Đề thi khảo sát chất lượng lần 2 năm học: 2013- 2014 Môn: Ngữ Văn - Khối 11 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng lần 2 năm học: 2013- 2014 Môn: Ngữ Văn - Khối 11 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 
Năm học: 2013- 2014
Môn: Ngữ Văn - Khối 11
Thời gian làm bài:120’ (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 2


Câu 1 (2,0 điểm): Cái chết của cụ cố Tổ và đám tang được kể trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Số đỏ- Vũ Trọng Phụng) đáng khóc hay đáng cười? Vì sao?
Câu 2 (3,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ sự biết ơn là vẽ chuyện, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy viết một đoạn văn thể hiện thái độ của em về lời cảm ơn trong cuộc sống.
Câu 3 (5,0 điểm): Anh chị hãy phân tích cảnh tượng cho chữ ở cuối tác phẩm trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân? 
 ********** HẾT **********
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……………………….. Số báo danh…………………
Chữ kí giám thị số 1

………………………..
Chữ kí giám thị số 2

………………………..



SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 
Năm học: 2013- 2014
Môn: Ngữ Văn - Khối 11
Thời gian làm bài:120’ (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 2


Câu 1 (2,0 điểm): Cái chết của cụ cố Tổ và đám tang được kể trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Số đỏ- Vũ Trọng Phụng) đáng khóc hay đáng cười? Vì sao?
Câu 2 (3,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ sự biết ơn là vẽ chuyện, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy viết một đoạn văn thể hiện thái độ của em về lời cảm ơn trong cuộc sống.
Câu 3 (5,0 điểm): Anh chị hãy phân tích cảnh tượng cho chữ ở cuối tác phẩm trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân? 
 ********** HẾT **********
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……………………….. Số báo danh…………………
Chữ kí giám thị số 1

………………………..
Chữ kí giám thị số 2

………………………..
HƯỚNG DẪN CHẤM: THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 
Môn: Ngữ văn 11 ĐỀ SỐ 2

I. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).
 II. ĐÁP ÁN & THANG ĐIỂM 
Câu
Nội dung
Điểm
1
Cái chết của cụ cố Tổ và đám tang được kể trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) đáng khóc hay đáng cười? Vì sao?
2,0điểm

Cái chết của cụ cố Tổ và đám tang được tác giả tái hiện như một vở bi hài kịch vừa đáng khóc vừa đáng cười.
1,0

+ Đáng khóc: vì luân lý đạo đức suy đồi từ con cháu đến quan khách đều vì tiền vì lợi, vì danh, vì tình,…không ai thương xót cho người quá cố.
+ Đáng cười: qua hàng loạt chân dung biếm hoạ, những hành vi ngôn ngữ,… đáng cười.
1,0
2
Có ý kiến cho rằng: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ sự biết ơn là vẽ chuyện, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy viết một đoạn văn thể hiện thái độ của em về lời cảm ơn trong cuộc sống.
3.0điểm

Về kĩ năng: Xác định được thể loại và cách làm bài văn nghị luận xã hội, trình bày rõ ràng, mạch lạc, có bố cục 3 phần.
Về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cơ bản cần nêu được các ý sau.


1. MB: Xác định vấn đề cần nghị luận, vấn đề cử chỉ biểu lộ biết ơn.
0.5

2. TB: 
- Nhận thức về ý kiến: ý kiến chưa đúng, phiến diện thể hiện sự suy nghĩ nông cạn của một bộ phận thanh niên hiện nay.
- Đưa ra quan điểm của mình về ý nghĩa lời cảm ơn trong cuộc sống: Lời cảm ơn thể hiện sự biết ơn chân thành, thể hiện nét văn hoá ứng xử của con người với con người, có ý nghĩa trong việc duy trì và tạo lập các mối quan hệ xã hội.
- Bàn luận mở rộng vấn đề: Vấn đề dùng lời cảm ơn trong cuộc sống của mọi người, của cá nhân mình và việc dùng lời cảm ơn đúng lúc đúng chỗ, tránh lạm dụng lời cảm ơn gây phản cảm cho người được cảm ơn và những người xung quanh.
- Liên hệ bản thân
2.0

3. KB: Đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận.
0.5
3
 Anh chị hãy phân tích cảnh tượng cho chữ ở cuối tác phẩm trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân?
5,0điểm

a. Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận văn học
Có luận điểm, luận cứ rõ ràng
Bố cục 3 phần chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở những kiến thức bài “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cơ bản phải đảm bảo được các ý cơ bản như sau:


1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: cảnh tượng cho chữ.
0,5đ 

2. Thân bài: 
- Cảnh cho chữ thông thường. (Không gian, thời gian, con người) tất cả đều hiện lên vẻ thư thái.
- Cảnh tượng cho chữ được thể hiện trong tác phẩm: Là cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
+ Thời gian: đêm khuya.
 + Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.	 .
 + Con người ở thế đối lập. (Người tử tù: cho chữ, khuyên quản ngục. Quản ngục,viên thơ lại: cung kính nhận chữ, vái lạy người tử tù.)
→ Cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”→ Cái đẹp, cái thiện đã vượt qua, bất chấp hoàn cảnh để chiến thắng.
2,5đ



Đánh giá: Cảnh cho chữ chính là cảnh thể hiện đầy đủ vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao và qua đó tác giả đã gửi gắm được tư tưởng của mình.
1,0đ

 Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, tạo tình huống, nghệ thuật xây dựng hình ảnh của tác phẩm:
0,5đ

3. Kết bài: Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật.
0,5đ

Lưu ý: 
 - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.


 



File đính kèm:

  • docde thi khao sat lan 2 de 2.doc