Đề thi học sinh giỏi vòng tỉnh Tiếng việt Lớp 5 (Có đáp án)

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi vòng tỉnh Tiếng việt Lớp 5 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KỲ THI CHỌN HSG LỚP 5 VỊNG TỈNH
 NĂM HỌC 2007- 2008
 ___________________________________________
Mơn thi: Tiếng Việt
 (gồm 01 trang) Lớp : 5
	Thời gian làm bài:phút (khơng kể thời gian giao đề)
ĐỀ
PHẦN I: Luyện từ và câu
Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn văn sau:
	“Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.” (Trích Cây gạo-VŨ TÚ NAM)
Hãy tìm từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy ? Từ nào được dùng để nhân hố ?
Câu 2: (2 điểm) Dùng từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống cho câu tục ngữ sau đây được hồn chỉnh:
.gỗ hơn . nước sơn,
..người ..nết cịn hơn.người.
Sau khi điền xong, hãy viết lại các cặp từ đồng nghĩa, cặp từ trái nghĩa cĩ trong câu trên.
Câu tục ngữ trên khuyên em điều gì ?
Câu 3: (2 điểm) Một bạn học sinh viết đoạn văn sau:
	“Mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực khắp sân trường : tiếng ve kêu râm ran suốt cả trưa hè oi ả. Tuy cĩ mưa to nên màu hoa phượng vẫn cịn khoe sắc thắm tươi trên cành.”
Trong đoạn văn trên cĩ mấy tính từ, mấy động từ, hãy kể ra.
Bạn này đã sử dụng sai một dấu câu và sai một cặp quan hệ từ, đĩ là dấu câu nào ? cặp quan hệ từ nào ? Em hãy sửa lại cho đúng. 
Câu 4: (2 điểm) Tìm trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
Mùa thu, giĩ thổi mây về phía cửa sơng, mặt nước dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại.
Đâu đĩ, từ sau khúc quanh vắng lặng của dịng sơng, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước.
Câu 5: (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau:
	Bao nhiêu cơng việc lặng thầm
	 Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha
	Bé học giỏi, bé nết na
	 Bé là cơ Tấm, bé là con ngoan.
	 (Trích Cơ Tấm của mẹ- LÊ HƠNG THIỆN)
	Vì sao em bé trong đoạn thơ trên được tác giả gọi là cơ Tấm ? Em cĩ thể tưởng tượng bé đã làm được những cơng việc gì ở nhà ?
PHẦN II: Tập làm văn (8 điểm)
	Một buổi sáng sớm thức dậy, em nhìn thấy cảnh vật nơi em ở (khĩm, ấp, xĩm làng quê em) đẹp quá. Hãy tả lại cảnh đẹp đĩ và nêu cảm nghĩ của em.
(điểm trình bày và chữ viết 2 điểm)
---------HẾT----------
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I: Từ ngữ – ngữ pháp
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Từ ghép: cây gạo, chấm dứt, trở về, dáng vẻ, xanh mát, trầm tư, cao lớn, hiền lành
1
- Từ láy: tưng bừng, ồn ã
0.5
- Từ nhân hoá: trầm tư, hiền lành
0.5
2
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
0.5
-Cặp từ đồng nghĩa: Tốt – đẹp
0.25
-Cặp từ trái nghĩa: Xấu – tốt (hoặc xấu – đẹp)
0.25
 Câu tục ngữ khuyên ta nên rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức tốt đẹp bên trong mỗi người, không phải chỉ chăm lo vẻ đẹp ở bên ngoài. (hoặc con người không phải chỉ nhìn ở vẻ đẹp bên ngoài mà phải còn đẹp ở trong tấm lòng)
1
3
-Tính từ: đỏ rực, khắp, râm ran, suốt cả, oi ả, to, thắm tươi.
0.5
- Động từ: nở, kêu, khoe.
0.5
- Dấu câu sử dụng sai: dấu hai chấm(:) sửa lại : dấu phẩy ( ,)
0.5
- Cặp quan hệ từ dùng sai: Tuy – nên. Sửa lại: Tuy - nhưng
0.5
4
Câu a.
- Trạng ngữ: Mùa thu
0.25
- Chủ ngữ: gió - mặt nước dưới cầu Tràng Tiền
0.5
- Vị ngữ: thổi mây về phía cửa sông - đen sẫm lại
0.25
Câu b.
-Trạng ngữ: Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông
0.25
- Chủ ngữ: tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng
0.5
- Vị ngữ: truyền đi trên mặt nước.
0.25
5
- Bé hiền ngoan, nết na, chăm chỉ, biết lặng thầm làm nhiều công việc nhà giúp đỡ cho cha mẹ (như cô Tấm trong truyện cổ tích, lúc cụ già vắng nhà, len lén bước ra từ quả thị)
1
- Những công việc vừa sức với bé như: quét nhà, lau nhà, lau bàn ghế, tủ, rửa ly chén, xếp áo quần, chăm sóc vật nuôi, tưới cây, hoa, rau cải
1
PHẦN II: Tập làm văn (8 điểm)
* 05 yêu cầu bài văn cần đạt:
	1- Viết được bài văn đúng thể loại tả cảnh, có độ dài từ 20 câu trở lên, nội dung miêu tả cảnh vật nơi học sinh đang ở (khóm, ấp hoặc xóm làng) vào một buổi sáng sớm.
	2- Bài làm đúng, đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài đúng theo yêu cầu thể loại văn tả cảnh. ( Giới thiệu – Miêu tả và Nêu cảm nghĩ, kết thúc bài )
	3- Giọng văn mạch lạc, câu văn suông sẻ, đúng ngữ pháp, sử dụng từ ngữ chính xác. Mô tả được toàn cảnh chung và các cảnh vật chi tiết, ( có thể nêu thêm 1 vài cảnh sinh hoạt) nêu được suy nghĩ của bản thân đối với tình cảm xóm làng quê hương, tình cảm đối với thiên nhiên, đất nước.
	4- Bài có nhiều câu văn hay, quan sát và miêu tả hợp lý, sinh động, ý tưởng phong phú và giàu âm thanh, giàu hình ảnh,....có xen kẽ tả người, tả vật hoạt động.v.v
	5- Chữ viết rõ ràng, dễ đọc; bài làm sạch sẽ và không mắc lỗi chính tả.
Điểm 7 - 8 :
Bài văn phải đảm bảo trọn vẹn cả 05 yêu cầu trên.
Điểm 5-6 :
	- Đạt 5 yêu cầu nhưng có vài câu chưa thật hấp dẫn, còn có câu miêu tả đơn điệu.
 - Đạt khá mục 3, 4 còn thiếu sót, còn sai về cách dùng từ và đặt câu.
 - Mắc 1- 2 lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 3-4 :
 - Bài làm đạt trung bình mục 1, 2, 5 ; mục 3, 4 còn hạn chế, sơ lược.
 - Phần thân bài miêu tả về chi tiết chưa đầy đủ, chưa hợp lý. Xen kẽ tả người, tả vật xung quanh chưa rõ nét, chưa gây tác dụng. Nêu cảm nghĩ chưa chân thật, chưa có hiệu quả về tác động tình cảm, chưa gây nhiều cảm xúc.
 - Sắp xếp ý miêu tả còn lộn xộn, dùng từ và đặt câu sai 2-3 câu.
 - Mắc 3-4 lỗi chính tả.
Điểm 2-1 :
 - Cả 5 mục yêu cầu rất sơ lược, miêu tả dạng trình bày quan sát đơn điệu.
 - Phần thân bài miêu tả lủng củng, câu luộm thuộm, thiếu tác dụng miêu tả, thiếu nhiều phần chi tiết , nêu cảm nghĩ và tình cảm của bản thân chưa đầy đủ, trọn vẹn.
 - Về chi tiết các ý miêu tả còn nhầm lẫn, trùng lặp, dùng từ và đặt câu sai 4-5 câu.
 - Mắc 5-6 lỗi chính tả.
Điểm 0:
Bài làm xa đề, lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.
Điểm trình bày và chữ viết : 2 điểm.
	-Đánh giá cách trình bày và chữ viết của toàn bài (phần I và II) của HS để cho điểm:
 	+ 2 điểm: trình bày đúng, đẹp, sạch sẽ, chữ viết đẹp, ngay ngắn, thẳng hàng.
	+ 1 điểm: Chữ viết đạt trung bình, đọc được. Còn sai hình dáng, độ cao, nét chữ chưa thật đều, chưa chân phương. Có 1-2 chỗ dơ, xoá, sửa đè
+ 0,5 điểm : Bài dơ, trình bày chưa rõ, chưa đúng, chữ viết cẩu thả, không ngay ngắn, khó đọc. 
_________________________

File đính kèm:

  • docDe HSG TV 5.doc