Đề thi khảo sát chất lượng giáo viênTHCS năm học 2009 – 2010 môn: công nghệ thời gian làm bài: 150 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng giáo viênTHCS năm học 2009 – 2010 môn: công nghệ thời gian làm bài: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phßng GD&§T lËp thach §Ò thi kh¶o s¸t chÊt lîng gi¸o viªn THCS N¨m häc 2009 – 2010 M«n: C«ng nghÖ Thêi gian lµm bµi: 150 phót( Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) I/ PhÇn nhËn thøc: ( 4 ®iÓm) C©u 1: §ång chÝ h·y cho biÕt môc tiªu, yªu cÇu cña phong trµo “ X©y dùng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc”? §Ó triÓn khai thùc hiÖn tèt phong trµo ®ã theo ®ång chi cÇn thùc hiÖn tèt c¸c néi dung cô thÓ gi? C©u 2: Nªu c¸c nguyªn t¾c gi¸o dôc b¶o vÖ m«i trêng trong trêng THCS? II/ PhÇn II : KiÕn thøc: ( 16 ®iÓm) Câu 1: Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ THCS thầy (Cô) cho biết: a/ Các nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học môn Công nghệ THCS? Để đảm bảo nguyên tắc an toàn trong việc sử dụng đồng hồ vạn năng để đo áp AC cần chú ý các vấn đề gì? b/ Đồng hồ vạn năng được sử dụng vào mục đích gì? Để đo áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng cần thực hiện theo các bước nào? Câu 2: Bản vẽ lắp là gì? Cho biết nội dung của bản vẽ láp, trình tự đọc bản vẽ lắp ( SGK CN 8). Câu 3: Cho các vật liệu sau: Bảng điện, ổ cắm điện, công tắc điện, cầu chì, bóng đèn, dây dẫn. a/ Hãy cho biết chức năng của bảng điện. b/ vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện bảng điện. c/ Lắp đặt mạch điện bảng điện được tiến hành theo quy trình ( Bước ) nào? Câu 4: Thầy ( Cô ) hãy lập kế hoạch một bài dạy thực hành môn Công nghệ THCS mà Thầy ( Cô ) trực tiếp giảng dạy trong năm học 2009-2010. _____________________________________________ ĐÁP ÁN CHẤM ĐỀ THI KSCL GIÁO VIÊN MÔN CÔNG NGHỆ THCS NĂN HỌC 2009-2010 PHẦN II. Kiến thức chuyên môn. CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1(4,5đ) 1a 1b 2(3,5đ) 3(4đ) 3a 3b 3c 4(4đ) * Các nguyên tắc sử dụng TBDH môn CN THCS -Sử dụng TBDH đúng mục đích +Mỗi TBDH đều có chức năng nhất định, chúng phải được sử dụng đúng mục đích của quá trình dạy học. -Sử dụng TBDH đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ. +Sử dụng TBDH phải đúng thời điểm cần thiết trong tiến trình tiết học, phân bổ và thực hiện thí nghiệm theo thời gian gian hợp lý -Kết hợp giữa hệ thống TB nhà trường được cung ứng với hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị ngoài xã hội. * Sử dụng đồng hồ văn năng đo áp AC. Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác. * Chú ý - chú ý : Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức ! * Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện * Khi đo điện áp một chiều DC: Bước 1: Chuyển thang đo về thang DC. Bước 2: Khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác. Bước 3: Đọc giá trị kết quả đo được trên đồng hồ. Bản vẽ lắp là bản vẽ thể hiện kết cấu, nguyên lý làm việc của nhóm, bộ phận hay sản phẩm, thể hiện hình dạng và quan hệ lắp ráp của các chi tiết. Nội dung của bản vẽ lắp gồm: -Các hình biểu diễn thể hiện hình dạng của sản phẩm, vị trí tương quan và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết. -Bảng kê là tài liệu bằng chữ bổ sung cho các hình biểu diễn. Bảng kê xác định thành phần ( các chi tiết) của sản phẩm gồm có ký hiệu, tên gọi, số lượng, vật liệu và những chỉ dẫn khác của chi tiết. -ngoài các nội dung trên, bản vẽ lắp còn có khung tên đặt ở góc dưới bên phải bản vẽ. Trình tự đọc bản vẽ lắp: - Khung tên - Bảng kê - Hình biểu diễn - Kích thước - Phân tích chi tiết - Tổng hợp Bảng điện ( BĐ ) là một phần của mạng điện trong nhà. Trên bảng điện thường lắp những thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện của mạng điện. Mạng điện trong nhà có 2 loại bảng điện: - Bảng điện chính: Cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Trên BĐ chính có lắp cầu dao cầu chì ( hoặc Áp tô mát tổng) - bảng điện nhánh: Cung cấp điện tới đồ dùng điện. Trên đó thường lắp công tắc, ổ cắm điện, hộp số quạt. Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện bảng điện: 0 A Quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện Vạch dấu Khoan lỗ BĐ Nối dây TBĐ Của BĐ Lắp TBĐ váo BĐ Kiểm tra Lập kế hoạch bài dạy thực hành môn Công nghệ 1/ Xác định mục tiêu của bài dạy thực hành:( Kiến thức, kỹ năng, thái độ) 2/ Chuẩn bị thực hành: -Chuẩn bị dụng cụ: -Chuẩn bị vật liệu: ( gồm chuẩn bị của GV, chuẩn bị của HS) - Bố trí địa điểm thực hành: Nơi TH cần thuận lợi cho việc tổ chức dạy ( di chuyển, tổ chức kiểm tra lớp) 3/ Các bước thực hành: -Chuẩn bị bố trí theo các nhóm. -Tiến hành: +GV thực hiện làm mẫu để học sinh quan sát tư thế, thao tác kỹ thuật,quy trình thực hiện ( Gọi học sinh lên thực hiện để HS khác quan sát, nhận xét GV kết luận) + HS thực hành: 4/ Kiểm tra đánh giá thực hành. Dựa trên các căn cứ sau: -Thực hiện đúng quy trình thực hành: -Thực hiện các thao tác thực hành: -Ý thức chuẩn bị thực hành, tiết kiệm nguyên vật liệu, bảo quản giữ gìn dụng cụ, vệ sinh môi trường, chấp hành nội quy thực hành -Khả năng quan sát, phát hiện -Kết quả thực hành 1đ 1đ 0,5đ 1đ 1đ 1đ 1,5đ 1đ 1đ 2đ 1đ 1đ 1đ 1đ 1đ __________________________________________________ Lưu ý: Câu 3b thí sinh vẽ sơ đồ nguyên lý theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
File đính kèm:
- De thi DA thi GV huyen Lap Thach.doc