Đề thi khảo sát chất lượng giữa kì I Năm học 2009-2010
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng giữa kì I Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND huyện Vĩnh bảo Cụm trường Cổ Am Đề thi khảo sát chất lượng giữa kì I Năm học 2009-2010 Môn Thi : Ngữ văn Lớp 6 Thời gian làm bài 60 phút không kể thời gian phát đề) Phần I (3 điểm) : Trắc nghiệm khách quan Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất Câu 1: Nhân vật chính trong truyện Em bé thông minh là ai? A. Hai cha con em bé; B. Viên quan; C. Nhà vua; D. Em bé. Câu 2: Truyện Em bé thông minh được kể bằng lời kể của ai? A .Nhân vật em bé; B. Viên quan; C. Người kể truyện giấu mặt; D. Nhà vua. Câu 3: Niềm tin của nhân dân lao động thể hiện trong truyện Cây bút thần là gì? A. Chế độ phong kiến sẽ đem đến hạnh phúc cho mọi người; B. Vua chúa, quan lại, địa chủ sẽ hi sinh quyền lợi bản thân vì dân; C. Chỉ cần nghệ thuật cũng có thể cải tạo xã hội; D..Những con người nhỏ bé, nghèo khổ bị chà đạp sẽ được đổi đời, sẽ chiến thắng. Câu 4: Câu văn: Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Có mấy danh từ? A.Hai danh từ; B. Ba danh từ; C. Bốn danh từ; D.Năm danh từ. Câu 5: Từ nào là từ Hán việt? A. Gia tài; B. Lưỡi búa; C. Khôn lớn; D. Gốc đa. Câu 6: Trong văn tự sự có mấy ngôi kể? 1 C. 3 2 D. 4 Câu 7: Nhận định nào không đúng khi nói về ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng : A.Cá vàng thể hiện ước mơ công lý của nhân dân lao động thực hiện công bằng xã hội. B. Cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng của nhân dân đối với người đã cứu giúp khi hoạn nạn. C. Cá vàng là ước mơ về sự giàu có, thoả mãn lòng tham của con người. D. Cá vàng là một nhân vật kì ảo, một kiểu nhân vật rất quen thuộc của cổ tích biết thưởng, phạt công minh. Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống cho phù hợp “...........................là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo”. Câu 9: Nối cột A(tên tác phẩm ) với cột B( nội dung tác phẩm) cho phù hợp. A Nối B 1.Thánh Gióng 1- a. Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, tạo tiếng cười hồn nhiên vui vẻ trong đời sống. 2. Thạch Sanh 2- b. giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi, ý nguyện đoàn kết, thống nhấtcộng đồng người Việt. 3. Con Rồng cháu Tiên 3- c. thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân ta về đạo đức công lý xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình. 4. Em bé thông minh 4- d. ...biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm 5. Cây bút thần 5- II. Phần tự luận Câu 1:( 7 đ) Kể lại một câu chuyện về một việc làm tốt thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng. Gợi ý biểu điểm môn Ngữ văn 6 Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) - Mỗi đáp án đúng cho 0.25 đ - Mỗi đáp án sai trừ 0.25 đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 D C D C A B C Truyền thuyết 1-d 2- c 3- b 4- a Phần II : Tự luận( 7 điểm ): Viết bài văn ngắn *Hình thức:(1điểm) Biết viết một bài văn kể chuyện đời thường hoàn chỉnh với đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài. Lời kể mạch lạc, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường, biết xuống dòng sau các sự việc chính. *Nội dung: (6 điểm) - Mở bài:(0.5 điểm): Giới thiệu được sự việc cần kể - Thân bài:(5 điểm): Kể lại được các sự việc chính theo một trình tự hợp lý, lô gíc: ( Mở đầu câu chuyện , diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện ( Bài viết phải biết kết hợp các yếu tố tự sự với miêu tả...tạo được tình huống hấp dẫn, sáng tạo , có yếu tố bất ngờ thu hút người đọc. ) - Kết bài; (0.5điểm): Cảm nghĩ của em qua câu chuyện đó. Lưu ý: Người chấm có thể linh hoạt vận dụng biểu điểm sao cho phù hợp để phát hiện, động viên được những bài viết sáng tạo, thực sự có chất văn.
File đính kèm:
- ksclgiua ki 1.doc