Đề thi khảo sát chất lượng giữa kì I năm học 2009-2010 Cụm trường Cổ Am

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng giữa kì I năm học 2009-2010 Cụm trường Cổ Am, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND huyện Vĩnh bảo
Cụm trường Cổ Am
Đề thi khảo sát chất lượng giữa kì I
 Năm học 2009-2010


Môn Thi : Ngữ văn Lớp 7
(Thời gian làm bài 60 phút không kể thời gian phát đề)

Phần I (3 điểm) : Trắc nghiệm khách quan
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của tác giả nào?
 A. Bà Huyện Thanh Quan	 C. Đoàn Thị Điểm
 B. Hồ Xuân Hương	D. Nguyễn Trãi
Câu 2: Bài thơ “Thiên trường vãn vọng” của Trần Nhân Tông được làm theo thể thơ nào?
 A. Thất ngôn tứ tuyệt;	 C. Ngũ ngôn tứ tuyệt;
 B. Thất ngôn bát cú	; D. Ngũ ngôn bát cú.
Câu 3: Bài thơ “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì?
 A. Hồi kèn xung trận	 C. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
 B. áng thiên cổ hùng văn	D. Khúc khải hoàn ca
Câu 4: Nội dung chính của đoạn trích “Sau phút chia li” là gì?
Cảnh chia tay lưu luyến của chinh phu và chinh phụ
Hình ảnh hào hùng của chinh phu khi ra trận
Tình cảm thuỷ chung, son sắt của chinh phu với chinh phụ.
Nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận. 
Câu 5: Điểm nhìn của tác giả đối với toàn cảnh núi Thác Lư là: 
 A. Đứng nhìn từ xa;	C. Trên con thuyền xuôi dòng sông;
 B. Trên đỉnh núi Hương Lô;	 D. Ngay dưới chân núi Hương Lô.
Câu 6:Quan hệ từ “với” trong cụm từ “ta với ta” chỉ:
 A. Quan hệ sở hữu	C. Quan hệ so sánh
 B. Quan hệ nhân quả	 D. Quan hệ ngang bằng
Câu 7: Dòng nào sau đây nêu đặc trưng của văn biểu cảm:
Kể lại câu chuyện xúc động.
Là văn bản viết bằng thơ.
Bàn về một hiện tượng trong cuộc sống.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết.
Câu 8: Từ nào sau đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với “gia” trong gia đình.
Gia vị; C. Gia tăng;
Gia sản; D. Tham gia.

Câu 9: Nối cột A(tên tác phẩm ) với cột B( nội dung tác phẩm) cho phù hợp.

A
Nối
B
1.Qua đèo Ngang
1-
a.Chúng ta đọc được ở văn bản hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của một thời đại .
2. Phò giá về kinh
2-
b. Bài thơ mang phong cách trang nhã của một nhà thơ có những vần thơ được coi là “khuôn vàng thước ngọc” của thơ Đường.
3. Bánh trôi nước
3-
c.Tình quê hương đã được thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
4. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

4- 
d. Chúng ta vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
5. Bạn đến chơi nhà
5-


II. Phần tự luận 
Câu1: (1đ) So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan với cụm từ “ta với ta “ trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
Câu 2:(6đ): Viết bài văn ngắn:
 Cảm nghĩ về quê hương yêu dấu.






















Gợi ý biểu điểm môn Ngữ văn 7
 
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
- Mỗi đáp án đúng cho 0.25 đ 
- Mỗi đáp án sai trừ 0.25 đ

1
2
3
4
5
6
7
8
9
A
A
C
D
A
D
D
B
1-b
2- a
3- d
4- c


Phần II : Tự luận( 7 điểm )

Câu1 : (1 điểm)
Bài làm đảm bảo các ý cơ bản sau: ( mỗi ý 0.5 điểm)- Cụm từ “ ta với ta” trong “Bạn đến chơi nhà” có nghĩa là tôi với bạn là hai chúng ta, thể hiện một sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ với khách, ở đây có hai tiếng cười xoà để thể hiện một tình bạn cao quý.
- Còn “Ta với ta” trong “Qua Đèo Ngang” thì hai từ ta chẳng qua là một là nhà thơ.
Một con người, một nỗi buồn, một nỗi cô đơn, lẻ loi không có ai chia sẻ, bày tỏ.
-> Cực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người lữ khách.
Câu 2: (6 điểm)
*Hình thức:(1điểm)
- Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm về một sự vật, cảnh vật, đảm bảo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Văn viết mạch lạc, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ và ngữ pháp. Biết xuống dòng 
* Nội dung: (5 điểm) 
- Mở bài: (0.5điểm): Giới thiệu được đối tượng và tình cảm đối với quê hương
- Thân bài(4 điểm) : Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chân thành về từng nét đẹp của quê hương.
+Cảm xúc bao trùm có thể là: 
 - Sự găn bó và tình yêu thiết tha, nồng hậu đối với cảnh vật quê hương....
 - Niềm tự hào về quê hương.... 
- Kết bài: (0.5 điểm) : kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.


Lưu ý: Người chấm có thể linh hoạt vận dụng biểu điểm sao cho phù hợp để phát hiện, động viên được những em thực sự có chất văn.


File đính kèm:

  • dockscl giua ki 1.doc
Đề thi liên quan