Đề thi học sinh giỏi vòng tỉnh Lâm Đồng năm học 2001 - 2002 môn thi: Hoá học
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi vòng tỉnh Lâm Đồng năm học 2001 - 2002 môn thi: Hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LÂM ĐỒNG Năm học 2001 - 2002 Môn thi: HOÁ HỌC Ngày thi: 20 -12 – 2001 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1. 5 điểm 1. Có ba bình đựng khí riêng biệt; O2, NO, NO2. hãy nhận biết từng chất khí khi không có thuốc thử. 2. Viết phương trình phản ứng dạng phân tử thực hiện các chuyển hoá sau: a. SO42- SO2 b. H2S SO2 c. Cl- Cl2 d. NO3- NH4+ 3. Chọn 3 muối với 3 gốc axit khác nhau để cho phản ứng hoá học sau xảy ra hoàn toàn. Viết phương trình phản ứng. BaCl2 + ? NaCl + ? Câu 2 4 điểm) 1. Viết các phương trình phản ứng biễu diễn các quá trình phản ứng hoá học sau: - Cho Clo tác dụng với: Ca(OH)2 rắn ẩm, dung dịch dịch KI cho đến dư, dung dịch Na2CO3. - Cho F2 đi qua dung dịch NaOH 2% lạnh. 2. Có 8 ống nghiệm mất nhãn chứa các dung dịch NH4Cl 1M, BaCl2 0,2M, HCl 1M, C6H5ONa 0,2M, Na2CO3 0,1M, NaOH 1M, Na2SO4 0,1M và H2SO4. Chỉ được dùng quì tím, hãy nhận biết hoá chất chứa trong mỗi ống nghiệm. 3. Cho H2S lội chậm qua dung dịch A gồm AlCl3, NH4Cl, FeCl3 và CuCl2 (nồng độ mỗi chất xấp xỉ 0,1M) cho đến bão hoà thu được kết tủa và dung dịch B. a. Cho biết các chật trong kết tủa và trong dung dịch B. b. Thêm dần dung dịch NH3 vào dung dịch B cho đến dư. Có hiện tượng gì xảy ra? Viết tất cả các phươngtrình phản ứng ion đã xảy ra. Câu 3. 3,5 điểm 1. Để phát hiện oxi có trong một hỗn hợp khí người ta dùng dung dịch phức đồng. Dung dịch phức đồng này được điều chế bằng cách cho các phoi đồng vào dunmg dịch hỗn hỡp NH3 đặc + NH4Cl trong bình kín. Ở đây, ban đầu, khi có mặt NH3 + NH4Cl, Cu bị oxi có trong nước oxi hoá tạo ra phức đồng màu xanh, sau đó phức đồng này bị Cu khử thành một dung dịch phức đồng khác không màu và khi tiếp xúc với oxi, dung dịch sẽ có màu xanh trở lại. Khi ngừng tiếp xúc với oxi dung dịch lại mất màu do tính khử của đồng. Viết các phương trình phản ứng để giải thích các hiện tượng trên. Trong thí nghiệm, nếu thay phoi đồng bằng phoi kẽm hoặc bạc thì có phát hiện được oxi hoặc clo không? Viết các phương trình phản ứng để giải thích. 2. HA là hợp chất khí rất độc, có thể nhận biết khi khói thuốc lá trở nên cay hoặc có trong củ sắn mì và khi đốt cháy cho ngọn lửa màu tím. Trong nước, HA là một axit yếu và còn xảy ra phản ứng thuỷ phân tạo thành muối amoni của axit hữu cơ. Trong phòng thí nghiệm, HA có thể điều chế bằng cách nhỏ từ từ dung dịch muối NaA vào dugn dịch H2SO4 đun nóng. Trong tổng hợp hữu cơ, điều chế HA bằng cách đun nóng ở 5000C và dưới áp suất một hỗn hỡp CO và NH3. Muối của HA để ngoài không khí có mùi khó chịu vì chúng bị phân huỷ chậm bới CO2 luôn có mặt trong không khí. Khi có mặt của oxi ion A- có thể tác dụng với vàng kim loại nên dùng để tách vàng ra khỏi tạp chất. a. Viết phương trình phản ứng để minh hoạ các tính chất hoa 1học trên. b. Trong tự nhiên HA tồn tại đồng thời ở hai dạng đồng phân mà khi đun nóng độ dài liên kết giữa hai nguyên tử tạo thành A- tăng dần. Xác định công thức cấu tạo của đồng phân của HA (có giải thích). Câu 4. 3,5 điểm 1. Có các phân tử và ion sau: ZnCl2, NF3, SF6, SO32-, SO2, H2SO4, [Ni(CN)4]2-. a. Trên cơ sở của thuyết lai hoá, hãy cho biết dạng lai hoá của nguyên tử trung tâm và dạng hình học các phân tử trên. b. Hãy giải thích sự lai hoá tạo liên kết trong phân tử ZnCl2. c. So sánh góc liên kết FNF trong phân tử NF3 trong hai trường hợp xét theo thuyết công hoá trị thuần tuý và theo thuyết lai hoá. d. So sánh nhiệt độ sôi giữa NH3 và NF3. Giải thích. 2. Thêm từ từ từng giọt dung dịch AgNO3 vào dugn dịch chứa hỗn hợp KCl 0,1M và KI 0,001M a. Kết tủa nào sẽ xuất hiện trước. b. Khi kết tủa thứ hai bắt đầu kết tủa thì nồng độ ion thứ nhất còn lại là bao nhiêu? (Bỏ qua sự thay đổi thể tích dung dịch khi cho dung dịch AgNO3 vào) Cho TagCl = 1.10-10. TAgI = 1.10-16 Câu 5. 4 điểm 1. Có cân bằng sau N2O4(k) 2NO2 (k) a. Cho 18,4 gam N2O4 vào bình có dung tích 5,904 lít ở 270C. Lúc cân bằng áp suất của hỗn hợp khí trong bình là 1atm. Tính áp suất riêng phần của NO2 và N2O4 lúc cân bằng. b. Nếu giảm áp suất của hệ lúc cân bằng xuống còn 0,5 atm thì áp suất riêng phần cùa NO2 và N2O4 lúc cân bằng là bao nhiêu? 2. Trong qúa trình xác định khí độc H2S trong không khí người ta lấy 30 lít không khí nhiễm H2S (có d = 1,2 g/l) cho đi chậm qua bình đựng lượng dư dung dịch CdSO4 để hấp thụ hết khí H2S. Tiếp theo đem axit hoá hoàn toàn lượng kết tủa trong bình, rồi hấp thụ hết lượng khí thoát ra bằng cách cho vào ống đựng 10 ml dung dịch I2 0,0107M. Lượng iod còn dư phản ứng vừa đủ với 12,85 ml dung dịch Na2S2O3 0,01344M. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra và tính hàm lượng H2S trong không khí theo ppm. Biết rằng ppm là số microgam chất trong 1g mẫu. (1 ppm = 10-6g)
File đính kèm:
- de HSG.doc