Đề thi kết thúc học ký II - Tên học phần: Môn Sinh 9 - Mã đề thi 357
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kết thúc học ký II - Tên học phần: Môn Sinh 9 - Mã đề thi 357, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS ĐÔNG XUYÊN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KÝ II Tên học phần: Môn sinh 9 ( 1012- 2013) Thời gian làm bài:45 phút; Mã đề thi 357 Họ, tên thí sinh:..................................................................... Câu 1: Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào? A. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường. B. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. C. Nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm theo nhiệt độ môi trường. D. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Câu 2: Cho chuỗi thức ăn đơn giản còn để chỗ trống sau: Cây gỗ à (...........) à Chuột à Rắn à Vi sinh vật .Loài nào sau đây điền vào chỗ trống là hợp lí nhất A. Sâu ăn lá cây B. Mèo C. Bọ ngựa D. Ếch Câu 3: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây? A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng. B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối. C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô. D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm. Câu 4: Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của A. Công trường khai thác chất phóng xạ . B. Thử vũ khí hạt nhân . C. Nhà máy điện nguyên tử . D. Công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, việc thử vũ khí hạt nhân . Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển? A. số lượng cá thể trong quần thể ổn định B. Tỉ lệ sinh cao C. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh D. Đáy tháp rộng Câu 6: Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là: A. Do lũ lụt B. Hoạt động của con người C. Sự thay đổi của khí hậu D. Do các loài sinh vật trong quần xã gây ra Câu 7: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây? A. Nhóm nhân tố con người và nhóm các sinh vật khác. B. Nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố con người. C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh , nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh và nhóm nhân tố con người. D. Nhóm nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và nhóm các sinh vật khác. Câu 8: Chọn lọc hàng loạt là gì? A. Dựa trên kiểu hình chọn một số ít cá thể tốt đem kiểm tra kiểu gen để chọn những cá thể phù hợp với mục tiêu chon lọc để làm giống B. Dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống C. Phát hiện và loại bỏ các cá thể có kiểu gen và kiểu hình không phù hợp D. Dựa trên kiểu gen chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống Câu 9: Trong mối quan hệ giữa các thành phần trong quần xã ,thì quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất là : A. Quan hệ đối địch B. Quan hệ dinh dưỡng C. Quan hệ về nơi ở. D. Quan hệ hỗ trợ. Câu 10: Những cây sống ở nơi khô hạn thường có những đặc điểm thích nghi nào? A. Cơ thể mọng nước, bản lá rộng B. Lá và thân cây tiêu giảm. C. Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai. D. Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng. Câu 11: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. B. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn. C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn. D. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn. Câu 12: Giới hạn sinh thái là gì? A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt. B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau. C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật. Câu 13: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào? A. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật. B. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ. C. Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật. D. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp. Câu 14: Ở xã hội nông nghiệp hoạt động cày xới đất canh tác làm thay đổi đất và nước tầng mặt nên A. Đất khô cằn và suy giảm độ màu mở. B. Xói mòn đất . C. Đất bị khô cằn . D. Đất giảm độ màu mở . Câu 15: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là A. Làm giảm lượng nước gây khô hạn. B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái. C. Gây ô nhiễm môi trường. D. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu . Câu 16: Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ? A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Cạnh tranh. D. Ký sinh. Câu 17: Lưới thức ăn là : A. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau B. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung C. Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên D. Gồm một chuỗi thức ăn Câu 18: Những hoạt động nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường A. Phun thuốc trừ sâu . B. Vứt rác bừa bãi ra môi trường . C. Thải nước sinh hoạt ra môi trường . D. Trồng cây gây rừng . Câu 19: Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở nước ta là ở lĩnh vực nào? A. Chọn giống đậu tương, lạc, cà chua. B. Chọn giống lúa, lạc, cà chua. C. Chọn giống lúa, ngô, đậu tương. D. Chọn giống ngô, mía, đậu tương. Câu 20: Giống dâu tam bội (3n) được tạo ra từ giống dâu tứ bội (4n) với giống dâu lưỡng bội (2n) nhờ phương pháp: A. Tạo giống đa bội thể. B. Tạo giống ưu thế lai. C. Gây đột biến nhân tạo. D. Lai hữu tính và xử lí đột biến. Câu 21: Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là A. Độ đa dạng B. Độ thường gặp C. Độ nhiều D. Độ tập trung Câu 22: Cá ép bám vào rùa biển hoặc cá lớn, nhờ đó được rùa và cá lớn đưa đi xa. Cá ép, rùa biển và cá lớn có mối quan hệ nào dưới đây? A. Ký sinh. B. Nữa kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hội sinh. Câu 23: Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng. B. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng. C. Tập hợp các cây ngô ( bắp) trên một cánh đồng. D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao. Câu 24: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô? A. Lạc đà, thằn lằn, kỳ nhông. B. Ốc sên, giun đất, thằn lằn. C. Giun đất, ếch, ốc sên. D. Ếch, ốc sên, lạc đà. Câu 25: Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải chủ yếu do quá trình đốt cháy: A. Gỗ , củi , than đá , khí đốt . B. Gỗ , than đá . C. Khí đốt , gỗ . D. Khí đốt , củi . Câu 26: Săn bắt động vật hoang dã quá mức dẫn đến hậu quả A. Mất cân bằng sinh thái và mất nhiều loài sinh vật . B. Mất nơi ở của sinh vật . C. Mất cân bằng sinh thái . D. Mất nhiều loài sinh vật . Câu 27: Tạo bể lắng , lọc nước thải để hạn chế A. Ô nhiễm nguồn nước . B. Ô nhiễm do chất phóng xạ . C. Ô nhiễm không khí . D. Ô nhiễm do hoạt động thiên tai . Câu 28: Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với quần thể sinh vật? A. Thành phần nhóm tuổi B. Đặc trưng kinh tế xã hội. C. Mật độ D. Tỉ lệ giới tính Câu 29: Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật biến nhiệt? A. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, mèo. B. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi. C. Bồ câu, mèo, thỏ, dơi. D. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu. Câu 30: Ở quần thể người , quy định nhóm tuổi trước sinh sản là: A. Từ sơ sinh đến dưói 20 tuổi B. Từ 15 đến dưói 20 tuổi C. Từ sơ sinh đến dưói 25 tuổi D. Từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi Câu 31: Quan hệ nào sau đây là quan hệ cộng sinh? A. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu. B. Cây nấp ấm bắt côn trùng. C. Giun đũa sống trong ruột người. D. Địa y bám trên cành cây. Câu 32: Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất là loài sinh vật nào sau đây? A. Thực vật B. Động vật ăn thực vật C. Nấm và vi khuẩn D. Các động vật kí sinh Câu 33: Hoạt động nào sau đây của con người không ảnh hưởng đến môi trường A. Chiến tranh . B. Hái lượm, săn bắn, chiến tranh . C. Hái lượm . D. Săn bắn quá mức . Câu 34: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật? A. Một khu rừng B. Một ao cá C. Một đàn chuột đồng D. Một hồ tự nhiên Câu 35: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: - Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con / ha - Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ ha - Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ ha Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào? A. Dạng phát triển. B. Dạng giảm sút. C. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển. D. Dạng ổn định. Câu 36: Thế nào là ô nhiễm môi trường ? A. Môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lí, hóa học, sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác B. Môi trường chứa nhiều chất thải độc hại và dễ lên men C. Nhiều xác chết động thực vật làm cho môi trường tự nhiên bị bẩn D. Môi trường có nhiều loại rác khó tiêu hủy và nhiều xác chết động thực vật Câu 37: Số lượng các loài trong quần xã thể hiện chỉ số nào sau đây: A. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều B. Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung C. Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung D. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung Câu 38: Vào các tháng mùa mưa trong năm, số lượng muỗi tăng nhiều. Đây là dạng biến động số lượng: A. Theo chu kỳ mùa B. Theo chu kỳ nhiều năm C. Không theo chu kỳ D. Theo chu kỳ ngày đêm Câu 39: Năm sinh vật là : Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây? A. Cỏ ® trăn ® châu chấu ® vi khuẩn ® gà rừng B. Cỏ ® châu chấu ® gà rừng ® trăn ® vi khuẩn C. Cỏ ® châu chấu ® vi khuẩn ® gà rừng ® trăn D. Cỏ ® châu chấu ® trăn ® gà rừng ® vi khuẩn Câu 40: Các sinh vật cùng loài có quan hệ với nhau như thế nào? A. Hội sinh và cạnh tranh. B. Kí sinh, nửa kí sinh. C. Hỗ trợ và cạnh tranh. D. Cộng sinh và cạnh tranh. Câu 41: Suy giảm độ đa dạng của sinh học là nguyên nhân gây nên A. Làm suy giảm hệ sinh thái rừng . B. Làm ức chế hoạt động của các vi sinh vật . C. Mất cân bằng sinh thái . D. Làm suy giảm tài nguyên sinh vật . ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- 1111_RGHF_485.doc