Đề thi khảo sát chất lượng giữa học kì I năm học 2013-2014 môn ngữ văn. khối 12. thời gian :90 phút

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng giữa học kì I năm học 2013-2014 môn ngữ văn. khối 12. thời gian :90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1
ĐỀ THI KSCL GIỮA HKI NĂM HỌC 2013-2014
MÔN NGỮ VĂN. KHỐI 12. THỜI GIAN :90 PHÚT
Câu 1: (2 điểm): 
Vì sao nói thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc?
Câu 2: (8điểm) 
 Phân tích những câu thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rãi rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Đề 2
ĐỀ THI KSCL GIỮA HKI NĂM HỌC 2013-2014
MÔN NGỮ VĂN. KHỐI 12. THỜI GIAN :90 PHÚT
Câu 1: (2 điểm): 
Em hãy cho biết quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh?
Câu 2: (8điểm) 
 Phân tích những câu thơ sau đây trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về,ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”




















Đề 2
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KSCL GIỮA HKI NĂM HỌC 2013-2014
MÔN NGỮ VĂN. KHỐI 12. THỜI GIAN :90 PHÚT
Câu 1: (2 điểm): Em hãy cho biết quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh?
* HCM coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ 
* HCM luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn học
* Khi cầm bút , HCM bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi: “Viết cho ai?” “Viết để làm gì?” Rồi sau đó mới quyết định “Viết cái gì?” “Và viết thế nào?” 
Câu 2: (8điểm) 
Phân tích những câu thơ sau đây trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về,ta nhớ những hoa cùng người.
…
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
* Kĩ năng : thực hiện một bài nghị luận văn học
* Bức tranh tứ bình:
Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau tỏa sáng bức tranh thơ. 
Mỗi câu lục bát làm thành một bức tranh trong bộ tứ bình. Mỗi bức tranh có vẻ đẹp riêng hòa kết bên nhau tạo vẻ đẹp chung. Đó là sự hài hòa giữa âm thanh, màu sắc... Tiếng ve của mùa hè, tiếng hát của đêm thu, màu xanh của rừng già, sắc đỏ của hoa chuối, trắng tinh khôi của rừng mơ, vàng ửng của hoa phách... Trên cái nền thiên nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên thật bình dị, thơ mộng trong công việc lao động hàng ngày.

Đề 1
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KSCL GIỮA HKI NĂM HỌC 2013-2014
MÔN NGỮ VĂN. KHỐI 12. THỜI GIAN :90 PHÚT
Câu 1: (2 điểm): Vì sao nói thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc?
 Về nội dung : thơ TH mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc: 
+Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ TH hướng tới cái ta chung. 
+Trong việc miêu tả đời sống, thơ TH mang đậm tính sử thi.
Nghệ thuật biểu hiện 
- Tố Hữu vận dụng rất thành công những thể thơ truyền thống của dân tộc như lục bát, song thất lục bát, thể thơ bảy chữ.
- Về ngôn ngữ, Tố Hữu không chú ý sáng tạo những từ mới, cách diễn đạt mới mà thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc của dân tộc. Đặc biệt, thơ Tố Hữu phát huy cao độ nhạc tính của tiếng Việt.
Câu 2: (8điểm) 
 Phân tích những câu thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
…
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
 * Kĩ năng : thực hiện một bài nghị luận văn học
*Đoạn thơ dựng nên bức tượng đài về đoàn binh Tây Tiến với những vẻ đẹp phong phú “
- Chân dung đoàn binh Tây Tiến được dựng tả bằng nét bút vừa hiện thực, gân guốc vừa lãng mạn, hào hùng.
 - Sự biểu hiện chân thực đời sống tâm hồn mộng mơ của chàng trai Tây TiTinh thần lãng mạn hào hùng, ý nguyện xã thân thanh thản và cao cả của một thế hệ 
 - Ca ngợi sự hi sinh bi tráng của người đồng đội Tây Tiến
-Đoạn thơ khép lại bằng một âm thanh bi tráng. Âm hưởng thơ như còn ngân dài, vang xa mãi.

File đính kèm:

  • docKT giua HKI Van 12 (N.Hiep).doc