Đề thi khảo sát chất lượng kọc kì I năm học 2013 - 2014 môn: văn - lớp 8 Trường THCS Nhuế Dương

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng kọc kì I năm học 2013 - 2014 môn: văn - lớp 8 Trường THCS Nhuế Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT KHOÁI CHÂU
TRƯỜNG THCS NHUẾ DƯƠNG


ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KH I
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Văn - Lớp 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2điểm):
 Viết khoảng từ 5- 7 câu trình bày những suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản: “ Lão Hạc của nhà văn Nam Cao và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” – Ngô Tất Tố.
Câu 2: ( 2 điểm )
a, Thế nào là câu ghép? Hãy nêu các quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép 
b, Hãy phân tích cấu tạo của những câu ghép sau :
- Cá là động vật sống dưới nước, còn chim và thú là động vật sống trên cạn.
- [...] Ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
 ( Thánh Gióng)
Câu 3 (6 điểm)
Câu a ( Đề dành cho lớp A1 :
 Thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến.
Câu b (Đề dành cho lớp A2) :
 Thuyết minh về cây tre 




PHÒNG GD&ĐT KHOÁI CHÂU
TRƯỜNG THCS NHUẾ DƯƠNG


ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KH I
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Văn - Lớp 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2điểm):
 Viết khoảng từ 5- 7 câu trình bày những suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản: “ Lão Hạc của nhà văn Nam Cao và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” – Ngô Tất Tố.
Câu 2: ( 2 điểm )
a, Thế nào là câu ghép? Hãy nêu các quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép 
b, Hãy phân tích cấu tạo của những câu ghép sau :
- Cá là động vật sống dưới nước, còn chim và thú là động vật sống trên cạn.
- [...] Ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
 ( Thánh Gióng)
Câu 3 (6 điểm)
Câu a ( Đề dành cho lớp A1) :
 Thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến.
Câu b (Đề dành cho lớp A2) :
 Thuyết minh về cây tre 

ĐÁP ÁN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HK I

Câu 1( 2 điểm) : Học sinh trình bày được các ý sau :
- Cả hai văn bản nói về cuộc sống của người nông dân Việt nam trước cách mạng tháng Tám.
- Họ có cuộc sống thiếu thốn , túng quấn, và lâm vào bước đường cùng.
- Nhưng vẫn luôn ngời sáng về phẩm chất.
- Đồng thời tố cáo xã hội phong kiến đương thời.
Câu 2 : ( 2 điểm)
a, Khái niệm câu ghép : Là những câu có 2 hoặc nhiều cụm C-V khoong bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V là một vế câu.
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép :
Quan hệ nguyên nhân
Quan hệ điều kiện ( giả thiết )
Quan hệ tương phản
Quan hệ tăng tiến
Quan hệ lựa chọn
Quan hệ bổ sung
Quan hệ tiếp nối
Quan hệ đồng thời
Quan hệ giải thích.
Câu 3 ( 6 điểm )
a, Câu a- Dành cho A1
Mở bài:( 1 điểm)
- Nếu ai đã từng đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam hẳn sẽ không quên một vật rất đơn sơ mà giàu ý nghĩa.
- Đó là đôi dép lốp cao su đã gắn bó thân thiết với cán bộ chiến sĩ và cả vị lãnh tụ Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
- Là vật chứng tiêu biểu cho nhân cách và cả một quá trình gian khổ của quân nhân Việt Nam.
Thân bài:( 4 điểm)
1/ Lịch sử ra đời:
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Chính trong hoàn cảnh đầy gian khổ và thiếu thốn ấy mà tình yêu nước và óc sáng tạo của nhân dân ta được phát huy. Chiếc mũ nan lớp vải, áo trấn thủ và đặc biệt là đôi dép được cắt từ lốp và ruột xe ôtô cũ đã qua sử dụng làm hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thật giản dị, gần gũi và thân thương.
2/ Hình dáng, cấu tạo, chất liệu:
- Đôi dép lốp có hình dáng giống những đôi dép bình thường.
- Quai dép được làm từ săm (ruột) xe ôtô đã qua sử dụng. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân, bề ngang mỗi quai khoảng 1,5cm.
- Đế dép được làm từ lốp (vỏ) của xe ôtô hoặc được đúc bằng cao su. Đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua. Điều kì lạ là giữa quai và đế được cố định chắc chắn vào nhau không bằng bất cứ một thứ keo kết dính nào mà nhờ vào sự giãn nở của cao su.
- Dưới đế dép có những rãnh hình thoi để các chiến sĩ đi đường lầy lội cho đỡ trơn.
3/ Nét đặc biệt, công dụng:
- Dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ
- Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch.
(So sánh với sự bất tiện khi mang giày: trời nắng thì đổ mồ hôi khó chịu, trời mưa thì ướt sũng dễ sinh các bệnh ngoài da. Đặc biệt điều kiện khó khăn lúc bấy giờ thì khó cung cấp đủ giày cho các chiến sĩ. Dép lốp khắc phục được tất cả các nhược điểm này).
- Dép lốp lại rất bền phù hợp với điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
- Một thời đôi dép lốp gắn liền với hình ảnh Bác Hồ.
4/ Bảo quản:
- Dép lốp không chỉ rẻ, bền, dễ sử dụng mà còn rất dễ bảo quản:
- Để dép lốp được bền thì các chiến sĩ ta không để chúng ở nơi có nhiệt độ cao.
- Đi đường dính bùn đất về nên rửa sạch.
Kết bài: ( 1 điểm)
 Ngày nay, tuy dép lốp không còn phổ biến như xưa nhưng nó nhắc nhở chúng ta về một thời đã qua với biết bao cay đắng, khổ cực mà cũng thật hào hùng, oanh liệt. Dép lốp đã làm nên vẻ đẹp giản dị, thanh tao của anh bộ đội cụ Hồ với lòng yêu thương đất nước vô bờ. Và cũng chính đôi dép ấy đã góp phần giúp dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ của bọn xâm lược và đôi dép lốp là một chứng nhân lịch sử trong một hành trình dài chống giặc ngoại xâm.

b, Đề dành cho A2:
Mở bài: ( 1 điểm)- Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt NamThân bài: ( 4 điểm )1. Nguồn gốc:- Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.- Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…2. Các loại tre:- Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…3. Đặc điểm:- Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi- Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai- Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn. - Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.- Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.- Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:a. Trong lao động:- Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.- Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.b. Trong sinh hoạt:- Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…- Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.- Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…c. Trong chiến đấu:- Tre là đồng chí…- Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.- Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…- Tre hi sinh để bảo vệ con ngườiKết bài: ( 1 điểm)Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

File đính kèm:

  • docVan 8 KSCL HKI 2013 2014.doc