp 9 - Môn thi: Sinh Học

doc25 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi học sinh giỏi văn hoá lớp 9 - Môn thi: Sinh Học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục Cam Lộ	
Kỳ thi học sinh giỏi văn hoá lớp 9 năm học 2005 - 2006
Khoá ngày 11 tháng 11 năm 2005
Đề thi môn: sinh học
Thời gian làm bài 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
I.Phần Tự luận: (50 điểm)
Câu 1: (10 điểm) Mối quan hệ giữa 2 vòng tuần hoàn ở người. Sự khác nhau giữa 2 vòng tuần hoàn đó?
Câu 2: (10 điểm) Vì sao cần phải tập thể dục vào giữa buổi học hay giữa buổi làm việc ?
Câu 3: (10 điểm) Vì sao tim đập suốt đời không mệt mỏi ?
Câu 4: (10 điểm) Vai trò của mật đối với tiêu hoá, hấp thụ thức ăn?
Câu 5: (10 điểm) Sự khác nhau về hoạt động của nhiễm sắc thể qua các kỳ phân bào nguyên phân và phân bào giảm phân lần thứ nhất?
II.Phần trắc nghiệm: (20 điểm)
Câu 1: Sau khi học xong cấu tạo của Nơ ron (Tế bào thần kinh), một em học sinh rút ra kết luận sau:
a/Chất xám trong bộ não, tuỷ sống và các hạch thần kinh là do các tua dài tạo nên.
b/Nơ ron có một đặc tính cơ bản là cảm ứng.
c/Sự dẫn truyền là khả năng thu nhận kích thích và phản ứng lại kích thích đó dưới hình thức phát sinh các xung thần kinh.
d/Tua ngắn nối giữa trung ương thần kinh với các cơ quan, chúng đi chung với nhau thành từng bó gọi là hạch thần kinh.
Theo em kết luận nào đúng (Đ) , kết luận nào sai (S)?
*Từ câu 2 đến câu 5 em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 2: ở người 2n = 46. Một tế bào người đang ở kỳ sau của nguyên phân. Số nhiễm sắc thể (NST) trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau:
A. 23	B. 46	C. 92	D. 16 
Câu 3: ý nghĩa của quá trình nguyên phân :
Là cơ chế di truyền các đặc tính ở các loài sinh sản vô tính.
Duy trì bộ NST đặc trưng của loài ổn định qua các thế hệ tế bào trong cùng một cơ thể.
Nhờ nguyên phân mà cơ thể không ngừng lớn lên.
Cả A, B, C đều đúng.
Chỉ có A và B đúng.
Câu 4: Đồng hoá và dị hoá là 2 quá trình:
Đối lập với nhau, tồn tại độc lập với nhau.
Đối lập với nhau cùng song song tồn tại
Không thể cùng tồn tại vì năng lượng vừa tích luỹ được lại bị phân giải
Không phải các đáp án trên.
Câu 5: Xét về bản chất của sự thụ tinh là:
Là sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực với một giao tử cái.
Là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (nNST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2nNST) ở hợp tử.
A và B đều đúng.
A và B đều sai.
III.Bài tập: (30 điểm) 
Cho giống cà chua quả tròn lai với giống cà chua quả bầu dục thu được F1 100% cà chua quả tròn. Biết rằng tính trạng hình dạng quả tròn di truyền theo định luật Men Đen.
1/Xác định kết quả thu được ở F2 .
2/Muốn xác định cà chua quả tròn thuần chủng hay không thuần chủng, người ta tiến hành lai như thế nào? 
Phòng Giáo dục Cam Lộ	
Kỳ thi học sinh giỏi văn hoá lớp 9 năm học 2005 - 2006
Khoá ngày 11 tháng 11 năm 2005
Hướng dẫn chấm môn: sinh học
I.Phần Tự luận: (50 điểm)
Câu 1: (10 điểm) 
a/Mối quan hệ giữa 2 vòng tuần hoàn ở người. (2,5đ)
-Đều xuất phát từ tâm thất đổ về tâm nhĩ.
-Máu ra đi từ tim của vòng tuần hoàn này là máu đổ về tim của vòng tuần hoàn kia và ngược lại.
b/Sự khác nhau:
Vòng tuần hoàn lớn
-Máu ra khỏi tim là máu đỏ tươi, xuất phát từ tâm thất trái, theo động mạch chủ
-Máu đổ về tim là máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ đổ về tâm nhỉ phải
-Trao đổi chất diễn ra ở các tế bào, mô, cơ quan. Cung cấp O2, chất dinh dưỡng cho các tế bào, mô đồng thời nhiều chất thải, CO2 từ tế bào về tim
Vòng tuần hoàn nhỏ
-Máu ra khỏi tim là máu đỏ thẩm theo động mạch phổi (2,5đ)
-Máu đổ về tim là máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhỉ trái (2,5đ)
-Trao đổi khí diễn ra ở phế nang. Nhận O2 từ không khí (qua phế nang, tế bào) vào máu và đưa về tim. Thải CO2 vào phế nang để tống ra ngoài. (2,5 đ)
Câu 2: (10 điểm) Vì:
-Giúp cơ khỏi bị mỏi	(2,5đ)
-Vì mỏi cơ không chỉ thiếu chất dinh dưỡng mà chính vì bị axit Lătic ứ động đầu độc cơ.	(2,5đ)
-Nên khi mỏi cơ, nếu ta biết nghĩ ngơi xoa bóp, giúp máu thải nhanh axit Lăctic thì cảm giác mỏi mệt sẽ tiêu tan. 	(5 đ)
Câu 3: (10 điểm) Vì trong chu kỳ tim gồm 3 pha:
-Tâm nhĩ co (0,1s) tâm thất co (0,3s) và pha giãn chung (0,4s)
-Pha giãn chung giữa tâm nhĩ và tâm thất cùng giãn chiếm 4/10 chu kỳ nên đủ thời gian cho tim phục hồi, vì vậy tim đập suốt đời mà không mệt mỏi.
Câu 4: (10 điểm) Vai trò của mật:
-Nhũ tương hoá Lipit, tạo điều kiện cho men Lipaza hoạt động dễ dàng (2,5đ)
-Tạo môi trường kiềm cho men ruột hoạt động	(2,5đ)
-Kích thích đóng mở cơ vòng môn vị	(2,5đ)
-Giúp hấp thụ các sản phẩm tiêu hoá Lipit, Vitamin tan trong dầu	(2,5đ)
Câu 5: (1 điểm)
Các kỳ
Nguyên phân
Giảm phânI
-Kỳ đầu
-Kỳ giữa
-Kỳ sau
-Kỳ cuối
-Không có tiếp hợp trao chéo
-NST xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo thoi vô sắc
-Tâm động phân chia, NST phân ly đồng đều đi về 2 cực tế bào
-Các NST đơn tháo xoắn ở dạng sợi mảnh
-Có tiếp hợp trao chéo
-NST xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo thoi vô sắc
-Tâm động không phân chia, NST phân ly không đồng đều, có hiện tượng PLĐL, THTD
-các NST kép đóng xoắn
 II.Phần trắc nghiệm: (20 điểm)
Câu1: (10 điểm) Xác định đúng, sai nếu đúng mỗi kết luận cho 2,5 đ
	a/ (S)	b/ (S)	c/ (Đ)	d/ (S)
Câu 2: C	(2,5đ)	Câu 4: D	(2,5đ)
Câu 3: D	(2,5đ) 	Câu 5: B	(2,5đ)
III.Phần bài tập: (30 điểm)
1/Xác định kết quả thu được ở F2 
*Xác định tính trội-tính lặn 
-F1 thu được 100% cà chua quả tròn. Theo định luật đồng tính thì 
+Tính trội hoàn toàn là cà chua quả tròn
+Tính lặn là cà chua quả bầu dục
*Quy ước gen
-Gọi A là gen quy định tính trạng quả tròn
-Gọi a là gen quy định tính trạng quả bầu dục
*Xác định kiểu gen 
F1 đồng tính => P thuần chủng
-Quả tròn có kiểu gen AA
-Quả bầu dục có kiểu gen aa
	*Sơ đồ lai: 
	P:	 ? Quả tròn	x	 ? Quả bầu dục
	 	AA	 aa
GP:	 A	 a
F1	Aa (100% quả tròn)
F1 x F1 	Quả tròn	x	Quả tròn
	 Aa	 Aa
GF1:	A	a	 A	 a
F2
?
?
A
A
A
AA
Aa
a
Aa
aa
Kết quả: 	Tỉ lệ kiểu gen	1/4 AA: 2/4 Aa : 1/ 4 aa
	Tỉ lệ kiểu hình 3/ 4 quả tròn: 1/ 4 quả bầu dục
2/Muốn xác định cà chua quả tròn thuần chủng hay không thuần chủng ta áp dụng phép lai phân tích: Lai cà chua quả tròn với cà chua quả bầu dục
*Trường hợp 1:
Nếu F1: đồng tính => KG quả tròn là AA
P: quả tròn	 x 	 quả bầu dục
	AA	aa
GP	 A	 a
F1	Aa	
Tỉ lệ KG : 100% Aa
 Tỉ lệ KH: 100% cà chua quả tròn
*Trường hợp 2:
Nếu F1 không đồng tính => KG quả tròn là Aa
P: quả tròn x quả bầu dục
 Aa aa
GP: A a a
F1 Aa aa
Tỉ lệ KG: 1/ 2 Aa : 1/ 2 aa
Tỉ lệ KH: 50% quả tròn: 50% quả bầu dục
Phòng GD Cam Lộ	Kỳ thi học sinh giỏi văn hoá lớp 9 
	Năm học 2006 - 2007
	Khoá ngày 27 tháng 9 năm 2006
	Đề thi môn : sinh học
	Thời gian làm bài 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
A.Phần trắc nghiệm : (30 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau:
 Câu 1: Khi cơ làm việc nhiều, nguyên nhân gây mỏi cơ chủ yếu là do: 
Các tế bào cơ làm đã hấp thụ nhiều glucozơ.
Các tế bào cơ đã hấp thụ nhiều oxi.
Thiếu oxi cùng với tích tụ axitlactic gây đầu độc cơ.
Các tế bào thải ra nhiều CO2.
Câu 2: Một đĩa tiết đông thấy trên mặt có màu đỏ sẫm là do:
Hb là hồng cầu kết hợp với CO trong không khí.
Hb là hồng cầu kết hợp với O2 trong không khí.
Hb là hồng cầu kết hợp với N2 trong không khí.
Hb là hồng cầu kết hợp với CO2 trong không khí.
Câu 3: ở cầu thận, Các thành phần không được lọc vào nang cầu thận vì có kích thước lớn hơn 30 – 40A0 là:
A. Các tế bào máu và Prôtêin.	B. Axit nu-clê-ic
Ion Na+, Cl-	D. Ion thừa H+ và K+
Câu 4: Điều khiển hoạt động các nội quan: Hệ tuần hoàn, tiêu hoá, hô hấp, sinh dục, bài tiết là do:
Hệ thần kinh vận động (cơ, xương)	B. Hệ thần kinh sinh dưỡng
C. Thân nơron	D. Sợi trục.
Câu 5: HIV làm ảnh hưởng đến loại tế bào nào?
A. Bạch cầu T	B. Bạch cầu B
C. Bạch cầu đơn nhân	D. Bạch cầu trung tính.
Câu 6: Trong các phép lai sau, phép lai nào là lai phân tích:
A. AA x aa	B. Aa x Aa
C. Aa x aa	D. AA x Aa
B.Phần tự luận: (70 điểm)
	Câu 1: Tế bào người được cấu tạo bởi các thành phần cơ bản nào? Trình bày chức năng của các thành phần đó. Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
	Câu 2: Nêu nhưng điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào người với tế bào thực vật. Có thể rút ra kết luận gì về quan hệ tiến hoá giữa người với thực vật từ sự giống và khác nhau đó?
	Câu 3: Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Các hình thức tác động của hóc môn.
	Câu 4: Hãy điền vào các số ở sơ đồ sau bởi các cụm từ thích hợp đã cho dưới đây để thấy được con đường vận chuyển các chất đã hấp thu vào cơ thể:
(Mao mạch bạch huyết; mao mạch ruột; tỉnh mạch bạch huyết; tỉnh mạch ruột; tỉnh mạch chủ trên; tỉnh mạch chủ dưới; gan)
Màng ruột
Glixêrin + axit béo
Glucôzơ, axit amin, một ít nước, muối khoáng
 (1) (2) (3) 
Tim Tế bào 
 (4) (5) (6) (7) 
Phòng GD Cam Lộ	Kỳ thi học sinh giỏi văn hoá lớp 9 
	Năm học 2006 - 2007
	Khoá ngày 27 tháng 9 năm 2006
	Hướng dẫn chấm môn : sinh học
A.Phần trắc nghiệm : (30điểm) Mỗi câu đúng được 5 đ
1C	2D	3A	4B	5A	6C
B.Phần tự luận:(70 điểm)
Câu 1: (20 đ)
*Trình bày cấu tạo của tế bào (7 đ)
Tế bào được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản:
+Màng tế bào: là lớp ngoài của tế bào cấu tạo bởi Prôtêin và lipit.
+Tế bào chất nằm bên trong màng tế bào chứa chất nguyên sinh và các bào quan phức tạp.
+Nhân tế bào: hình bầu dục hoặc hình cầu, bên ngoài có màng nhân bao bọc, bên trong có dịch nhân và nhiều nhân con giàu chất ARN, trong dịch nhân có chứa chất bắt màu kiềm gọi là chất nhiểm sắc, chất nhiểm sắc khi tập trung lại thành nhiểm sắc thể.
*Chức năng: (7 đ)
+Màng tế bào bảo vệ thực hiện sự trao đổi chất với môi trường quanh tế bào
+Tế bào chất: chứa các bào quan (lưới nội chất, hạt Ribô xôm, lưới gôn gi, các ti thể...) và nhiều chất phức tạp (ARN, axít amin, đường đơn, nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào, trao đổi chất, sinh tổng hợp Prôtêin
+Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của té bào giữ vai trò quan trọng trong sự di truyền.
*Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể: (6 đ)
Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản.
Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
Câu 2: (20 đ)
Những điểm giống và khác nhau giữa tế bào người với tế bào thực vật:
a/Giống nhau: (6 đ)
-Đều có các thành phần cấu tạo giống nhau, bao gồm màng nguyên sinh, tế bào chất và nhân tế bào.
-Đều là đơn vị cấu tạo là đơn vị chức năng của cơ thể.
b/Các điểm khác nhau: (6 đ)
Điểm phân biệt
Tế bào người
Tế bào thực vật
Màng tế bào
Chỉ có màng sinh chất, không có vách xenlulôzơ
Có cả màng sinh chất và vách xenlulôzơ
Tế bào chất
Không có lục lạp
Thường có lục lạp
Có trung thể
Không có trung thể
c/Kết luận về quan hệ tiến hoá giữa người và thực vật: (8 đ)
-Những điểm giống nhau giữa tế bào người và thực vật chứng minh người và thực vật có mối quan hệ về nguồ gốc trong quá trình phát sinh và phát triển giới.
-Những điểm khác nhau giữa tế bào người và tế bào thực vật chứng minh rằng tuy có mối quan hệ về nguồn gốc nhưng người và thực vật tiến hoá theo hai hướng khác nhau.
Câu 3: (15 đ)
a/Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết:(8 đ)
-Tuyến ngoại tiết: là tuyến có ống dẫn riêng để đưa sản phẩm tiết từ tuyến ra ngoài không đi vào máu.
-Tuyến nội tiết: là tuyến mà chất tiết ra ngoài không theo một hệ thống ống mà chất tiết được ngấm thẳng vào máu đưa đến tế bào, cơ quan.
b/Các hình thức tác động của hóc môn: (7 đ)
-Tác động có tính chất kích thích điều khiển.
-Tác động phối hợp.
-Tác động đối lập.
-Tác động điều hoà.
Câu 4: (15đ)
(1): Mao mạch bạch huyết 	(2đ)
(2): Tĩnh mạch bạch huyết	(2đ)
(3): Tĩnh mạch chủ trên.	(2đ)
(4): Mao mạch ruột	(2đ)
(5): Tĩnh mạch ruột	(2đ)
(6): Gan	(2đ)
(7):Tĩnh mạch chủ dưới	(3đ)
PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ	
	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ NĂM HỌC 2007-2008
MÔN: SINH HỌC
	Thời gian làm bài 120 phút
Câu 1:(1 điểm)
Trình bày những đặc điểm cơ bản của hệ tuần hoàn ở các lớp thuộc phân ngành động vật có xương sống?
Câu 2: (2 điểm)
Hãy phân tích để chứng minh rằng cáu tạo của ruột non thích ứng với hoạt dộng tiêu hoá hoá học mạnh nhưng yếu ở tiêu hoá lý học.
Câu 3: (1 điểm)
Phân tích những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức phận của hồng cầu?
Câu 4: (2 điểm)
Hãy cho biết sản phẩm tiêu hoá của từng loại men sau đây:
Ptyalin, Pepsin, Amilaza, Mantaza, Tripsin, Lipaza, Saccaraza, Lactaza.
Câu 5: (1 điểm) 
Nguyên nhân gây ra miễn dịch tự nhiên bẩm sinh, miễn dịch tự nhiên tập nhiễm, miễn dịch nhân tạo chủ động, miễn dịch nhân tạo bị động?
Câu 6: (1 điểm)
Trình bày thí nghiệm để nhận biết các nhóm máu A, B, AB, O?
Câu 7: (2 điểm)
Chứng minh bộ xương người có cấu tạo thích nghi với dáng đi thẳng và lao động.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG VĂN HOÁ NĂM HỌC 2007-2008
Môn: SINH HỌC
Câu 1: (1 đ) Trình bày những đặc điểm cơ bản của hệ tuần hoàn ở các lớp thuộc phân ngành động vật có xương sống.
Cá: Tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất; máu trong tim đỏ thẩm; 1 vòng tuần hoàn; máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. 
0,25
Ếch nhái: Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, có vách ngăn hụt; máu trong tâm thất pha trộn nhưng tỉ lệ máu đỏ tươi nhiều hơn; hai vòng tuần hoàn không hoàn toàn; máu đi nuôi cơ thể là máu pha trộn.
0,25
Bò sát: Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, có vách ngăn hụt; máu tâm thất pha trộn nhưng tỉ lệ đỏ tươi nhiều hơn; hai vòng tuần hoàn không hoàn toàn; máu đi nuôi cơ thể là máu pha trộn.
0,25
Chim và thú: Tim 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất; máu trong tim riêng biệt, hai vòng tuần hoàn hoàn toàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
0,25
Câu 2: (2 đ) Gồm các ý
1.Cấu tạo của ruột non thích ứng với hoạt động yếu ở tiêu hoá lý học:
-Ruột non tuy cũng có cấu tạo 4 lớp như ở dạ dày nhưng thành mỏng hơn và lớp cơ chỉ có 2 loại là cơ dọc và cơ vòng	 (0,5đ)
-Hoạt động co rút của cơ ruột non cũng yếu. Do vậy, tiêu hoá lý học ở ruột non rất yếu. Điều này có cơ sở vì qua tiêu hoá lý học ở miệng và dạ dày, thức ăn đã rất mềm và nhuyễn. Sự co rút của thành ruột non chủ yếu là tạo lực để đẩy thức ăn di chuyển dần trong ruột.(0,5đ)
2.Cấu tạo ruột non thích ứng với hoạt động mạnh của tiêu hoá hoá học:
- Ở miệng và dạ dày, thức ăn được biến đổi về mặt hoá học rất ít. Do đó, ruột non có nhiệm vụ biến đổi hoá học toàn bộ thức ăn thành những sản phẩm dinh dưỡng đơn giản để hấp thụ.(0,25đ)
-Để thích ứng với điều đó, trên thành của ruột non có rất nhiều tuyến nội tiết dịch ruột.(0,25đ)
-Ruột non còn nhận dịch tuỵ do tuyến tuỵ và dịch mật do tuyến gan tiết ra (0,25đ)
-Dịch tuỵ và dịch ruột phối hợp, chứa đủ các enzim tiêu hoá các loại thức ăn và tác dụng rất mạnh để biến đổi thức ăn thành các sản phẩm đơn giản nhất.(0,25đ)
Câu 3: (1 đ) Những đặc điểm cấu tạo phù hợp chức năng của hồng cầu:
- Về hình dạng: Là hình đĩa lõm hai mặt để diện tích tiếp xúc với oxy và khí cacbonic, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp các chất khí nói trên.
0.5
- Về cấu tạo: 
+ Hồng cầu không có nhân, giảm bớt sự tiêu tốn năng lượng cho hồng cầu trong quá trình làm nhiệm vụ.
+ Hêmôglôbin của hồng cầu có thể kết hợp lỏng lẻo và dễ nhường oxy, khí cácbonic. Khi qua phổi Hb nhã khí cácbonic và kết hợp với khí oxy, khi đến tế bào Hb và kết hợp với cácbonic.
0,25
0,25
Câu 4 (2 đ): Mỗi ý đúng : 0,25 điểm	
Men
Sản phẩm
Men
Sản Phẩm
Ptialin
Mantô
Tripsin
Axit amin
Pepsin
Sản phẩm trung gian polipeptit
Lipaza
Glixêrin và axit béo
Amilaza
Mantô
saccaraza
Glucovà lêvulô
Mantaza
Glucô
Lactaza
Glucô và galactô
Câu 5: (1 đ) 
a) Miễn dịch tự nhiên bẩm sinh: Có từ lúc mới sinh ra do đặc điểm di truyền của loài. Do cơ thể có khả năng diệt khuẩn đối với một số loại vi kkhuẩn cơ thể có sẳn một chất kháng đọc nào đó
0,25
b) Miễn dịch tự nhiên tập trung : Được hình thành sau khi có sự xâm nhập của một số laọi vi khuẩn, vi rút nào đó mà cơ thể đã kháng lại được.
0,25
c) Miễn dịch nhân tạo chủ động: Do tiêm củng vào cơ thể các loại vácxin
0,25
d) Miễn dịch nhân tạo bị động: Do tiêm vào cơ thể những chất kháng độc (kháng thể huyết thanh) được lấy từ cơ thể của những động vật đã có khả năng miễn dịch nhân tạo chủ động.
0,25
Câu 6: (1 điểm)Thí nghiệm để nhận biết nhóm máu: A, B, AB, O.
- Dùng hai lam kính
+ Lam kính 1 chứa huyết thanh mang kháng thể an pha	0,25 điểm 
+ Lam kính 2 chứa huyết thanh mang kkháng thể bêta	0,25 điểm
- Lấy hai giọt máu lần lượt bỏ riêng vào 2 lam kính, sau một thời gian quan sát sự ngưng kết của hồng cầu trên 2 lam kính và kết luận theo 2 quy tắc sau.	0,5 điểm
Lam kính 1
Lam kính 2
Nhóm máu
Điểm
- Hồng cầu không ngưng kết
- Hồng cầu không ngưng kết
- Hồng cầu bị ngưng kết
- Hồng cầu bị ngưng kết
- Hồng cầu không ngưng kết
- Hồng cầu bị ngưng kết
- Hồng cầu không ngưng kết
- Hồng cầu bị ngưng kết
O
B
A
AB
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7: (2 điểm)
Nội dung
Điểm
Dáng đi thẳng à đoi tay được giải phóng thực hiện chức năng cầm nắm; đi thẳng à trọng lực cơ thể tập trung vào xương sống, xương chậu và xương chân 
cột sống :
+ có 4 chỗ cong (hình chữ S) à đi thẳng dễ dàng 
+ cấu tạo đốt sống ở các giai đoạn khác nhau thì khác nhau càng phù hợp dáng di dễ dàng.
- Lồng ngực có xương suờn ít (10 đôi ) xương sườn dẹp theo hưóng lưng bụng; lồng ngực phát triển ra hai bên à tay hoạt động linh hoạt 
- Xương chi: 
+ Tay: nhỏ hơn, khớp vai linh động, khớp cổ tay cấu tạo theo kiểu bầu dục, ngón cái có khả năng đối diện với tất cả các ngón khác à cầm nắm dễ dàng .
+Chân: Xương to khoẻ, xương đùi khớp chặt vào xương chậu, các xuơng cổ chân khớp vào nhau chặt chẽ, bàn chân cấu tạo hình vòm..
- Xương chậu : To, rộng, chắc làm giá đỡ
- Đĩa sụn giữa hai xương à cột sống linh hoạt
- Hộp sọ phát triển chứa não; xương mặt ít phát triển, ngắn lại
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
§Ò thi chÝnh thøc
kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 thcs
 năm học 2008 - 2009
Môn thi: SINH HọC - Bảng A
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,5 điểm).
1) Hãy so sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN.
2) Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc?
Câu 2 (3,5 điểm).
1) Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa đột biến nhiễm sắc thể và đột biến gen.
2) Nếu tế bào lưỡng bội bình thường có 2n NST, thì số NST có trong tế bào của những trường hợp sau là bao nhiêu?
a. Thể không	nhiễm	 	b. Thể một nhiễm	c. Thể ba nhiễm
d. Thể ba nhiễm kép	e. Tứ bội	g. Thể một nhiễm kép
Câu 3 (2,0 điểm).
1) Sự di truyền nhóm máu A; B; AB và O ở người do 3 gen sau chi phối: IA; IB; IO. Hãy viết các kiểu gen quy định sự di truyền các nhóm máu trên.
2) Người ta nói: Bệnh Đao là bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ, còn bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh ít biểu hiện ở nữ, thường biểu hiện ở nam. Vì sao?
Câu 4 (2,5 điểm).
Hãy nêu tóm tắt các bước tiến hành để tạo ra chủng vi khuẩn E.coli sản xuất hoocmôn Insulin dùng làm thuốc chữa bệnh đái tháo đường ở người. Tại sao muốn sản xuất một lượng lớn hoocmôn Insulin ở người, người ta lại chuyển gen mã hoá hoocmôn Insulin ở người vào tế bào vi khuẩn đường ruột (E.coli)?
Câu 5 (2,5 điểm).
1) Giới hạn sinh thái là gì? Được xác định và phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hình thành trong quá trình nào?
2) Vì sao nói giới hạn sinh thái ảnh hưởng đến vùng phân bố của sinh vật?
Câu 6 ( 3,0 điểm).
ở một loài thực vật: Khi lai hai cây thuần chủng với nhau thu được F1 100% quả bầu dục, ngọt. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, ở F2 giả thiết thu được tỉ lệ sau đây: 
6 quả bầu dục, ngọt : 3 quả tròn, ngọt : 3 quả dài , ngọt : 2 quả bầu dục, chua : 1 quả tròn, chua : 1 quả dài, chua.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
(Biết mỗi gen quy định một tính trạng).
Câu 7 (3,0 điểm).
ở một loài sinh vật, trong quá trình phát sinh giao tử có khả năng tạo ra 1048576 số loại giao tử (khi không xảy ra sự trao đổi chéo và không xảy ra đột biến ở các cặp NST).
Nếu các tinh bào bậc 1 và noãn bào bậc 1 của loài sinh vật này có số lượng bằng nhau cùng tiến hành giảm phân đã tạo ra các tinh trùng và các trứng chứa tất cả 1600 NST. Các tinh trùng và trứng tham gia thụ tinh tạo ra 12 hợp tử. Hãy xác định:
1) Bộ NST 2n của loài.
2) Hiệu suất thụ tinh của trứng và của tinh trùng.
3) Số NST mà môi trường cung cấp cho mỗi tế bào mầm sinh dục đực và mầm sinh dục cái để tạo ra số tinh trùng và số trứng trên.
------------Hết------------
Sở Gd&Đt Nghệ an
Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS
 Năm học 2008 - 2009
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: sinh học - bảng A
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
3,50 điểm
1
So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN
* Giống nhau:
- Đều xẩy ra trong nhân tế bào, chủ yếu vào kỳ trung gian.
0,25
- Đều dựa trên khuôn mẫu của ADN. 
0,25
- Đều diễn biến tương tự: ADN tháo xoắn, tách mạch, tổng hợp mạch mới
0,25
- Sự tổng hợp mạch mới đều diễn ra theo NTBS.
0,25
- Đều cần nguyên liệu, năng lượng và sự xúc tác của Enzim.
0,25
* Khác:
Cơ chế tự nhân đôi của ADN
Cơ chế tổng hợp ARN
- Diễn ra suốt chiều dài của phân tử ADN
- Diễn ra trên từng đoạn của phân tử ADN, tương ứng với từng gen hay từng nhóm gen
0,25
- Các nuclêotit tự do liên kết với các nuclêtit của ADN trên cả hai mạch khuôn; A liên kết với T và ngược lại
- Các nuclêtit tự do chỉ liên kết với các nuclêtit trên mạch mang mã gốc của ADN; A liên kết với U
0,50
- Hệ enzim ADN-Pôlimeraza
- Hệ enzim ARN-Pôlimeraza
0,25
- Từ một phân tử ADN mẹ tạo ra hai ADN con giống hệt nhau và giống ADN mẹ 
- Từ một phân tử ADN mẹ có thể tổng hợp nhiều loại ARN khác nhau, từ một đoạn ADN có thể tổng hợp được nhiều phân tử ARN cùng loại
0,25
- Sau khi tự nhân đôi ADN con vẫn ở trong nhân
- Sau khi được tổng hợp các phân tử ARN được ra khỏi nhân
0,25
- Chỉ xẩy ra trước khi tế bào phân chia
- Xẩy ra trong suốt thời gian sinh trưởng của tế bào
0,25
2
mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc vì:
- Trình tự các nuclêôtit của mARN bổ sung với tình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen cấu trúc (mạch tổng hợp mARN) và sao chép nguyên vẹn trình tự các nuclêôtit trên mạch đối diện (mạch bổ sung) trừ một chi tiết là T được thay bằng U
0,50
Câu 2
3,50 điểm
1
- Điểm khác nhau cơ bản giữa đột biến nhiễm sắc thể và đột biến gen
Đặc điểm
Đột biến NST
Đột biến gen
Cơ chế phát sinh
- NST phân li không bình thường trong giảm phân hoặc nguyên phân
 - Rối loạn trong quá trình tự sao của ADN
0,50
Cơ chế biểu hiện
- Biểu hiện ngay ở kiểu hình của cơ thể bị đột biến
- Nếu là đột biến lặn thì không biểu hiện khi ở trạng thái cặp gen dị hợp. Nếu là đột biến trội thì biểu hiện ngay ở kiểu hình
0,50
Phân loại
- Gồm ĐB số lượng NST (đa bội và dị bội) và ĐB cấu trúc NST (mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn)
- Gồm các dạng thường gặp: Mất cặp, thêm cặp, thay cặp, đảo cặp nuclêôtit
0,50
Hậu quả
- Thay đổi cấu trúc hoặc số lượng NST à làm thay đổi kiểu hình của một bộ phận hay toàn bộ cơ thể
- Biến đổi cấu trúc của gen và ADN à làm gián đoạn một hay một số tính trạng nào đó.
0,50
2
Số nhiễm sắc thể có trong tế bào của mỗi trường hợp là:
mỗi ý đúng 0,25
a. Thể không nhiễm: 2n-2; b. Thể một nhiễm: 2n-1; c. Thể ba nhiễm:2n+1
d. Thể ba nhiễm kép: 2n+1+1; e. Tứ bội: 4n; g. Thể một nhiễm kép:2n-1-1
Câu 3
2,00 điểm
1
- Nhóm máu A: 	IA IA; IAIO
0,25
- Nhóm máu B: 	IB IB; IBIO.
0,25
- Nhóm máu AB: 	IA IB.
0,25
- Nhóm máu O: 	IO IO.
0,25
2
- Bệnh Đao là bệnh có thể xẩy ra ở cả nam và nữ, vì bệnh do đột biến có ba NST 21.
0,50
- Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X.
0,50
Câu 4
* Các bước tiến hành:	2,5 điểm
- Bước 1: Tách ADN khỏi tế bào của người, tách Plasmit khỏi vi khuẩn E.coli.
0,50
- Bước 2: Dùng enzim cắt ADN (gen mã hoá insulin) của người và ADN Plasmit ở những điểm xác định, dùng enzim nối đoạn ADN cắt (gen mã hoá insulin) với ADN Plasmit tạo ra ADN tái tổ hợp.
0,50
- Bước 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn E.coli, tạo điều kiện cho ADN tái tổ hợp hoạt động
0,50
* Chuyển gen mã hoá hoocmôn insulin ở người vào tế bào vi khuẩn đường ruột: Vì E.coli có ưu điểm dễ nuôi câý và sinh sản rất nhanh, dẫn đến tăng nhanh số bản sao của gen được chuyển (tế bào E.coli sau 30 phút lại nhân đôi, sau 12giờ 1 tế bào ban đầu sẽ sinh ra 16 triệu tế bào).
0,50
- Dùng chủng E.coli được cấy gen mã hoá hoocmôn insulin ở người trong sản xuất thì giá thành insulin để chữa bệnh đái tháo đường rẽ hơn hàng vạn lần so với trước đây phải tách chiết từ mô động vật.
0,50
Câu 5
2,5 điểm
- Giới hạn sinh thái là khoảng chịu đựng của sinh vật đối với ảnh hưởng của nhân tố vô sinh mà sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển.
0,25
+ Giới hạn trên: Là điều kiện tối đa mà sinh vật có thể chịu đựng được
0,25
+ Giới hạn dưới: Là điều kiện tối thiểu mà sinh vật có thể chịu đựng được.
0,25
+ Trong giới hạn sinh thái điểm cực thuận là điều kiện thích hợp nhất để sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt.
0,25
- Giới hạn sinh thái rộng hay hẹp phụ thuộc vào loài, môi trường.
0,25
- Giới hạn sinh thái được hình thành trong quá trình tiến hoá của sinh vật.
0,25
- Loài có giới hạn sinh thái rộng thì có khả năng thích nghi cao với môi trườngà phân bố rộng.

File đính kèm:

  • docTUYEN TAP DEDAP AN THI HSG.doc
Đề thi liên quan