Đề thi khảo sát chất lượng lớp 12 – lần 1, năm 2014 môn: ngữ văn khối d

pdf4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng lớp 12 – lần 1, năm 2014 môn: ngữ văn khối d, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 www.DeThiThuDaiHoc.com 
 
1 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 
 TRƯỜNG THPT CHUYÊN 
 
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 – LẦN I, NĂM 2014 
Môn: NGỮ VĂN − KHỐI D (Thời gian làm bài: 90 phút)
 
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu I (2 điểm) 
 Hạnh phúc của một tang gia là nhan đề một đoạn trích tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng 
có mặt trong sách Ngữ văn 11 (cả chương trình Chuẩn và chương trình Nâng cao). Theo anh/chị, 
nhan đề của đoạn trích như vậy có ý nghĩa gì? 
Câu II (3 điểm) 
 "Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng" là tên một cuốn sách của Nikc Vujicic và cũng là một thông 
điệp mà tác giả muốn gửi đến mọi người. 
 Hãy viết một bài văn khoảng 600 từ, trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp trên. 
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc câu III.b) 
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) 
 Trong truyện Chí Phèo của Nam Cao, sau khi gặp thị Nở, nhân vật Chí Phèo đã có những 
thay đổi sâu sắc. Hãy phân tích những thay đổi đó. 
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) 
 Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: 
 Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, 
 Một người chín nhớ mười mong một người. 
 Gió mưa là bệnh của giời, 
 Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. 
 (Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 nâng cao, Tập hai, 
 NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, trang 55). 
 Con sóng dưới lòng sâu 
 Con sóng trên mặt nước 
 Ôi con sóng nhớ bờ 
 Ngày đêm không ngủ được 
 Lòng em nhớ đến anh 
 Cả trong mơ còn thức 
 (Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 nâng cao, Tập một, 
 NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, trang 123). 
---------------------------Hết---------------------------- 
 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
 
Họ và tên thí sinh:......................................................................Số báo danh:............................. 
 www.DeThiThuDaiHoc.com 
 
2 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM 
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN: NGỮ VĂN
 Lần 1 - năm 2014 
 
Câu Ý Nội dung Điểm 
I Ý nghĩa nhan đề đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. 2,0 
1 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích. 
- Vũ Trọng Phụng là nhà văn trào phúng bậc thầy. Số đỏ (1936) là cuốn tiểu 
thuyết tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông. 
- Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương 15 của tác phẩm. 
 
0,5 
 
 
2 
Phân tích ý nghĩa của từ ngữ trong nhan đề: 
- Hạnh phúc là niềm vui sướng, là sự thỏa mãn những điều con người mong 
ước. 
- Tang gia là gia đình có đám tang. Nhà có người chết bao giờ cũng đau buồn, 
tang thương. Gia đình có đám tang mà lại hạnh phúc là điều trái khoáy, ngược 
đời, trái với lẽ thường. 
Đặt hai vế trái ngược bên nhau, nhan đề làm toát lên tính chất bi hài của những 
gì được nhà văn miêu tả trong đoạn trích. 
 
 
0,75 
 
 
 
 
3 
Sự phù hợp giữa nhan đề với nội dung đoạn trích và ý nghĩa trào phúng của 
nó: 
- Cụ tổ chết, con cháu trong nhà tràn trề hạnh phúc. Niềm hạnh phúc đó còn lây 
lan đến các thành viên đi đưa đám. Qua nhan đề đoạn trích, Vũ Trọng Phụng đã 
lột trần bộ mặt bất nhân, bất nghĩa của những kẻ được xem là thượng lưu ở Hà 
thành trước cách mạng. 
- Nhan đề vừa thâu tóm nội dung của đoạn trích, vừa có ý nghĩa mỉa mai, giễu 
cợt. Điều này chứng tỏ sự sáng tạo độc đáo của Vũ Trọng Phụng. 
 
 
 
0,75 
II Trình bày suy nghĩ về thông điệp: Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng. 3,0 
 
 
1 
Giải thích ý kiến: 
- Khát vọng: là mong muốn, đòi hỏi với một sức thôi thúc mạnh mẽ nhằm thực 
hiện những dự định cao cả, tốt đẹp. 
- Tại sao đừng bao giờ từ bỏ khát vọng? Vì khát vọng là một nguồn sức mạnh 
tinh thần, giúp con người vượt qua mọi thách thức, đi tới mục đích cuối cùng. 
 
 
1,0 
 
 
2 
Bình luận và làm sáng tỏ ý kiến: 
- Khẳng định thông điệp của Nikc Vujicic là một chân lý. 
- Qua một số dẫn chứng lấy từ thực tế cuộc sống, chứng minh tính đúng đắn 
trong thông điệp của Nikc Vujicic. 
- Nêu ý nghĩa, giá trị của thông điệp đó đối với mọi người. 
 
 
1,0 
 
3 Bài học cho bản thân: 
Từ thông điệp của Nikc Vujicic, liên hệ bản thân và tự rút ra bài học. 
 1,0 
III.a Sự thay đổi của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở 5,0 
 
 
1 
Tác giả, tác phẩm, khái quát vấn đề: 
- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng. 
- Nam Cao rất thành công ở mảng đề tài nông dân mà Chí Phèo (1941) là tác 
phẩm tiêu biểu. 
- Chí Phèo là nhân vật chính của truyện, một người nông dân tha hóa. Bước 
ngoặt lớn trong cuộc đời Chí Phèo diễn ra sau tình huống gặp thị Nở. Nó tạo 
nên ở Chí Phèo những thay đổi sâu sắc. 
 
 
 
0,5 
 
 
2 
Tình huống gặp gỡ giữa Chí Phèo với thị Nở: 
Chí Phèo gặp thị Nở có vẻ như ngẫu nhiên, nhưng Nam Cao đã chuẩn bị rất kỹ 
cho tình huống này. Đó là sự gặp gỡ tất yếu của hai kẻ khốn cùng không hề xa 
lánh nhau. 
 
1,0 
 www.DeThiThuDaiHoc.com 
 
3 
 
3 
Gặp thị Nở, Chí Phèo được hổi tỉnh dẫn đến hồi sinh: 
Các giác quan như tê liệt, đã hoạt động trở lại, nhờ đó, Chí Phèo mới nhận ra âm 
thanh của cuộc sống, biết nhớ về quá khứ, biết lo âu về tương lai, biết buồn... 
 
1,0 
 
4 
Khát vọng hoàn lương: 
Bát cháo hành và sự săn sóc, yêu thương của thị Nở đã đánh thức ở Chí Phèo 
khát vọng trở lại làm người lương thiện, mong muốn được sống hòa đồng với 
người dân làng Vũ Đại. 
 
1,0 
5 Bị từ chối, trả thù: 
Bị thị Nở từ chối, Chí Phèo tuyệt vọng, cầm dao đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. 
 1,0 
 
6 
Tư tưởng nhân đạo và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nam Cao: 
Nam Cao đã thành công khi miêu tả những diễn biến tinh vi, phức tạp, đầy 
nghịch lý trong tâm lý nhân vật Chí Phèo sau tình huống gặp thị Nở. Qua đó, tác 
giả đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc. 
 
0,5 
III.b Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tương tư của Nguyễn Bính và Sóng của 
Xuân Quỳnh 
 5,0 
 
 
 
1 
Khái quát về các tác giả, tác phẩm và hai đoạn trích: 
- Nguyễn Bính là nhà thơ lãng mạn trong phong trào Thơ mới 1932 - 1945. 
Xuân Quỳnh là nữ nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ chống Mỹ. Hai tác 
giả ở hai thời đại, nhưng có điểm gần gũi: đều là những nhà thơ viết rất hay về 
đề tài tình yêu. 
- Nếu Tương tư là bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính, thì Sóng là thi phẩm thành 
công của Xuân Quỳnh. Đó là những bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng và phong 
cách của họ. 
- Thông qua hai đoạn trích được giới thiệu, có thể thấy những nét đặc sắc của 
mỗi bài thơ. 
 
 
 
0,5 
 
 
 
2 
Cảm nhận về đoạn thơ trong "Tương tư" của Nguyễn Bính: 
- Đây là đoạn mở đầu của bài Tương tư, thể hiện tình yêu đơn phương của 
chàng trai (nhân vật trữ tình) đối với một người con gái. Tình yêu đó rất thiết 
tha, mãnh liệt, được ví như những qui luật, những hiện tượng thiên nhiên (gió 
mưa, trời). 
- Nhờ cách sử dụng biện pháp hoán dụ (thôn Đoài, thôn Đông), cách dùng từ 
xưng hô (một người, một người), thành ngữ (chín nhớ mười mong) mà tình cảm 
của nhân vật trữ tình vừa biểu hiện rất sâu sắc, vừa mang màu sắc dân gian, 
phảng phất âm hưởng ca dao. 
 
 
 
1,75 
 
 
 
3 
Cảm nhận về đoạn thơ trong "Sóng" của Xuân Quỳnh: 
- Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ người yêu cồn cào trong trái tim người phụ nữ. 
Hình tượng sóng và em song song bên nhau, đối sánh cùng nhau nhằm biểu đạt 
cảm xúc của đoạn thơ. 
- Các điệp từ (nhớ), hình ảnh ẩn dụ (sóng), biện pháp nhân hóa (sóng nhớ bờ, 
sóng không ngủ), và cách nói có tính chất nghịch lý (trong mơ còn thức), là 
những phương tiện nghệ thuật được tác giả sử dụng rất thành công trong đoạn 
thơ. 
 
 
1,75 
 www.DeThiThuDaiHoc.com 
 
4 
 
 
 
 
 
4 
Những điểm giống nhau và khác nhau ở hai đoạn thơ: 
- Giống nhau: 
+ Cả hai đoạn thơ đều được trích từ những bài thơ viết về đề tài tình yêu. 
+ Cả hai bài thơ đều thể hiện nỗi nhớ nồng nàn, tha thiết của nhân vật trữ tình. 
- Khác nhau: 
+ Đoạn thơ trích từ Tương tư của Nguyễn Bính được làm bằng thể lục bát, sử 
dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đậm tính dân gian. Đoạn thơ cũng thể hiện dấu 
ấn của cái tôi thời Thơ mới. 
+ Đoạn thơ trong bài Sóng được làm bằng thể thơ năm tiếng, bộc lộ tình cảm 
chân thành sâu sắc của người phụ nữ chủ động trong tình yêu của mình. Các yếu 
tố nghệ thuật được sử dụng cho thấy cách biểu đạt mởi mẻ, hiện đại của thơ ca 
sau 1975. 
 
 
 
 
 
1,0 
 

File đính kèm:

  • pdfVan-DHVinh-L1-DeThiThuDaiHoc.com.pdf