Đề thi khảo sát chất lượng học kì I Năm học: 2010- 2011 Môn : Ngữ Văn Lớp 10 Trường THPT Minh Khai Đề 01

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng học kì I Năm học: 2010- 2011 Môn : Ngữ Văn Lớp 10 Trường THPT Minh Khai Đề 01, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD và đào tạo Hà Tĩnh Đề thi khảo sát chất lượng học kì I
Mã đề 01
Trường THPT Minh Khai Năm học: 2010- 2011
 Môn : Ngữ văn lớp 10
 
 Câu 1: (2,0 điểm)
 Anh (chị) hãy tóm tắt ngắn gọn truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy dựa theo nhân vật An Dương Vương.
 Câu 2: (3,0 điểm)
 Tục ngữ Việt Nam có câu: “Uống nước nhớ nguồn”. Anh(chị) hiểu câu tục ngữ này như thế nào? Bài học rút ra cho bản thân.
 Câu 3: (5,0 điểm)
 Cảm nhận của anh (chị) về bài ca dao sau:

 Muối ba năm muối đang còn mặn
 Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
 Đôi ta nghĩa nặng tình dày
 Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
 (Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam)

Lưu ý: Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm.







Sở GD và đào tạo Hà Tĩnh Đề thi khảo sát chất lượng học kì I
Mã đề 01
Trường THPT Minh Khai Năm học: 2010- 2011
 Môn : Ngữ văn lớp 10
 
 Câu 1: (2,0 điểm)
 Anh (chị) hãy tóm tắt ngắn gọn truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy dựa theo nhân vật An Dương Vương.
 Câu 2: (3,0 điểm)
 Tục ngữ Việt Nam có câu: “Uống nước nhớ nguồn”. Anh(chị) hiểu câu tục ngữ này như thế nào? Bài học rút ra cho bản thân.
 Câu 3: (5,0 điểm)
 Cảm nhận của anh (chị) về bài ca dao sau:

 Muối ba năm muối đang còn mặn
 Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
 Đôi ta nghĩa nặng tình dày
 Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
 (Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam)

Lưu ý: Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm.






Sở GD và đào tạo Hà Tĩnh Đáp án khảo sát chất lượng học kì I
Trường THPT Minh Khai Năm học: 2010- 2011
 Môn ngữ văn lớp 10
 	Đề thi số : 01
 *Câu 1: (2,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
Biết tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính;Trình bày văn bản tóm tắt
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau: 
An Dương Vương xây Loa thành cứ đắp xong lại đổ.Mãi sau, nhà vua đượcthần Rùa Vàng giúp đỡ mãi sau mới xây xong thành.Thần còn cho An Dương Vương chiếc vuốt để làm lẫy nỏ chống giặc ngoại xâm.Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc nhưng bị đánh bại.It lâu sau,Triệu Đà cầu hôn Mị Châu- con gái An Dương Vương-cho con trai mình là Trọng Thủy.Lợi dụng sự ngây thơ và cả tin của Mị Châu,Trọng Thủy đánh tráo lẫy nỏ thần mang về nước cho Triệu Đà.Triệu Đà lại cất quân sang xâm lược Âu Lạc.Mất lẫy nỏ thần,An Dương Vương thua trận bèn cùng Mị Châu lên ngựa chạy về phương Nam.Nhà vua cầu cứu Rùa Vàng và được thần cho biết:” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”. Hiểu nguồn cơn,vua rút kiếm chém Mị Châu,sau đó cầm sừng tê giác theo Rùa Vàng xuống biển.
 *Câu2: (3,0điểm)
Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,dùng từ và ngữ pháp .
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bài làm theo nhiêu cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau đây:
- Mãi mãi ghi nhớ công ơn những người đã tạo nên thành quả mà mình được hưởng.
1) Giải thích khái niệm:
 -Nguồn nước: là nơi xuất phát của dòng nước không có nguồn không bao giờ có dòng nước.
- Uống nước: Thừa hưởng thành quả, thừa hưởng công sức của người khác.
- Nguồn nước: Khi hưởng thành quả, hưởng công sức của người khác phải luôn luôn biết nhớ đến công sức của họ và phải đền đáp công lao cho những người ấy.
- Đạo lý Uống nước nhớ nguồn bao hàm các nội dung sau: 
 + Giữ gìn, bảo vệ, trân trọng những thành quả đã được tạo ra
 + Góp phần làm phong phú thêm, giàu có thêm những thành qủa đó.
 2) Bình luận: Uống nước nhớ nguồn là đạo lý của cuộc sống.
 - Câu tục ngữ nêu lên một hình ảnh hay, giàu ý nghĩa: Dòng nước nào cũng có nguồn 
Uống nước phải nhớ nguồn, phải biết chăm gìn giữ cho cuộc sống lâu dài, không để cội nguồn vơi cạn.
Lẽ tự nhiên đó cũng là nền tảng đạo lý làm người . việc đền ơn đáp nghĩa là việc làm đẹp, có tính chất truyền thống của dân tộc ta...
 - Giữ gìn và phát huy thành quả của người đi trước là trách nhiệm của thế hệ sau.
* Câu3: (5,0điểm).
 a)Yêu cầu về kĩ năng:Biết làm bài văn cảm nhận về vấn đề trong tác phẩm.Kết cấu bài làm chặt chẽ,diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi về dùng từ,ngữ pháp,chính tả...
 b)Yêu cầu về kiến thức: 
 Học sinh có thể trình bày bài làm theo nhiều cách,nhưng cần bảo đảm các ý sau: -Tình nghĩa thủy chung của người bình dân trong ca dao
 +ý nghĩa biểu tượng của muối –gừng: Gia vị trong bữa ăn của nhân dân ta;nó được dùng như những vị thuốc của những người lao động nghèo trong lúc ốm đau.
 + Gừng cay-muối mặn biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người;dành cho những cặp vợ chồng. Hương vị của muối-gừng đã trở thành hương vị của tình người: Đôi ta nghĩa nặng...->khẳng định sắt son của lòng chung thủy: Có xa nhau... Ba vạn sáu ngàn ngày là một trăm năm- tức một đời người- mới cách xa, có nghĩa không bao giờ cách xa.

File đính kèm:

  • docDe KSCK ky 1 20102011.doc
Đề thi liên quan