Đề thi khảo sát chất lượng giữa học kì 2 năm học 2008 - 2009 môn: ngữ văn 8 Trường Thcs Vĩnh Phong

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng giữa học kì 2 năm học 2008 - 2009 môn: ngữ văn 8 Trường Thcs Vĩnh Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT VĨNH BẢO
ĐỀ THI KSCL GIỮA HỌC KÌ 2
TRƯỜNG THCS VĨNH PHONG
NĂM HỌC 2008 - 2009

Môn: Ngữ văn 8
Thời gian: 90’ (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang)
I.Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau và các câu hỏi bằng cách ghi lạichữ cái inh hoa đứng trước dáp án rồi ghi vào bài (Ví dụ: 1.A), hoặc viết thêm vào phần để trống.

“Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo , thấy nước nhục mà không biết thẹn . Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức ; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngự sứ mà không biết căm . Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa , hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển ; Hoặc vui thú vườn ruộng , hoặc quyến luyến vợ con ; Hoặc lo làm giầu mà quên việc nước , hoặc ham săn bắn mà quên việc binh ; Hoặc thích rượu ngon , hoặc mê tiếng hát . Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giám của giặc , mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh ; Dẫu rằng ruộng nắm vườn nhiều , tấm thân quý nghìn vàng không chuộc , vả lại bìu con díu , việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền cuả tuy nhiều khôn mua được đầu giặc , chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù ; chén rưpụ ngon khôn làm chi giặc say chết , tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai . lúc bấy giờ , ta cùng các ngươi sẽ bị bắt , đau xót biết chừng nào ! chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất ; chẳng những gia quyến của ta bị tan , mà vợ con các ngươi cũng khốn ; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên ; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục rồi đến trăm năm sau tiếng dơ khôn rửa , tên xấu còn lưu mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận . Lúc bấy giờ , dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?”
Câu 1. Đoạn văn trên nằm trong phần nào của văn bản Hịch tướng sĩ 
A : Phần 1
C : Phần 3 
B : Phần 2 
D : Phần 4
Câu 2 : Ý nào nói đúng nhất chức năng của thể hịch
A : Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua 
C : Dùng để trình bày với nhà vua sự việc , ý kiến hoặc đề nghị 
B : Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp 
D : Dùng để cổ động , thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài 
Câu 3 : Kết cấu chung của thể hịch thường gồm mấy phần 
A : Hai phần 
C : Bốn phần 
B : Ba phần 
D : Năm phần 
Câu 4 : Trần Quốc Tuấn sáng tác Hịch tướng sĩ khi nào ? 
A : Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất ( 1257 ) 
C : Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba ( 1287 ) 
B : Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai ( 1285 ) 
D : Sau chiến thăng quân Nguyên – Mông lần thứ hai 
Câu 5 : Hịch tướng sĩ được viết theo thể văn gì ?
A : Văn xuôi 
C : Văn biền ngẫu 
B : Văn vần 
D : Cả A, B , C đều sai 
Câu 6 : Trần Quốc Tuấn sử dụng giọng văn nào để phê phán những hành động sai trái của tướng sĩ dưới quyền ?
A : Nhẹ nhàng , thân tình 
C : Mạt sát thậm tệ 
B : Nghiêm khắc , nặng nề 
D : Bông đùa hóm hỉnh 

Câu 7 : “ Hich tướng sĩ là ..…bất hủ phản ánh lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của dân tộc ta ”Cụm từ nào điền vào chỗ trống trong câu văn trên cho phù hợp 
A : áng thiên cổ hùng văn 
C : lời hịch vang dậy núi sông 
B : tiếng kèn xuất quân 
D : bài văn chính luận xuất sắc 
Câu 8 : Trong Hịch tướng sĩ , Trần Quốc Tuấn đã vận dụng sáng tạo kết cấu chung của thể hịch như thế nào ?
A : Không nêu phần đặt vấn đề riêng 
C : Không nêu giải pháp và lời kêu gọi chiến đấu 
B : Không nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách 
D : Cả A, B , C đều sai 
Câu 9 Trong câu văn “Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt ,đau xót biết chừng nào!” đã sử dụng kiểu hành động nào ?
A. Hành động trình bày 
C. Hành động hỏi 
B. Hành động bộc lộ cảm xúc 
D. Hành động điều khiển 
Câu10 . Câu văn: “Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết nhường nào!” là kiểu câu gì?
A. Câu cảm thán. 
B. Câu cầu khiến.
C. Câu nghi vấn.
D. Câu phủ định.
Câu 11. Câu ‘’ Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” là kiểu câu gì ?
A. Câu nghi vấn 
B. Câu phủ định.
C. Câu cầu khiến.
D. Câu cảm thán.
Câu12. Hành động nói là …..

II. Tự luận (7,0 điểm)
Giới thiệu một loài cây mà em yêu thích.

------------------- The end ---------------------

File đính kèm:

  • docKSCL GKII 0809.doc