Đề thi học sinh giỏi vòng 1 - Môn thi Sinh học lớp 9 - Đề 01

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi vòng 1 - Môn thi Sinh học lớp 9 - Đề 01, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT .
Đề thi học sinh giỏi vòng 1 năm học 2008-2009
	Môn thi : Sinh học lớp 9
	 Thời gian : 120 phút (Không kể giao đề)
Câu 1: (1,5 điểm)
	Thế hệ bố mẹ có các kiểu gen AABB; aabb. Em hãy trình bày phương pháp tạo ra kiểu gen AAbb. Biết rằng các gen trội hoàn toàn.
Câu 2: (2,5 điểm)
	Trình bày cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ có thể?
Nguyên nhân nào làm cho bộ NST đặc trưng của loài không được duy trì ổn định? Hãy lấy 1 ví dụ minh họa cho trường hợp đó.
Câu 3 (1,5 điểm)
	ADN có những tính chất gì để thực hiện được chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền?
Câu 4 (1,5 điểm)
	Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 là 8 tấn/ha/vụ. Em hãy trình bày cơ sở di truyền học để làm tăng năng suất của giống lúa trên.
Câu 5 (3 điểm)
	 Có 4 tế bào A, B, C, D nguyên phân một số đợt tạo ra 292 tế bào con. Số đợt nguyên phân của tế bào B gấp 2 lần số đợt nguyên phân của tế bào A nhưng lại bằng ½ số đợt nguyên phân của tế bào D. Bộ NST của 4 tế bào trên lần lượt tỷ lệ với 1:2:2:1. Tổng số NST trong các tế bào con được sinh ra từ 4 tế bào trên là 2592.
a. Xác định số đợt nguyên phân và số tế bào con do mỗi tế bào trên tạo ra.
b. Xác định bộ NST của 4 tế bào nói trên.
c, Tế bào B chứa gen A có 3000 Nucleotit. Bước vào lần phân chia cuối cùng của tế bào này ½ số tế bào con diễn ra đột biến mất đoạn NST tác động lên gen A. Hãy xác định số Nucleotit của gen A bị mất; biết rằng môi trường nội bào đã cung cấp 39000 Nucleotit cho gen A qua các lần tự sao?
Đáp án đề thi chọn HSG lớp 9 vòng 1 năm học 2008-2009
Môn: Sinh học
Câu 1(1.5đ):
- Cho lai hai cơ thể bố, mẹ có kiểu gen AABB, aabb với nhau được thế hệ F1 (0.25đ)
 P: AABB x aabb F1: 100% AaBb 
- Để có kiểu gen AAbb cần thực hiện phép lai giữa các cá thể F1 với nhau, từ đó phân tích kết quả F2 xác định cá thể có kiểu gen cần tạo (0.25đ)
- Cho F1 lai với nhau: AaBb x AaBb được thế hệ F2 có tỷ lệ kiểu hình: 
 9A-B-: 3A-bb : 3aaB- : 1aabb (0.25đ)
- Kiểu hình 3A-bb có hai kiểu gen: AAbb và Aabb (0.25đ)
- Vì vậy để chọn ra kiểu gen AAbb thì cần thực hiện phép lai phân tích:
 Cho các cá thể có kiểu hình A- bb lai với cá thể có kiểu hình mang tính trạng lặn aabb, rồi theo dõi riêng rẽ kết quả của từng cặp lai: (0.25đ)
- Ở cặp lai nào mà con lai đồng tính 100% A-bb thì cá thể A-bb đó có kiểu gen AAbb: (0.25đ)
 AAbb x aabb 100% Aabb 
Lưu ý : - Đề ra không cho biết rõ là thực vật hay động vật vì vậy nếu HS sử dụng thuật ngữ giao phối hoặc giao phấn đều không đảm bảo tính khái quát. Nếu vi phạm lỗi này trừ 0.25 vào tổng điểm của câu 1. 
Do đó nếu sử dụng phương pháp tự thụ phấn giữa các cá thể A-bb, rồi theo dõi kết quả con lai để tìm ra kiểu gen AAbb sẽ không được chấp nhận
 - Không yêu cầu HS phải trình bày sơ đồ lai chi tiết vì câu hỏi ở đây mang tính khái quát, chủ yếu trình bày phương pháp là chính. Tuy nhiên cần có sơ đồ lai mang tính tổng quát như đã trình bày ở trên để minh họa, nếu HS không trình bày các sơ đồ lai thì trừ 0.25 vào tổng điểm câu 1
 - Vì đề bài chỉ yêu cầu tạo kiểu gen AAbb do đó không cần phải trình bày kết quả phép lai phân tích: Aabb x aabb
Câu 2(2.5 đ): 
Ý 1: (1.75đ)
- Đối với sinh vật sinh sản vô tính: (0.75đ)
 + Trong sinh sản vô tính: thế hệ mới được tạo thành từ 1 hoặc 1 nhóm TB của cơ thể mẹ tách ra không qua thụ tinh ( 0.25đ)
 + Nguyên phân đảm bảo cho hai TB con sinh ra có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt bộ NST của TB mẹ ( 0.25đ)
 + Do đó cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ quá trình nguyên phân (0.25đ)
- Đối với sinh vật sinh sản hữu tính: (1.0đ)
 + Cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh (0.25đ)
 + Trong sinh sản hữu tính mỗi cá thể được phát triển từ 1 hợp tử. Nhờ quá trình NP hợp tử phát triển thành cơ thể mà tất cả các tế bào sinh dưỡng trong cơ thể đó đều có bộ NST giống bộ NST của hợp tử (2n) (0.25đ)
 + Khi hình thành giao tử nhờ quá trình GP các giao tử chứa bộ NST đơn bội (n), giảm đi 1/2 so với TBSD (0.25đ)
 + Khi thụ tinh sự kết hợp hai bộ NST đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái trong hợp tử đã khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài (0.25đ)
Ý 2: (0.75đ)
+Nguyên nhân làm cho bộ NST của loài không được duy trì ổn định đó là tác động của các tác nhân gây đột biến trong hoặc ngoài cơ thể cản trở sự phân bào bình thường trong nguyên phân hoặc giảm phân dẫn đến làm cho bộ NST của thế hệ sau bị biến đổi về mặt số lượng ở 1 hay 1 số cặp NST nào đó hoặc toàn bộ bộ NST (0.5đ)
+Ví dụ: Lây được VD đúng (0.25đ)
 HS có thể nêu ví dụ bằng lời hoặc bằng sơ đồ đều có giá trị như nhau 
Câu 3:(1.5đ): 
Tính chất của ADN để đảm bảo cho nó thực hiện được chức năng:
- ADN là cấu trúc mang gen: gen mang thông tin quy định cấu trúc của phân tử Prôtêin do đó ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền (0.5đ)
- ADN có đặc tính tự nhân đôi đúng mẫu:
 +Trong nguyên phân: Hai phân tử ADN con được tạo thành qua quá trình tự nhân đôi sẽ đi vào hai tế bào con, như vậy thông tin di truyền đã được truyền đạt qua các thế hệ TB (0.5đ)
 + Trong giảm phân: Hai phân tử ADN con được tạo thành qua quá trình tự nhân đôi sẽ đi vào các giao tử, rồi hợp tử trong quá trình thụ tinh, như vậy thông tin di truyền đã được truyền đạt qua các thế hệ cơ thể (0.5đ)
Câu 4: (1.5đ) HS cần vận dụng kiến thức mối quan hệ: kiểu gen, môi trường , kiểu hình ,mức phản ứng để trình bày nhưng cần đạt được các ý sau đây:
- GHNS của 1 giống là do kiểu gen quy định Muốn tăng năng suất phải cải biến kiểu gen của giống lúa DR2 tạo ra giống mới để làm thay đổi GHNS của giống DR2 tạo GHNS mới cao hơn (0.75đ)
- Mỗi giống phát huy hết GHNS của nó trong điều kiện canh tác( điều kiện môi trường) phù hợp Có giống tốt nhưng cần tạo điều kiện thuận lợi về các điều kiện môi trường thì giống mới bộc lộ hết khả năng cho năng suất cao nhất trong GHNS mới (0.75đ)
 Câu 5:(3 đ) Mỗi câu a, b, c đều được 1 điểm
Gọi số đợt NP của tế bào A là K1 thì số đợt NP của tế bào B là 2K1, của tế bào D là 4K1; Số đợt NP của tế bào C là K2 ( K1, K2 nguyên dương)
 số TB con do các TB A, B, C, D tạo ra lần lượt là: 2K1; 22K1; 2K2; 24K1
Theo bài ra ta có PT: 
 2K1+ 22K1+ 2K2+ 24K1 =292 (a)
Nếu K13 24K1212>292 K1 3 loại . Vì vậy K1=1 hoặc K1=2 
Nếu K1=1 , (a) 21+22+2K2+24 = 292
 2K2 =270 K2 lẻ loại
Nếu K1=2, (a) 22+24+2K2+28 = 292
 2K2 = 16 =24 
 K2=4
a. Số đợt NP và số TB con do mõi TB tạo ra là:
TB A NP 2 đợt tạo ra 4 TB con
TB B NP 4 đợt tạo ra 16 TB con
TB C NP 4 đợt tạo ra 16 TB con
TB D NP 8 đợt tạo ra 256 TB con
b. Gọi bộ NST của TB A là x ( xN, x=2n), thì bộ NST của TB B là 2x, của TB C là 2x, TB D là x
Theo bài ra ta có phương trình:
 4.x +16.2x+16.2x+256.x = 2592
 x(4+32+32+256) = 2592
 x.324 = 2592
 x = 
Vậy bộ NST của TB A là 8
 TB B là 16
 TB C là 16
 TB D là 8
c. Tính số nucleôtit cua gen A bị mất
- TB B phân chia 4 đợt do đó gen A tự nhân đôi 4 lần. 
 - Qua 3 đợt phân chia dầu tiên TB B tạo ra 23= 8 TB con. Như vậy số TB con bước vào lần phân bào 4 diễn ra đột biến là :(TB)
 - Nếu không có đột biến xảy ra thì môi trường nội bào phải cung cấp :
 3000.(24-1)=3000.15=45000( Nuclêôtit) 
 - Nhưng môi trường nội bào chỉ cung cấp 39000 nuclêôtit
Vậy số nuclêôtit của gen A bị mất là: 
 (Lưu ý: Nếu HS làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa, đặc biệt câu c có nhiều cách giải khác) 

File đính kèm:

  • docDE THI HSG CAP HUYENMON SINH HOC 9.doc