Đề thi học sinh năng khiếu môn: Vật lý lớp 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh năng khiếu môn: Vật lý lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục và đào tạo thanh ba Đề thi học sinh năng khiếu - Năm học: 2007 – 2008 Môn: vật lý 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) Họ và tên thí sinh: .................................................................................................................................................. Phòng thi: ............................................... Số báo danh : ..................................................................... Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm) Trong mỗi bài tập sau, em hãy chọn ý trả lời đúng nhất và ghi vào tờ giấy thi Câu 1: Chiều của lực tác dụng vào thuyền làm thuyền nổi lên trên mặt nước là: Chiều hướng lên trên C. Chiều hướng sang phải Chiều hướng xuống dưới D. Chiều hướng sang trái Câu 2: Khi quả bóng đập vào bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây nên tác dụng gì? Chỉ làm biến đổi chuyển động quả bóng Chỉ làm biến dạng quả bóng Vừa làm biến đổi chuyển động quả bóng vừa làm biến dạng quả bóng Không gây ra tác dụng gì Câu 3: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực đẩy: Ròng rọc động C. Đòn bẩy Ròng rọc cố định D. Mặt phẳng nghiêng Câu 4: Để nâng một bao xi măng 50 kg từ dưới lên theo phương thẳng đứng, ta cần dùng một lực: Nhỏ hơn 500 N C. Lớn hơn 50 N Lớn hơn hoặc bằng 500 N D. Bằng 50 N Câu 5: Một bạn học sinh dùng thước có chia độ nhỏ nhất là 1 cm để đo chiều dài bàn học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách nào là đúng: A. 1,20 m B. 1,2 m C. 1,200 m D. 120,0 cm Câu 6: Hiện tượng nào dưới đây xảy ra khi làm lạnh một vật rắn: Khối lượng riêng của vật giảm Trọng lượng riêng của vật tăng Khối lượng của vật tăng, trọng lượng của vật giảm. Thể tích của vật tăng. Câu 7: Tại sao cái kéo để cắt giấy thường có lưỡi kéo dài hơn tay cầm: Để tạo một lực lớn. C. Để cắt cho nhanh hơn. Để tạo đường đi dài. D. Để cho đẹp. Câu 8: Một nguời dùng lực 400 N để đưa vật nặng 1200 N từ mặt đất lên ô tô bằng mặt phẳng nghiêng. Nếu sử dụng mặt phẳng nghiêng ngắn hơn thì người đó sẽ dùng lực nào trong các lực sau đây: A. F = 1200 N B. F = 400 N C. F > 400 N D. F < 400 N Câu 9: Trong các phát biểu sau, câu nào sai: Trong quá trình bay hơi, nhiệt độ chất lỏng không thay đổi. Trong quá trình nóng chảy hay đông đặc, nhiệt độ không thay đổi ở 40C, nước nở ra khi lạnh đi hoặc nóng lên. Mọi chất lỏng nóng chảy hay đông dặc ở cùng một nhiệt độ. Phần II: Tự luận: (6 điểm) Câu 1: Một chiếc xe đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường. Em hãy cho biết có những lực nào tác dụng lên xe ? Lực nào cân bằng với lực nào? Vẽ các lực đó? Câu 2: Một bình có dung tích 4 lít chứa đầy nước và dầu. Tính khối lượng của cả bình nước và dầu, biết khối lượng của bình không là 1,2 kg, khối lượng riêng của nước là 1 000kg/m3, của dầu là 800 kg/m3 trong các trường hợp sau: a/ Thể tích của dầu bằng thể tích của nước? b/ Khối lượng của dầu bằng khối lượng của nước? Câu 3: Một học sinh muốn nâng một thùng gỗ có khối lượng 30 kg từ mặt đất lên cao 1 mét. a/ Nếu dùng tay trực tiếp nâng vật thị học sinh đó dùng một lực tối thiểu là bao nhiêu? b/ Nếu dùng một tấm ván để làm mặt phẳng nghiêng cao 1 mét, dài 2 mét thì em học sinh đó chỉ cần một lực nhỏ nhất bằng bao nhiêu? Bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng. c/ Nếu học sinh này muốn dùng một lực có độ lớn bằng độ lớn ở câu (b) thì có thể dùng tấm ván dài bao nhiêu? Phòng Giáo dục và đào tạo thanh ba Hướng dẫn chấm - Vật lý 6 Phần trắc nghiệm khách quan: (4 điểm) Mỗi câu đúng được 0,4 điểm (Riêng câu 9 được 0,8 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 A C B B A B B C A, D Phần tự luận: (6 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Một chiếc xe đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường, xe chịu tác dụng của 4 lực: , đó là các lực: - Lực kéo của động cơ Fk , lực ma sát của mặt đường Fms , trọng lượng của xe P và lực nâng của mặt đường Q (0,5 điểm) - Các lực Fk và Fms cân bằng với nhau (0,25 điểm) - Các lực P và Q cân bằng với nhau (0,25 điểm) - Vẽ các lực đúng (0,5 điểm) Câu 2: (3 điểm) Đổi 4 lít = 4 dm3 = 0,004 m3 a/ Gọi thể tích của nước và dầu lần lượt là V1 và V2. Theo đầu bài ta có: V1 = V2 = = = 0,002 (m3) (0,5 điểm) Khối lượng của nước là : m1 = D1 . V1 = 1 000 . 0,002 = 2,0 (kg) (0,25 điểm) Khối lượng của dầu là : m2 = D2 . V2 = 800 . 0,002 = 1,6 (kg) (0,25 điểm) Khối lượng của cả bình nước và dầu là : m = m0 + m1 + m2 = 1,2 + 2,0 + 1,6 = 4,8 (kg) (0,5 điểm) b/ Theo đầu bài ta có: m1 = m2 , mà m1 = D1 . V1 , m2 = D2 . V2 => D1 . V1 = D2 . V2 => = 0,8 => V1 = 0,8 V2 (0,5 điểm) Mà V1 + V2 = 0,004 => 0,8V2 + V2 = 0,004 => V2 = (m3) (0,5 điểm) Khối lượng nước và dầu là: m1 = m2 = D2 . V2 = 800 . 1,78 (kg) (0,25 điểm) Khối lượng của cả bình nước và dầu là: m = m0 + m1 + m2 1,20 + 1,78 + 1,78 = 4,76 (kg) (0,25 điểm) Câu 3: (1,5 điểm) Tính được các đại lượng: a/ Nếu dùng tay trực tiếp nâng vật thì học sinh đó dùng một lực tối thiểu là: P = 10 . m = 10 . 30 = 300 (N) (0,5 điểm) b/ Nếu dùng mặt phẳng nghiêng cao 1m, dài 2m thì chỉ cần một lực: F = = 150 (N) (0,5 điểm) c/ Nếu chỉ dùng một lực bằng độ lớn của lực ở câu (b) thì cần tấm ván dài là: 2m . 2 = 4 (m) (0,5 điểm) Phòng Giáo dục và đào tạo thanh ba Đề thi học sinh năng khiếu - Năm học: 2007 – 2008 Môn: vật lý 7 (Thời gian làm bài: 90 phút) Họ và tên thí sinh: .................................................................................................................................................. Phòng thi: ............................................... Số báo danh : ..................................................................... Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Trong mỗi bài tập sau, em hãy chọn ý trả lời đúng nhất và ghi vào tờ giấy thi Câu 1: Khi chiếu ánh sáng đến một vật đặt trong không khí (như thuỷ tinh), ta thấy vật trong suốt là vì: Vật hoàn toàn không cho ánh sáng đến mắt ta Vật không nhận được ánh sáng chiếu đến. Vật phản chiếu tất cả mọi ánh sáng. Có các tia sáng đi đến mắt nhưng mắt không nhận ra. Câu 2: Chiếu một chùm sáng phân kỳ vào một gương cầu lõm, điều nào sau đây là đúng khi nói về chùm sáng phản xạ: Chùm sáng phản xạ luôn là chùm hội tụ Chùm sáng phản xạ luôn là chùm phân kỳ Chùm sáng phản xạ luôn là chùm song song. Các trường hợp trên đều có thể xảy ra. Câu 3: Chùm tia sáng mặt trời xem là chùm sáng song song chiếu xiên đến mặt đất, hợp với mặt đất một góc 450. Một cái cọc cắm thẳng đứng trên mặt đất, phần cọc nhô lên cao 1 m. Bóng cái cọc trên mặt đất dài: A. 1 m B. 2 m C. 1,5 m D. 0,5 m Câu 4: Một tia sáng chiếu tới vuông góc với gương phẳng, góc phản xạ bằng: A. 00 B. 450 C. 600 D. 900 Câu 5: Siêu âm là âm có: Tần số lớn hơn 20 000 Hz C. Tần số từ 20 Hz đến 20 000 Hz Tần số nhỏ hơn 20 Hz D. Độ to khoảng 40 dB Câu 6: Chiếu một tia sáng từ một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ hợp với tia tới một góc bằng 600. Giá trị của góc tới bằng: A. 200 B. 300 C. 400 D. 600 Phần II: Tự luận: (7 điểm) Câu 1: Khi đi trên xa mạc người ta thường nhìn thấy ảo ảnh. Bằng kiến thức đã học em hãy giải thích tại sao? Câu 2: Trong mạch điện như hình vẽ: - Am pe kế A1 dùng thang đo có giới hạn đo 100 mA, có 100 độ chia, kim chỉ ở vạch thứ 40. - Am pe kế A2 dùng thang đo có giới hạn đo 200 mA, co 100 độ chia, kim chỉ ở vạch thứ 60. - Am pe kế A3 dùng thang đo có giới hạn đo 500 mA, có 100 độ chia, kim chỉ ở vạch thứ bao nhiêu? Câu 3: Một thỏi nhôm đặc hình trụ cao 20 cm, bán kính đáy 2 cm. tính khối lượng của thỏi nhôm. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2,7 g/cm3. - Một vật khác có kích thước đúng bằng thỏi nhôm được treo vào một lực kế, lực kế chỉ 19,6 N. Vật ấy được làm bằng nguyên liệu gì? Câu 4: Cho hai gương phẳng M, N đặt vuông góc với nhau có mặt phản xạ quay vào nhau và 2 điểm A, B như hình vẽ, A là một điểm sáng. Hãy nêu cách vẽ tia sáng xuất phát từ A đến gương M phản xạ qua gương N rồi đi ra qua điểm B. Phòng Giáo dục và đào tạo thanh ba Hướng dẫn chấm - Vật lý 7 Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 A D A A A B Phần tự luận: (7 điểm) Câu 1: (1 điểm) Giải thích: Không khí trên xa mạc ở gần mặt đất thì nóng, lên cao thì lạnh, mật độ không khí không đều. Do vậy ở vùng xa mạc môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, vì vậy theo định luật truyền thẳng ánh sáng thì ánh sáng không thể truyền theo đường thẳng mà có thể truyền theo đường cong, vì vậy đã gây hiện tượng ảo ảnh. Câu 2: (1, 5 điểm) - Dòng điện qua đèn Đ1 là : 40 . = 40 (mA) (0,5 điểm) - Dòng điện qua đèn Đ2 là : 60 . = 120 (mA) (0,5 điểm) - Dòng điện qua am pe kế A3 là : 40 + 120 = 160 (mA) Vậy kim A3 chỉ vạch thứ: 160 : = 32 (0,5 điểm) Câu 3: (2.0 điểm) Thỏi nhôm đặc hình trụ cao h = 20 cm, bán kính đáy R = 2 cm, D1 = 2,7 g/cm3. - Khối lượng thỏi nhôm là: m1 = V . D1 = p R2h.D1 = 3,14. 22 .20 . 2,7 = 678,24 (g) (0,75 điểm) - Vật có kích thước bằng thỏi nhôm được treo vào lực kế, lực kế chỉ 19,6 N => Đây chính là trọng lượng của vật P2. Vật có khối lượng m2 = = = 1,96 (kg) = 1960 g (0,75 điểm) Khối lượng riêng của vật này là: D2 = = = 7,8 g/cm3 Đây là khối lượng riêng của sắt. Vậy vật ấy được làm bằng sắt. (0,5 điểm) Câu 4: (2,5 điểm) Vẽ A/ là ảnh của điểm A qua gương M. Tia sáng xuất phát từ A tới điểm I trên gương M và phản xạ qua gương M nên có phần kéo dài đi qua A/. Tia phản xạ qua gương M đến gương N tại K (Tia IK là tia tới của gương N) và phản xạ qua gương N đến B nên tia tới IK có phần kéo dài đi qua ảnh B/ của điểm B qua gương N. (1 điểm) Cách vẽ: (1,5 điểm)(Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm – Hìnhvẽ đẹp, chính xác cho 0,5 điểm) Vẽ điểm A/ là ảnh của điểm A qua gương M Vẽ điểm B/ là ảnh của diểm B qua gương N Nối A/B/ cắt gương M tại I, cắt gương N tại K Vẽ tia AI , IK và tia KB, đó là các tia cần vẽ. Phòng Giáo dục và đào tạo thanh ba Đề thi học sinh năng khiếu - Năm học: 2007 – 2008 Môn: vật lý 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) Họ và tên thí sinh: .................................................................................................................................................. Phòng thi: ............................................... Số báo danh : ..................................................................... Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Trong mỗi bài tập sau, em hãy chọn ý trả lời đúng nhất và ghi vào tờ giấy thi Câu 1: Một tia sáng SI truyền theo phương hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 600 . Hỏi phải đặt gương phẳng hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc bao nhiêu để tia phản xạ có phương nằm ngang. A. 300 B. 600 C. 450 D. A, B đều đúng Câu 2: Một pa lăng gồm 3 ròng rọc động và 3 ròng rọc cố định, bỏ qua lực ma sát, lực kéo vật lên cao bằng pa lăng so với lực kéo vật trực tiếp thì: A. Giảm 8 lần B. Giảm 6 lần C. Giảm 12 lần D. Giảm 4 lần Câu 3: Để đưa một vật có trọng lượng 1 000 N lên độ cao 2 m, người ta dùng mặt phẳng nghiêng nhẵn dài 4 m. Lực cần để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng đó là: A. F = 1 000 N B. F = 4 000 N C. F = 250 N D. F = 500 N Câu 4: Khinh khí cầu bay lên khỏi mặt đất, lực nào đã sinh công để khinh khí cầu lên cao: Lực đẩy Acsimét của không khí C. Lực hút của mặt trời Lực đẩy khối khí bên trong quả cầu. D. Lực đẩy của trọng lực Câu 5: Trường hợp nào sau đây không có công cơ học: Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. Người công nhân đang đẩy xe goòng làm xe chuyển động Người học sinh đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không đẩy nổi Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo một vật lên cao Câu 6: Nếu gọi A1 là công tối thiểu cần thiết để đưa một vật 1 000 kg lên cao 2m; A2 là công tối thiểu cần thiết để đưa một vật 2 000 kg lên cao 1m thì: A. A1 = 2A2 B. 2A1 = A2 C. A1 = A2 D. Chưa đủ điều kiện để so sánh A1, A2 Phần II: Tự luận: (7 điểm) Câu 1: Lúc 8 giờ, hai xe ô tô cùng khởi hành từ hai điểm A và B cách nhau 48 km, chuyển động cùng chiều theo hướng từ A đến B với vận tốc không đổi lần lượt là vA = 48 km/h, vB = 36 km/h. Lúc 9 giờ, xe ô tô thứ ba khởi hành từ C, cách B một khoảng 18 km về phía A với vận tốc không đổi v3 và đuổi theo hai xe kia. Đến D thì cả 3 xe gặp nhau. Lấy A làm mốc, hãy xác định: Thời điểm và vị trí ba xe gặp nhau ? Vận tốc của xe thứ ba? Câu 2: Ta thả một cục nước đá đang tan có khối lượng M = 0,5 kg vào một bình đựng 1 kg nước ở nhiệt độ 250C. Cục nước đá có tan hết được không ? Tại sao? Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp, (khi có cân bằng nhiệt) và lượng nước đá còn lại (nếu có)? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4 180 J/kg.độ, nhiệt nóng chảy của nước đá là = 335 . 103 J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình chứa và môi trường xung quanh. Câu 3: Hai tia tới AI và BJ tới gương tại I và J, kéo dài cắt nhau tại S ở sau gương (như hình vẽ) a/ Dùng định luật phản xạ ánh sáng để vẽ hai tia phản xạ IR1 và JR2 b/ Có nhận xét gì về chùm tia phản xạ Phòng Giáo dục và đào tạo thanh ba Hướng dẫn chấm - Vật lý 8 Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 D B D A C C Phần tự luận: (7 điểm) Câu 1: (2,5 điểm) - Lấy A làm mốc, quãng đường mỗi xe đi được trong thời gian t là: S1 = v1. t = 48t , S2 = v2.t = 36t (0,25 điểm) - Vị trí hai xe gặp nhau tại thời điểm t là: x1 = 48t ; x2 = 48 + 36t (0,25 điểm) - Khi hai xe gặp nhau: x1 = x2 => 48t = 48 + 36t (0,25 điểm) - Thời điểm hai xe gặp nhau: Từ phương trình: 48t = 48 + 36t 12t = 48 t = 4 (giờ) (0,25 điểm) - Thời điểm hai xe này gặp nhau cũng là lúc gặp xe thứ ba: 8 + 4 = 12 (giờ) (0,25 điểm) - Vị trí ba xe gặp nhau cách A: x1 = 48 . 4 = 192 (km) (0,25 điểm) + Quãng đường xe thứ ba đi được: S3 = 18 + S2 = 18 + 36t = 18 + 36 . 4 = 162 (km) (0,5 điểm) - Vận tốc của xe thứ ba bằng: V3 = = 54 (km/h) (0,5 điểm) Câu 2: (2,5 điểm) Nước đá có mĐ = 0,5 kg , = 335 . 103 J/kg đang tan t0 = 00C. Nước có mN = 1 kg, t1 = 250C, C = 4180 J/kg.độ (bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình chứa và môi trường xung quanh) - Khi thả nước đá vào nước, nước đá sẽ thu nhiệt để nóng chảy, nước sẽ toả nhiệt (cung cấp nhiệt cho nước đá) và lạnh đi. - Muốn làm nóng chảy hoàn toàn cục nước đá cần một nhiệt lượng: QĐ = .M Ta có: QĐ = 335 . 103 . 0,5 = 167,5 .103 = 167500 (J) (0,5 điểm) - Nhiệt lượng do nước toả ra khi lạnh tới 00C : QN = cm(t1 – t0) QN = 4180 . 1. 25 = 104500 (J) (0,5 điểm) So sánh ta thấy QĐ > QN => Cục nước đá không nóng chảy hết (Lượng nhiệt do nước toả ra không đủ cung cấp cho nước đá nóng chảy hết) (0,5 điểm) Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là 00C (bằng nhiệt độ của nước đá đang tan) (0,5 điểm) Lượng nước đá còn lại: + Lượng nhiệt thiếu: QC = QĐ - QN = 167500 – 104500 = 63 000 (J) + Từ Q = m => mC = QC : = 63 000 : 335 000 = 0,19 (kg) (0,5 điểm) Câu 3: (2 điểm) a/ Cách vẽ: - Vẽ pháp tuyến IN1 và JN2 . Sau đó áp dụng định luật phản xạ ánh sáng (góc phản xạ bằng góc tới) để vẽ hai tia phản xạ IR1 và JR2 (0,5 điểm) Hình vẽ đúng, đẹp, chính xác: 1 điểm b/ Ta thấy: Chùm tia phản xạ là chùm hội tụ và điểm hội tụ S/ có S/H = SH (0,5 điểm)
File đính kèm:
- Vat ly.doc