Đề thi Khảo sát chất lượng Lớp 12 môn Hóa học năm 2017 (Lần 1) - Mã đề thi: 158 - Trường THPT Diễn Châu 2

doc4 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Khảo sát chất lượng Lớp 12 môn Hóa học năm 2017 (Lần 1) - Mã đề thi: 158 - Trường THPT Diễn Châu 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 LẦN 1 - 2017
Môn: HÓA HỌC (Thời gian làm bài: 50 phút; 40 câu trắc nghiệm)
Họ và tên .........................................................................................Số báo danh ..........................
Mã đề thi 158
Cho khối lượng nguyên tử của các nguyên tố (theo đvC): H = 1; C = 12 ; N = 14 ; O = 16 ; Na = 23 ; K = 39 ; 
Ba = 137 ; Al = 27 ; Cl = 35,5 ; S = 32 ; Ag = 108 ; Fe = 56 ; Cu = 64 ; Ca = 40 ; Zn = 65 ; Mg = 24 ; Br = 80 ; 
Cr = 52 ; Li = 7 ; Pb =207
Câu 1: Chất béo có công thức nào sau đây ở trạng thái rắn ( ở điều kiện thường).
A. (C17H33COO)3C3H5.	B. (C15H31COO)3C3H5	C. (C17H31COO)3C3H5.	D. (C19H37COO)3C3H5.
Câu 2: Chất nào sau đây có tên gọi là axit Glutamic:
A. HOOC-CH2 - CH2- CH2-CH2- NH2.	B. H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH
C. HOOC-CH2 - CH2- CH(NH2)- COOH	D. CH3-CH(NH2)-COOH
Câu 3: Poli (vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH3COO–CH=CH2.	B. CH2=CH–COO–C2H5.
C. C2H5COO–CH=CH2.	D. CH2=CH–COO–CH3.
Câu 4: Dãy gồm các kim loại đều được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Ca, Zn, Fe	B. Al, Cu, Ba	C. Fe, Cu, Pb	D. Na, Ni, Cu
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. 
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(d) Các este đều được điều chế từ axit cacboxylic và ancol.
(e) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H35COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5. 
Số phát biểu đúng là
A. 5.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 6: Nung các ống nghiệm kín chứa các chất sau: (1) (Cu + O2); (2) ( KNO3 + Fe), 
(3) ( Cu(NO3)2 + Cu); (4) ( MgCO3+ Cu); (5) ( KNO3 + Ag); (6) ( Fe + S). 
Có bao nhiêu ống nghiệm xảy ra sự oxi hóa kim loại:
A. 5	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 7: Cho bột Fe vào dung dịch NaNO3 và H2SO4. Đến phản ứng hoàn thu được dung dịch A, hỗn hợp khí X gồm NO và H2 có và chất rắn không tan. Biết dung dịch A không chứa muối amoni. Trong dung dịch A chứa các muối:
A. FeSO4, Fe(NO3)2, Na2SO4.	B. FeSO4, Fe2(SO4)3, NaNO3, Na2SO4.
C. FeSO4, Fe(NO3)2, Na2SO4, NaNO3.	D. FeSO4, Na2SO4.
Câu 8: Ion Fe3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d5. Vậy nguyên tử Fe sẽ có cấu hình là:
A. 1s22s22p63s23p63d8.	B. 1s22s22p63s23p63d64s2.
C. 1s22s22p63s23p64s23d5.	D. 1s22s22p63s23p63d54s2.
Câu 9: Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2COOCH3.	B. HCOOH3NCH=CH2.
C. CH2=CHCOONH4.	D. H2NCH2CH2COOH.
Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm Fe3O4, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Y (trong điều kiện không có không khí) thu được kết tủa nào sau đây?
A. Cu(OH)2 và Fe(OH)3.	B. Fe(OH)3 và Fe(OH)2.
C. Cu(OH)2 và Fe(OH)2.	D. Cu(OH)2 , Fe(OH)2 và Zn(OH)2.
Câu 11: Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử este, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thì lượng NaOH đã phản ứng là 10 gam. Giá trị của m là
A. 17,5.	B. 15,5.	C. 14,5.	D. 16,5.
Câu 12: Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được trùng hợp từ monome có tên gọi là:
A. Axit metacrylic .	B. metylacrylat.	C. metylmetacrylat.	D. Axit acrylic .
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 2,64 gam một este X đơn chức thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. CTPT của X là:
A. C4H6O2	B. C4H8O2	C. C2H4O2	D. C3H6O2
Câu 14: Chất nào sau đây không bị thủy phân trong môi trường axit:
A. Gly-Ala-Glu	B. Metyl Axetat	C. Tinh bột	D. Glucozo
Câu 15: Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với các hóa chất sau: (1) dung dịch HCl; (2) khí oxi, t0; (3) dung dịch NaOH; (4) dung dịch H2SO4 đặc, nguội; (5) dung dịch FeCl3. Số hóa chất chỉ tác dụng với 1 trong 2 kim loại là:
A. 4	B. 2	C. 5	D. 3
Câu 16: Xà phòng hóa một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là
A. HCOONa, CH≡C–COONa và CH3–CH2–COONa.
B. CH2=CH–COONa, CH3–CH2–COONa và HCOONa.
C. CH2=CH–COONa, HCOONa và CH≡C–COONa.
D. CH3–COONa, HCOONa và CH3–CH=CH–COONa.
Câu 17: Cho hỗn hợp X gồm C3H7COOH, C4H8(NH2)2, CH3COOC2H5. Đốt cháy hoàn toàn 0,5m gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thấy tạo ra 20g kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 17,6	B. 8,8	C. 7,2	D. 5,4
Câu 18: Một hỗn hơp M gồm 1 axit đơn chức X và 1 ancol đơn chức Y (tỉ lệ mol X : Y = 3 : 2) và 1 este Z được tạo nên từ X và Y. Cho M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,4 mol NaOH tạo ra 37,6 gam muối và 13,8 gam ancol. Tên của Z là
A. etyl propionat	B. etyl acrylat	C. metyl metacrylat	D. metyl acrylat
Câu 19: Hợp chất X có chứa vòng benzen có công thức C7H6O3. X có khả năng tham gia phản ứng với AgNO3 trong NH3 . cho 13,8 gam X tác dụng với 360 ml NaOH 1M , sau phản ứng lượng NaOH còn dư 20% so với lượng cần phản ứng . Khi cho X tác dụng với Na dư, thể tích khí H2 ( đktc) thu được là:
A. 2,24.	B. 3,36.	C. 1,12.	D. 4,48.
Câu 20: Hai hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử lần lượt là C2H8O3N2 và C3H7O2N đều tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, cho hai amin đơn chức bậc 1 tương ứng là X,Y thoát ra. Nhận xét nào sau đây đúng về hai hợp chất hữu cơ trên?
A. Chúng đều tác dụng với dung dịch brom.
B. Lực bazơ của X lớn hơn Y.
C. Chúng đều là chất lưỡng tính.
D. Chúng đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
Câu 21: Có 3 ống nghiệm đựng 3 dung dịch: Cu(NO3)2; Pb(NO3)2; Zn(NO3)2 được đánh số theo thứ tự ống là 1, 2, 3. Nhúng 3 lá kẽm( giống hệt nhau) X, Y, Z vào 3 ống thì khối lượng mỗi lá kẽm sẽ:
A. X tăng, Y tăng, Z không đổi.	B. X giảm, Y tăng, Z không đổi .
C. X tăng, Y giảm, Z không đổi.	D. X giảm, Y giảm, Z không đổi.
Câu 22: Phát biểu không đúng là:
A. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ poliamit.
B. Tất cả các peptit có phản ứng màu với Cu(OH)2/OH-.
C. Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là chất khí ở điều kiện thường.
Câu 23: Cho 0,1 mol Fe vào 500 ml dung dịch AgNO3 1M thì dung dịch thu được chứa:
A. Fe(NO3)3 .	B. AgNO3 .
C. AgNO3 và Fe(NO3)3.	D. AgNO3 và Fe(NO3)2 .
Câu 24: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. 3	B. 2	C. 4	D. 1
Câu 25: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H12O3N2 khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được hai khí làm xanh quỳ tím tẩm nước cất. X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên?
A. 1.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 26: Hoà tan hết a gam một kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 5a gam muối khan. Kim loại M là
A. Ca.	B. Mg.	C. Al.	D. Ba.
Câu 27: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:
	Chất
X
Y
Z
T
Nhiệt độ sôi (0C)
182
184
-6,7
-33,4
pH (dung dịch nồng độ 0,001M)
6,48
7,82
10,81
10,12
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Z là CH3NH2.	B. X là NH3.	C. Y là C6H5OH.	D. T là C6H5NH2.
Câu 28: Nung 4,39 gam hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe(NO3)2 và Fe3O4 sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn Y chỉ gồm các kim loại và oxit của chúng và 0,56 lít hỗn hợp khí ở đktc. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y bằng 150 ml dung dịch HCl 1M sau phản ứng thu được dung dịch Z và bay ra 0,336 lít khí H2. Cho dd AgNO3 dư vào Z sau phản ứng thu được 22,065 gam kết tủa và 0,112 lít khí NO (spk duy nhất ở đktc). Phần trăm khối lượng Al trong X gần nhất là:
A. 18,45%.	B. 6,15%.	C. 16,44%.	D. 12,32%.
Câu 29: Phân tử khối của một pentapeptit mạch hở bằng 373 đvC. Biết pentapeptit này được tạo nên từ một α-aminoaxit mà trong phân tử chỉ có chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Aminoaxit đó là
A. glyxin.	B. lysin.	C. alanin.	D. valin.
Câu 30: X là đipeptit Ala-Glu, Y là tripeptit Ala-Ala-Gly. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:2 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 56,4 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 38,68.	B. 40,27.	C. 39,12.	D. 45,6
Câu 31: Thủy phân 4,3 gam este X đơn chức mạch hở (có xt axit) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2 chất hữu cơ Yvà Z. Cho Y và Z phản ứng AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 g Ag. Công thức cấu tạo của X không thể là
A. CH3COOCH=CH2	B. HCOOCH2CH=CH2
C. HCOOC(CH3)=CH2	D. HCOOCH=CHCH3
Câu 32: Cho các polime sau: Tơ tằm, tơ visco, tơ axetat, tơ nitron, cao su buna-S, poli vinylclorua, poli vinylaxetat, nhựa novolac. Số polime có chứa nguyên tố oxi trong phân tử là:
A. 5.	B. 4.	C. 3.	D. 6.
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X chứa tristearin, tripanmitin, axit stearic và axit panmitic. Sau phản ứng thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,44 gam nước. Xà phòng hoá m gam X (hiệu suất 90%) thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 2,484.	B. 1,656.	C. 0,920.	D. 0,828.
Câu 34: Thủy phân hoàn toàn 3,42 g saccarozơ trong môi trường axit thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được m g Ag. Giá trị m là:
A. 43,20 g	B. 4,32 g	C. 2,16 g	D. 21,60 g
Câu 35: Xét các trường hợp sau:
 (1) Đốt dây Fe trong khí Cl2 (2) Kim loại Zn trong dung dịch HCl
 (3) Thép cacbon để trong không khí ẩm (4) Kim loại Zn trong dd HCl có thêm vài giọt dung dịch Cu2+ 
 (5) Ngâm lá Cu trong dung dịch FeCl3 (6) Ngâm đinh Fe trong dung dịch CuSO4
 (7) Ngâm đinh Fe trong dung dịch FeCl3 (8) Dây điện bằng Al nối với Cu để trong không khí ẩm 
 Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá là
A. 5	B. 3	C. 6	D. 4
Câu 36: Dung dịch lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là
A. màu đỏ máu.	B. màu xanh lam.	C. màu vàng.	D. màu tím
Câu 37: Cho các phát biểu sau:
1. Độ ngọt của saccarozơ cao hơn fructozơ.
2. Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng phản ứng tráng gương.
3. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
4. Tơ visco thuộc loại tơ nhân tạo.
5. Thuốc súng không khói có công thức là: [C6H7O2(ONO2)3]n.
6. Xenlulozơ tan được trong Cu(NH3)4(ỌH)2.
Số nhận xét đúng là:
A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 6.
Câu 38: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là
A. CuSO4 và HCl.	B. CuSO4 và ZnCl2.	C. HCl và AlCl3.	D. ZnCl2 và FeCl3.
Câu 39: Trong các dung dịch riêng biệt chứa các chất tan: Fructozơ (1), glucozơ (2), saccarozơ (3), glixerol(4), axit fomic(5) , anđehit fomic(6), axit axetic (7). Những dung dịch vừa phản ứng với Cu(OH)2 ,vừa phản ứng tráng bạc là
A. (4), (5), (6), (7)	B. (1), (2), (5), (6)	C. (1), (2), (5)	D. (1), (2), (3), (5)
Câu 40: Cho các peptit Ala-Gly; Gly-Gly-Gly; Gly-Gly; Glu-Lys-Val-Gly; Val-Val; Ala-Ala-Ala; Lys- Lys- Lys-Lys; Gly-Glu-Glu-Gly; Val-Gly-Val-Ala-Lys-Glu. Số peptit tác dụng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím là
A. 8	B. 6	C. 7	D. 5
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_lop_12_mon_hoa_hoc_nam_2017_lan_1.doc
Đề thi liên quan