Đề thi khảo sát chất lượng học kỳ II- Môn ngữ văn 8 (thời gian làm bài 90 phút)

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng học kỳ II- Môn ngữ văn 8 (thời gian làm bài 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI KSCL HỌC KỲ II- MÔN NGỮ VĂN 8
(Thời gian làm bài 90 phút)
I. CHUẨN ĐÁNH GIÁ
1. Kiến thức:
- Giúp HS tổng hợp, tái hiện được những kiến thức đã học.
- Nắm được các kiểu hành động nói thường gặp
- Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói thích hợp
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.
- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh ( vẽ đẹp thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do)
- Niềm khao khát cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.
2- Kĩ năng:
- Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp.
- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong tù.
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; Thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả trong bài thơ này
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ: Trung thực, nghiêm túc, cố gắng trong khi làm bài.
 II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
	- Hình thức: tự luận khách quan
Iii.ma trËn 
 Mức độ

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng

Cộng



Cấp độ
thấp
Cấp độ
cao


1.Tác phẩm
văn học

- Nhận biết được những lí do Lý Công Uẩn chọn thành Đại La làm kinh đô mới?




Số câu:1
Số điểm:2.0
Tỉ lệ:20 %
Số câu:1
Số điểm:2.0
Số câu:0
Số điểm:0
Số câu:0
Số điểm:0
Số câu:0
Số điểm:0
Số câu:1
2 điểm= 20% 

2. Tiếng Việt

-Chỉ ra được kiểu câu, kiểu hành động nói và mục đích của hành động nói





Số câu:1 
Số điểm:3.0
Tỉ lệ:30 %
Số câu:0
Số điểm:0
Số câu:1
Số điểm:3
Số câu:0
Số điểm:0
Số câu:0
Số điểm:0
Số câu:1
3 điểm= 30% 
 
3.TậP
làm văn





Viết được bài văn nghị luận về tác bài thơ (Nhớ rừng) của Thế Lữ


Số câu:1
Số điểm :5.0
Tỉ lệ:50%
Số câu:0
Số điểm:0
Số câu:0
Số điểm:0
Số câu:0
Số điểm:0
Số câu:1
Số điểm:5
Số câu:3
10 điểm= 100% 
Tổng số câu:3
Tổng số điểm:10
Tỉ lệ :100%
- Số câu: 1
- Số điểm:2
- Tỉ lệ: 20%
- Số câu: 1
- Số điểm: 3
-Tỉ lệ:30%
- Số câu: 0
-Số điểm: 0
-Tỉ lệ:0%
- Số câu:1
- Số điểm:5
- Tỉ lệ: 50%
Số câu:4
Số điểm= 10

IV.ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 (2.0đ). Hãy cho biết Những lí do Lý Công Uẩn chọn thành Đại La làm kinh đô mới?
Câu 2 (3.0đ). Hãy cho biết kiểu câu, kiểu hành động nói và mục đích của hành động nói trong đoạn trích sau:
	“Ta thường tới bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xã thịt lột gia, nuốt gan uống máu quân thù.”
	 (Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)
Câu 3(5.0đ). Phân tích tâm trạng của người tù trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.

V.HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
 Câu 1 (2.0đ) Những lí do Lý Công Uẩn chọn thành Đại La làm kinh đô mới của nước Đại Việt:
- Về vị thế địa lí: 
+ Ở vào nơi trung tâm đất trời, mở ra 4 hướng nam- bắc- đông- tây. Tiện hướng nhìn sông, tựa núi.
+ Là kinh đô cũ của Cao Vương.
+ Được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.
+ Có núi, có sông.
+ Đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội.
- Về vị thế chính trị văn hóa: 
+ Là đầu mối giao lưu: “chốn hội tụ của bốn phương”.
+ Là mảnh đất hưng thịnh: “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.
Câu 2 (3.0đ) kiểu câu, kiểu hành động nói và mục đích của hành động nói trong đoạn trích:
Kiểu câu: trần thuật.	(0.75đ)
Kiểu hành động nói: trình bày.	(0.75đ)
Mục đích của hành động nói:	(1.5đ)
Bày tỏ nỗi niềm tâm sự đau đớn, xót xa, căm giận, lo lắng đến quên ăn, mất ngủ trước vận mệnh tổ quốc đang ngàn cân treo sợi tóc, từ đó khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ.
Câu 3 (5.0đ) Phân tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ
-Yêu cầu chung :
	Học sinh viết đúng kiểu bài, có bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, dùng từ, đặt câu hợp lý. Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo.
a.Mở bài : Giới thiệu vài nét chính về tác giả, tác phẩm và chủ đề của tác phẩm.	(0.5đ)
b. Thân bài :
- Niềm yêu cuộc sống và khát khao được tự do:
	+ Tiếng chim tu hú gị bầy đã khơi dậy hình ảnh mùa hè trong tâm hồn người tù cách mạng.	(1.0đ)
	+Bức tranh mùa hè hiện lên thật sinh động, giàu âm thanh, giàu màu sắc đã gợi một tình yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do trong người tù.	(1.0đ)
	+ Tiếng chim tu hú và khung cảnh mùa hè đã thôi thúc người tù muốn vượt thoát cảnh giam cầm.	(1.0đ)
	+ Người tù cảm thấy đau khổ, uất hận, ngột ngạt, nên càng yêu, càng khao khát tự do hơn.	(1.0đ)
c. Kết bài :
Khi con tu hú của Tố Hữu là bài thơ lục bát, giàu hình ảnh, âm thanh. Bằng phép tương phản, giọng thơ thiết tha, nhà thơ đã thể được tình yêu cuộc sống và niềm khát khao cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.	(0.5đ)

Nguyễn Văn Phong- THCS Tân Thành- Yên Thành- Nghệ An

File đính kèm:

  • docDe KSCL KHII VAN 8 hay.doc