Đề thi khảo sát chất lượng giáo viên năm học 2013 – 2014

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4794 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng giáo viên năm học 2013 – 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỤM CHUYÊN MÔN
CỤM TH BÌNH
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2013 – 2014
(Dành cho giáo viên dạy văn hóa)
Thời gian: 130 phút (Không kể thời gian phát đề)
Phần thứ nhất: HIỂU BIẾT CHUNG. (30 phút)
Câu 1: (6,0 điểm)
	Anh (chị) hãy nêu nhiệm vụ của giáo viên được quy định tại điều 34, Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Câu 2: (4,0 điểm)
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay là một việc làm thường xuyên đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. 
a) Anh (chị) hiểu như thế nào là giáo án điện tử và bài giảng điện tử ? 
b) Để thiết kế bài giảng điện tử có chất lượng và hiệu quả, theo Anh (Chị) bài soạn cần đạt những yêu cầu gì ? 
Phần thứ hai: KIẾN THỨC, PHƯƠNG PHÁP MÔN TIẾNG VIỆT (50 phút)
Câu 1. (2,0 điểm)
Điền các chữ cái thích hợp q, c, k vào các chỗ trống sau và rút ra quy tắc chính tả âm /k/ được thể hiện trên chữ viêt:
…ĩ …àng, …uanh …o, cái …uốc, …à …ê, ...ua loa, ...uống ..uýt, ...ò ...è, 
…ót …ét, ...on …iến, …ong …ueo.
Câu 2. (2,0 điểm)
 Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) trong các câu sau:
Đó là một con người rất kiên nghị.
Vô số anh răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là “nựu đạn", hát Tiến quân ca như buồn ngủ cầu kinh mà lúc ra trận thì xung phong hăng hái.
Con mèo chạy làm đổ lọ hoa.
Dù phải xông vào lửa đạn, dù phải dùng hai bàn chân trần dẫm lên vách đá tai mèo, dù phải lặn xuống tận đáy biển khơi hay băng qua sa mạc cháy bỏng, dù phải đi khắp cùng trời cuối đất, thì tôi cũng không từ nan, tôi cũng xông đi, nếu lấy về được để trả lại cho anh đôi bàn tay luôn luôn dính dấp mồ hôi.
Câu 3. (2,0 điểm)
Thế nào là Từ đồng nghĩa ?
Tìm và chỉ cái hay của nhóm từ đồng nghĩa trong khổ thơ sau: 
“Mình về với Bác đường xuôi
Thưa dùm việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường”.
(Tố Hữu) 
 Câu 4: (4,0 điểm)
Cho khổ thơ sau:
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ, mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng ?
 ( Nguyễn Duy )
 a, Đồng chí hãy xác định thể thơ, phép tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên.
 b, Phân tích tác dụng của các phép tu từ đó trong việc biểu đạt nội dung khổ thơ.
Phần thứ ba: KIẾN THỨC, PHƯƠNG PHÁP MÔN TOÁN (50 phút).
(Giải các bài toán sau theo các phương pháp giải toán tiểu học).
Bài 1. (2 điểm)
Viết biểu thức rồi tính giá tri biểu thức sau:
 a, Hiệu của a và b chia cho c, với a = 2010, b = 1010; c = 5
 b, m nhân với tổng của n và p, với m = 9, n = 1069; p = 2175
Bài 2. (3 điểm)
Một bạn bạn viết liên tiếp nhóm chữ: LOCHA thành dãy:
LOCHALOCHA.............LOCHA.
a. Chữ cái thứ 2013 là chữ gì ?
b. Bạn đó tô màu sắc các chữ cái trong dãy theo thứ tự xanh, đỏ, tím, vàng, xanh, đỏ, tím, vàng.... Hỏi chữ cái thứ 2013 trong dãy được tô màu gì?
Bài 3. (2 điểm): 
Quãng đường từ cột điện thứ nhất đến cột điện thứ tư là 360 bước . Mỗi bước dài 5 dm. Hỏi quãng đường từ cột điện thứ nhất đến cột điện thứ mười dài bao nhiêu mét.
Bài 4. (3 điểm)
 Cho hình chữ nhật ABCD. Kéo dài DC một đoạn CE, nối AE cắt BC tại G. Hãy so sánh diện tích tam giác DGC và tam giác GBE.
Ghi chú: 
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu, điện thoại, máy nhắn tin, trao đổi bài trong phòng thi. 
––––––––––––––– Hết ––––––––––––––
CỤM CHUYÊN MÔN
CỤM TH BÌNH
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần thứ nhất: HIỂU BIẾT CHUNG
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Nhiệm vụ của giáo viên
(6.0đ)
1. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
1 
2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
1 
3. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.
1
4. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương. 
1
5. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục.
1
6. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
1
Câu 2
2a
(1.0đ)
 - Giáo án điện tử: 
+ Giáo án điện tử là bài soạn trên máy tính (giáo án “nền”) có kèm theo một bài giảng điện tử.
+ Giáo án nền (soạn trên máy tính): bao gồm toàn bộ các thành tố của quá trình dạy – học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức dạy – học, kiểm tra đánh giá), đồng thời phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu của bộ môn.
0.5
 - Bài giảng điện tử: 
+ Bài giảng điện tử: chủ yếu chỉ gồm những nội dung dạy – học được chọn lọc từ “giáo án nền” để trình bày trên lớp bằng máy tính – nhờ các phần mềm chuyên dụng với những hiệu ứng minh họa. 
+ Bài giảng điện tử là bài giảng có dùng máy tính hỗ trợ, được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng và có thể trình chiếu để thay thế cho bài giảng viết tay.
+ Bài giảng điện tử là một bộ phận của giáo án điện tử, không bao gồm toàn bộ các thành tố của quá trình dạy – học. 
0.5
2b
(3.0đ)
Để thiết kế bài giảng điện tử có chất lượng và hiệu quả, bài soạn cần đạt những yêu cầu sau: 
Thể hiện được mục tiêu bài giảng: 
Về kiến thức
Về kỹ năng
0.5
 II. Thể hiện được nội dung kiến thức :
 - Đầy đủ, chính xác.
 - Thiết kế có hệ thống, Nổi bật trọng tâm 
0.5
III.Thể hiện được phương pháp:
- Rèn luyện được kỹ năng cho học sinh
- Lựa chọn được hoạt động thích hợp thể hiện tính tích cực.
- Đầy đủ 4 bước lên lớp: Bài cũ, Bài mới, Cũng cố, Hướng dẫn 
0.5
IV. Kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin:
Thể hiện silide theo hệ thống kiến thức. Các thông tin có sự liên kết, dể thao tác, dể di chuyển đến các slide, menu ..
Tổ chức kiến thức trên một silide hợp lý. Đảm bảo tính thẩm mỹ và sư phạm (màu sắc, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh phù hợp, hấp dẫn (nhưng không phân tán sự chú ý của HS)
. Giao diện nhất quán, cấu trúc đề mục bài giảng rõ ràng.
Sử dụng các phần mềm hổ trợ phù hợp với đặc thù bộ môn. Kích thích, động viên các giác quan của người học để ghi nhớ và xử lí thông tin.
Tư liệu phục vụ bài giảng phù hợp, vừa phải, đưa vào đúng lúc, hiệu quả 
1.5
Phần thứ hai: KIẾN THỨC, PHƯƠNG PHÁP MÔN TIẾNG VIỆT
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
2.0
 - Điền như sau:
kĩ càng, quanh co, cái cuốc, cà kê, qua loa, cuống quýt, cò kè, 
cót két, con kiến, cong queo.
0.5
1.5
 Quy tắc chính tả âm /k/ được thể hiện trên chữ viêt:
- Âm cờ trước a, ă, â, o, ô, ơ, u, uô, ư, ươ .. viết bằng chữ c.
Ví dụ: cam, căn, cần, con, côi, cơm, cung, cứng, cúi, cửi, cuối, cược, ...
-Âm cờ trước e, ê, i (y) phải viết bằng chữ k.
Ví dụ: kỷ niệm, kẻ, kê, kiên định, kiệt tác, ...
 -Âm cờ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q và âm đệm viết bằng u.
Ví dụ: quân đội, tóc quăn, quét nhà, quyết tâm, quyền lợi.
Câu 2
(2đ)
Đó // là một con người rất kiên nghị.
CN VN
Vô số anh // răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là “nựu đạn", hát Tiến 
 CN VN
quân ca như buồn ngủ cầu kinh mà lúc ra trận thì xung phong hăng hái.
0.5
0.5
Con mèo chạy// làm đổ lọ hoa.
 CN VN
0.5
d. Dù phải xông vào lửa đạn, dù phải dùng hai bàn chân trần dẫm lên 
 TN
vách đá tai mèo, dù phải lặn xuống tận đáy biển khơi hay băng qua sa mạc cháy bỏng, dù phải đi khắp cùng trời cuối đất, thì tôi // cũng không từ nan,
 CN	 VN
 tôi // cũng xông đi, nếu lấy về được để trả lại cho anh đôi bàn tay luôn 
 CN VN TN
luôn dính dấp mồ hôi.
0.5
Câu 3
(2 đ)
 a. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
0.5
 b. 
 + Các từ đồng nghĩa có trong khổ thơ: Bác, Người, Ông Cụ
 + Cái hay của nhóm từ đồng nghĩa:
- Tránh lặp từ vựng một cách đơn điệu, thể hiện sự phong phú của từ vựng TV
- Thể hiện những phẩm chất khác nhau của Bác Hồ kính yêu. Người là một lãnh tụ vĩ đại nhưng cũng rất gần gủi, giản dị.
1.5
Câu 4
(4 đ)
a, - Thể thơ lục bát có sáng tạo. Chữ đầu khổ thơ viết hoa, các chữ đầu dòng sau không viết hoa. ( 0,5 )
- Phép tu từ ( 1,5 điểm) 
+ Điệp ngữ : nuôi , ru ( 0,5)
+ Phép đối nhỏ(tiểu đối): 
Trong dòng có hai vế đối nhau - sữa nuôi.... , hát nuôi.
bà ru me , mẹ ru con ) 0,5
 + Câu hỏi tu từ: liệu mai...... được chăng? ( 0,5 )
2.0
b, Phân tích tác dụng 
- Văn bản ngắn (chỉ 4 dòng thơ )
Nội dung : Điệp ngữ trong phép tiểu đối đã khẳng định, khái quát, nhấn mạnh công ơn to lớn của mẹ hiền. Điệp ngữ "ru " để đúc kết suy ngẫm sâu sắc về lời ru của mẹ, của bà. Lời ru sẽ nuôi dưỡng, bồi đắp cho tâm hồn con lớn khôn.
 - Câu hỏi tu từ làm cho lời thơ tha thiết, lay động lòng người.
 - Khổ thơ đúc kết một triết lí, một quy luật cuộc đời. Triết lí về tình yêu của mẹ dành cho con đồng thời là lời tự nhắc nhở về đạo lí sống, về chữ hiếu với cha mẹ.	
2.0
Phần thứ ba: KIẾN THỨC, PHƯƠNG PHÁP MÔN TOÁN 
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2 đ)
a, Biểu thức: (a – b) : c
Nếu a = 2010; b = 1010; c = 5 thì (a – b) : c = (2010 – 1010) : 5
 = 1000 : 5
 = 200
1 
b, Biểu thức: m x (n + p)
Nếu m = 9, n = 1069; p = 2175 thì m x (n + p) = 9 x (1069 + 2175)
 = 9 x 3244
 = 29196
1 
Câu 2
.
1
(3 đ)
Nhóm chữ LOCHA có 5 chữ cái.
Ta có : 2013 : 5 = 402 dư 3
Vậy chữ cái thứ 2013 trong dãy là chữ thứ ba của nhóm chữ thứ 403. Chữ đó là chữ C.
1.5
Ta gọi các chữ liền nhau trong dãy được tô màu : xanh, đỏ, tím, vàng là một nhóm. Mỗi nhóm có 4 màu. Ta có :
2013 : 4 = 503 dư 1
Vậy chữ cái thứ 2013 trong dãy là chữ thứ nhất của nhóm chữ thứ 504. Chữ được tô màu xanh.
1.5
Câu 3
 (2.0đ)
 Từ cột điện thứ nhất đến cột điện thứ tư có 4 – 1 = 3 khoảng cách như nhau. Do đó khoảng cách giữa 2 cột điện liền nhau là :
 360 : 3 = 120 (bước)
 Từ cột điện thứ nhất đến cột điện thứ mười có 10 – 1 = 9 khoảng cách như nhau. Vậy quảng đường từ cột điện thứ nhất đến cột điện thứ 10 là :
x 9 = 1080 (bước)
Vì mỗi bước dài 5 dm nên quảng đường từ cột điện thứ nhất đến cột điện thứ mười dài là:
5 x 1080 = 5400 (dm)
Đổi: 5400 dm = 540 m
 Đáp số : 540 mét
2.0
Câu 4
Học sinh vẽ hình và giải đúng:
(Tham khảo một số cách giải sau)
3.0
Cách 1:
Ta có diện tích tam giác BCE bằng diện tích tam giác ACE (đường cao bằng nhau và chung đáy CE). Hai tam giác này có phần chung là GCE, nên diện tích tam giác BGE = diện tích tam giác ACG. Mà tam giác DGC = diện tích tam giác ACG (đường cao bằng nhau, chung đáy GC).
Vậy diện tích tam giác DGC bằng diện tích tam giác GBE.
Cách 2: Đặt AB = DC = a; AD = BC = b
S.DGC = S.ABCD - S.AGB - S.ADG
Ta có: S.ABCD = a x b
Kẻ đường cao GH của tam giác AGD thì suy ra GH = AB = a. Vậy S.AGD = ½ a x b
Nên ta có: S.DGC = a x b - S.AGB - ½ a x b = ½ a x b - S.AGB (1)
Kẻ đường cao EF của tam giác ABE thì suy ra EF = CB = b
S.BGE = S.ABE - S.ABG
Ta có: S.ABE = ½ a x b
Nên suy ra S.BGE = ½ a x b - S.ABG (2)
Từ (1) và (2), ta có: S.BGE = S.DGC = ½ a x b - S.ABG. Như vậy hai hình có S bằng nhau.
A
B
G
A
H
G
E
C
F
B
D
C
E
D

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA NANG LUC GIAO VIEN DAP AN.doc