Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi - Môn: Sinh Học

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi - Môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD - ĐT Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi
Lập Thạch Môn : Sinh Học
 Năm học 2009 - 2010
 (Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm khách quan
Chọn các chữ cái A hoặc (B,C,D) đứng trước phương án trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Chất nào sau đây bị biến đổi bởi Enzim Lipaza của dịch ruột ?
A. Lipít.	B. Prôtêin.	C. Gluxít.	D. Vitamin.
Câu 2: Hoóc môn nào có tác dụng giữ ion Na+, thải ion K+, giúp điều hoà huyết áp?
A. Tirôxin.	B. Adrênalin.	C.Aldostêron.	D. Cooctêzon.  
Câu 3: Khi cơ thể bị tiêu chảy mất nhiều nước thì :
A. Tỉ lệ các tế bào máu giảm.	B. Sự lưu thông máu trong mạch khó khăn hơn.
C. Tỉ lệ các tế bào máu tăng.	D. Tốc độ máu lưu thông tăng.
Câu 4: Vitamin A là nguyên liệu để tổng hợp rôđôpxin. Nếu thiếu Vitamin A người sẽ bị:
A. Cận thị.	B. Viễn thị.	C. Quáng gà.	 D. Loạn thị.
II. Phần tự luận:
Câu 1:
a. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết.
b. Hãy kể tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể? Trong đó tuyến nào vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết? Sản phẩm tiết và chức năng của chúng?
Câu 2: 
a. Cho bảng sau:
O2
CO2
N2
Hơi nước
Khí hít vào
20,96%
0,02%
79,02%
ít
Khí thở ra
16,40%
4,10%
79,50%
Bão hoà
- Hãy nhận xét và giải thích nguyên nhân về sự thay đổi thành phần khí?
b. Tại sao khi nuốt ta sờ tay vào cổ thấy sụn giáp chuyển lên trên? 
Câu 3: 
a. Phân biệt hiện tượng đông máu và ngưng máu?
b. Sau khi nín thở vài phút nhịp tim biến đổi như thế nào? Giải thích?
Câu 4:
a. Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm mổ cung đốt sống của ếch để tìm rễ tuỷ. Sau đó tiến hành cắt các rễ trước liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên phải và cắt các rễ sau liên quan đến chi sau phía bên trái. Đợi ếch hết choáng, lần lượt kích thích các chi sau bên phải rồi bên trái bằng axít clohiđric (HCl 1%).
 Em hãy cho biết kết quả, giải thích và nêu mục đích của thí nghiệm?
b. Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha?
Câu 5:
a. Trong mật không có một loại enzim tiêu hoá nào nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong sự tiêu hoá? Tại sao vậy?
b. Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này? 
_____________________________________________________________
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Phòng GD-ĐT
 Lập Thạch
Hướng dẫn chấm thi khảo sát Học sinh giỏi
Môn : Sinh học 8
I. Phần trắc nghiệm khách quan (2đ):
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
C
B
C
Điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
II.Phần Tự luận (8đ):
Câu
ý
Nội dung
Điểm
1
(2đ)
a
- Tuyến ngoại tiết: Là những tuyến có ống dẫn đưa chất tiết đến cơ quan tác động như : Tuyến nước bọt, tuyến tuỵ, tuyến nhờn, tuyến mồ hôi...
- Tuyến nội tiết: Là những tuyến tiết ra hoóc môn ngấm thẳng vào máu nhờ máu dẫn đến các tế bào và cơ quan để điều hoà hoạt động của các cơ quan đó như: Tuyến yên, tuyến giáp...
0.25
0.25
b
- Các tuyến nội tiết chính của cơ thể:
 Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tuỵ, tuyến trên thận, tuyến ức, tuyến cận giáp, tuyến sinh dục (nam, nữ).
- Trong các tuyến trên thì tuyến tuỵ và tuyến sinh dục vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết.
- Sản phẩm tiết và chức năng của chúng:
 + Tuyến tuỵ:
 . Đóng vai trò ngoại tiết: tiết ra dịch tuỵ theo ống dẫn đổ vào tá tràng. Trong dịch tuỵ có các enzim tiêu hoá (amilaza, mantaza, tripsin, lipaza) biến đổi thức ăn về mặt hoá học.
 . Đóng vai trò nội tiết: Tiết ra hoóc môn insulin làm hạ đường huyết và glucagôn làm tăng đường huyết.
+ Tuyến sinh dục: 
 . Ngoại tiết: - Tinh hoàn sản sinh ra tinh trùng.
 - Buồng trứng sản sinh ra trứng.
 Chức năng: Duy trì và phát triển nòi giống.
 . Nội tiết: - Tinh hoàn tiết hoóc môn testôstêrôn.
 - Buồng trứng tiết hoóc môn ơstrôgen.
 Chức năng: Gây nên những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
2
(1,75đ)
a
* Nhận xét:
- Khí oxi hít vào > thở ra.
- Khí cacbonic hít vào < thở ra.
- Khí Nitơ hít vào xấp xỉ bằng N2 thở ra.
- Hơi nước hít vào ít, thở ra bão hoà.
* Giải thích:
- Tỉ lệ % O2 hít vào > thở ra do O2 khuyếch tán từ phế nang vào mao mạch máu.
- Tỉ lệ CO2 hít vào < thở ra do CO2 đã khuyếch tán từ mao mạch máu vào khí phế nang .
- Tỉ lệ N2 hít vào ít hơn thở ra một ít do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học.
- Hơi nước bão hoà trong không khí thở ra do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhầy phủ toàn bộ đường dẫn khí.
0,25
0.25
0.25
0.25
0.25
b
Khi nuốt ta sờ tay vào cổ thấy sụn giáp chuyển lên trên là do khi nâng lưỡi lên sẽ ấn vào khẩu cái, đẩy viên thức ăn vào thực quản kéo toàn bộ sụn thanh thiệt chuyển động lên trên đậy kín đường vào khí quản, không cho thức ăn lọt vào đường hô hấp.
0.5
3
(1.5đ)
a
Phân biệt hiện tượng đông máu và ngưng máu:
Đặc điểm
Đông máu
Ngưng máu
Khái niệm
Là quá trình biến máu loãng thành cục máu.
Là hiện tượng hồng cầu trong máu người cho bị huyết tương của người nhậnn làm kết dính lại gây nên sự tắc nghẽn mạch máu trong khi truyền.
Nguyên nhân
Do tiểu cầu va chạm vào bờ vết thương và bị vỡ ra giải phóng men (enzim). Men của tiểu cầu cùng với ion Ca++ biến Prôtêin huyết tương thành các sợi tơ máu (fibin). Các sợi tơ máu giữ kết các TB máu bịt kín vết thương.
Do chất gây ngưng có trong huyết tương của người nhận kết hợp với chất bị ngưng có trong hồng cầu người cho. Trên thực tế chất gây ngưng kết hợp với chất bị ngưng A và chất gây ngưng kết hợp với chất bị ngưng B gây kết dính hồng cầu và làm ngưng máu.
ý nghĩa
Giúp bịt kín vết thương, hạn chế sự mất máu của cơ thể. ứng dụng trong y học chế ra thuốc chống đông máu trên mặt vết thương và gây đông máu trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân máu không đông.
 Phân chia được các nhóm máu ở người và đề ra nguyên tắc truyền máu để tránh gây ngưng máu khi truyền máu.
Hậu quả
Gây tắc mạch máu dẫn đến tử vong
0.25
0.25
0.25
0.25
b
Sau khi nín thở vài phút thì nhịp tim sẽ biến đổi do tim đập nhanh hơn. Vì nồng độ O2 giảm, CO2 tăng sẽ kích thích lên thụ quan hoá học ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ gây phản xạ điều hoà tim làm cho tim đập nhanh hơn.
0.5
4
(1.25đ)
a
* Kết quả thí nghiệm;
- Khi kích thích chi sau bên phải thì chi đó không co nhưng co chi sau bên trái và cả hai chi trước vì rễ trước bên phải bị cắt nên xung thần kinh từ trung ương không đến được các tế bào cơ ở chi đó. Cơ không co nên chi không co.
- Khi kích thích chi sau bên trái thì không chi nào co cả. Vì rễ sau bên trái bị cắt nên xung thần kinh cảm giác không dẫn truyền được lên trung ương do đó không có xung thần kinh vận động đến các tế bào cơ ở các chi.
* Mục đích thí nghiệm:
- Thí nghiệm này nhằm mục đích tìm hiểu chức năng của dây thần kinh tuỷ (rễ trước và rễ sau).
0.25
0.25
0.25
b
Dây thần kinh tuỷ là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và các bó sợi vận động được liên hệ với tuỷ sống qua rễ trước (vận động) và rễ sau (cảm giác).
0.5
5
(1.5đ)
a
- Tác dụng của dịch mật: Dịch mật do gan tiết ra trữ trong túi mật, đổ vào tá tràng. Dịch mật không có các enzim tiêu hoá nhưng có tác dụng:
+ Phân nhỏ các giọt mỡ, tạo điều kiện cho enzim lipaza của dịch tuỵ và dịch ruột hoạt động dễ dàng.
+ Trung hoà HCl của dịch vị tạo môi trường kiềm thích hợp cho các mem trong dịch tuỵ và dịch ruột hoạt động.
+ Làm thay đổi độ pH tạo điều kiện cho sự đóng mở cơ vòng hậu vị để thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt.
+ Giúp cơ thể hấp thụ các sản phẩm của sự tiêu hoá lipít, các vitamin tan trong mỡ.
0.25
0.25
0.125
0.125
b
- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hoá, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường, thải ra khí cacbônic và chất thải.
- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxi, TB thải vào máu khí cacbônic và các sản phẩm bài tiết.
- Mối quan hệ: Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cho TB và nhận từ TB các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở TB giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất... Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.
0.25
0.25
0.25

File đính kèm:

  • docDE THI hsg RAT HAY.doc
Đề thi liên quan