Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm năm học 2008 – 2009 môn: ngữ văn 8 Trường THCS Vĩnh Phong

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm năm học 2008 – 2009 môn: ngữ văn 8 Trường THCS Vĩnh Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT VĨNH BẢO

TRƯỜNG THCS VĨNH PHONG
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

 Năm học 2008 – 2009
 Môn: Ngữ văn 8
Thời gian: 90’ (không kể thời gian giao đề)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Cho văn bản sau: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra. Khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đơn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi và Binh Tư hiểu.
Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đa để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không bán đi một sào.”
(Theo ngữ văn 8, tập một)
Trong đoạn văn trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả và biểu cảm.
B. Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
C. Biểu cảm, tự sự và lập luận.
D. Lập luận và biểu cảm.
Dòng nào sau đây tái hiện rõ nét nhất nội dung chính của đoạn văn trên?
A. Tái hiện lại cái chết dữ dội của lão Hạc và cảm nghĩ của ông giáo.
B. Miêu tả cái chết dữ dội của lão Hạc.
C. Lòng xót xa thông cảm của ông giáo đối với lão Hạc.
D. Giải thích nguyên nhân vì sao cái chết của lão Hạc thật dữ dội.
Người xưng “Tôi” trong đoạn trích là ai?
A. Binh Tư.
B. Vợ ông giáo.
C. Ông giáo.
D. Lão Hạc.
Trong câu “Không! Cuộc đời chưa hẳng đã đáng buồn, hay vẫn buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”, cụm từ đáng buồn theo một nghĩa khác ở đây được hiểu với nghĩa nào?
A. Buồn vì lão Hạc đã chết thật thương tâm.
B. Buồn vì người tốt như lão Hạc mà lại phải chết một cách dữ dội.
C. Buồn vì cuộc đời có quá nhiều đau khổ và bất công.
D. Vì cả ba điều trên.
Từ nào có thể thay thế được từ bất thình lình trong câu “ Chẳng hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình đến như vậy.”
A. Nhanh chóng.
B. Đột ngột.
C. Dữ dội.
D. Quằn quại.
Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A. Rũ rượi.
B. Hu hu.
C. Xộc xệch.
D. Vật vã.
Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình?
A. Vật vã.
B. Rũ rượi.
C. Xôn xao.
D. Xộc xệch.
Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Lão cứ yên lòng mà nhắm mắt.
C. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.
B. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.
D. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn.
Phần II. Tự luận (7,0 điểm)
	Đánh giá về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao có ý kiến cho rằng: “Lão Hạc không chỉ là một người nghèo, đó còn là một con người có nhân cách và giàu lòng tự trọng”. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

------------------- The end ---------------------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

File đính kèm:

  • docDE KSCL DAU NAM 2008 2009.doc