Đề thi khảo sát chất lượng học kì I năm học 2012-2013 môn thi : ngữ văn- khối 11

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng học kì I năm học 2012-2013 môn thi : ngữ văn- khối 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI KSCL HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013
MÔN THI : NGỮ VĂN- KHỐI 11
THỜI GIAN 90 PHÚT
Câu 1: Nêu ý nghĩa truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (2điểm)
Câu 2: Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
 Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà... Thế là vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo. Hành thì nhà thị may lại còn. Thị nấu bỏ vào cái rổ, mang ra cho Chí Phèo.
(Nam Cao, Chí Phèo)
a/ Xác định câu có khởi ngữ trong đoạn trích (1điểm)
b/ Chuyển câu có khởi ngữ thành câu không có khởi ngữ mà vẫn giữ nghĩa cơ bản tương đương(1điểm)
Câu 3: (6điểm)
 Phân tích niềm hạnh phúc của một tang gia trong đọan trích Hạnh phúc một tang gia ( Tiểu thuyết Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng 

ĐỀ THI KSCL HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013
MÔN THI : NGỮ VĂN- KHỐI 11
THỜI GIAN 90 PHÚT
Câu 1: Nêu ý nghĩa truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (2điểm)
Câu 2: Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
 Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây thù
(Nam Cao, Chí Phèo)
a/ Xác định câu bị động trong đoạn trích (1điểm)
b/ Chuyển câu bị động thành câu chủ động mà vẫn giữ nghĩa cơ bản tương đương(1điểm)
Câu 3: (6điểm)
 Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao


ĐÁP ÁN ĐỀ THI KSCL HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013
MÔN THI : NGỮ VĂN- KHỐI 11
THỜI GIAN 90 PHÚT
Câu 1: Ý nghĩa truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (2điểm)
 Truyện thể hiện niềm cảm thương chân thành của tác giả đối với những kiếp sống nghèo khổ , chìm khuất trong mõi mòn tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện, và tác giả trân trọng những mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của người dân
Câu 2: 
a/ Xác định câu có khởi ngữ trong đoạn trích (1điểm)
 Hành thì nhà thị may lại còn
b/ Chuyển câu có khởi ngữ thành câu không có khởi ngữ mà vẫn giữ nghĩa cơ bản tương đương(1điểm)
 Nhà thị may lại còn hành
Câu 3: (6điểm)
 Phân tích niềm hạnh phúc của một tang gia trong đọan trích Hạnh phúc một tang gia ( Tiểu thuyết Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng 
Kĩ năng thực hiện một bài nghị luận văn học
Nội dung
* Niềm hạnh phúc chung của tang gia : ông cụ chết thật, cái chúc thư sẽ vào thời kỳ thực hành, không còn là lý thuyết viễn vông nữa
* Niềm hạnh phúc chung của từng thành viên trong tang gia


ĐÁP ÁN ĐỀ THI KSCL HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013
MÔN THI : NGỮ VĂN- KHỐI 11
THỜI GIAN 90 PHÚT
Câu 1: Nêu ý nghĩa truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (2điểm)
 Qua truyện ngắn Chữ người tử tù tác giả đã khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng của cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ một tấm lòng yêu nước thầm kín 
Câu 2: 
a/ Xác định câu bị động trong đoạn trích (1điểm)
Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu yêu cả
b/ Chuyển câu bị động thành câu chủ động mà vẫn giữ nghĩa cơ bản tương đương(1điểm)
 Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả
Câu 3: (6điểm)
 Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao
Kĩ năng thực hiện một bài nghị luận văn học
Nội dung
- CP Vốn là một người nông dân lương thiện, đáng thương và mang những phẩm chất tốt đẹp của người lao động.
- CP đã bị cướp mất hình hài của con người và biến thành một kẻ lưu manh, một con quỷ dữ. Chí đã bị đánh tụt từ hàng con người xuống hàng con vật.
- Chí đã tìm ra nguồn gốc bi kịch của đời mình; để trả mối thù vẫn âm ỉ cháy trong con người Chí. dẫn đến hành động đâm chết Bá Kiến và hành động tự kết liễu cuộc đời mình: 
 =>Thông qua số phận con người,tg tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến bạo tàn không những đẩy người nông dân lương thiện vào con đường bần cùng hoá, lưu manh hoá mà còn đẩy họ vào chỗ chết.

File đính kèm:

  • docVan 11 HKI (NHiep).doc