Đề thi khảo sát chất lượng vòng III - Năm học 2013 – 2014 môn thi: ngữ văn; lớp: 8

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng vòng III - Năm học 2013 – 2014 môn thi: ngữ văn; lớp: 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
Trường THCS…Biên Giới……..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VÒNG III - NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn thi: Ngữ Văn; LỚP: 8
Thời gian: …90…… phút (không kể thời gian phát đề)

A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
 Cấp độNội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

 Văn bản : Khi con tu hú,Chiếu dời đô.
4
 1,5 đ
1

 1 đ


5

 2,5đ
Tiếng việt:
Câu phủ định
1

 0,25 đ
1

 1 đ
1

 0,25 đ

3

 1,5đ
Tập làm văn: Thuyết minh về một loại đồ dùng học tập
-Xác định thể loại.
-Tìm hiểu đề và tìm ý.
 

 1 đ
Lập dàn ý,bố cục ba phần.
 
 

 1 đ
-Xây dựng đoạn văn.
- Xây dựng văn bản.
 
 2 đ
-Bài văn trôi chảy,mạch lạc.
-Có sự sáng tạo.
 2 đ





 6 đ
Tổng : Số câu
 Số điểm
 %
5
(2,75 đ)
20,75 %
2
3 đ
30%
1
2,25đ
20,25%

(2 đ)
20%
8
(10 đ)
100%

B. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA:
Câu 1: (1,25 điểm)
 Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong câu thơ sau: “ Ta nghe.............bên lòng”. Viết tiếp ba câu thơ tiếp theo câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và tên tác giả. 
Câu 2. (1,25 điểm)
 Trong văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, Lí Công Uẩn muốn dời đô từ đâu đến đâu? Địa thế thành Đại La có những điểm thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô?
Câu 3: (1,5 điểm)	
 a/ Câu văn “ Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.” thuộc kiểu câu gì?
 b/ Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu trên. Cho một ví dụ minh họa.
Câu 4: (6 điểm)
 Em hãy giới thiệu về một đồ dùng trong học tập.


Hết


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VÒNG III - NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn thi : ............Ngữ Văn..................- LỚP 8
Nội dung
Điểm
Câu 1: - Điền từ “hè dậy”: Ta nghe hè dậy bên lòng”.
 Viết tiếp ba câu còn lại:
 Ta nghe hè dậy bên lòng
 Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
 Ngột làm sao, chết uất thôi
 Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
 ( Khi con tu hú- Tố Hữu)
Câu 2:- Lí Công Uẩn muốn dời đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội ngày nay).
 - Lợi thế của thành Đại La:
 + Về vị thế địa lí: Ở vào nơi trung tâm trời đất, mở ra bốn hướng nam bắc đông tây, có núi lại có sông; đất rộng mà bằng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội...
 + Về vị thế chính trị, văn hóa: Là đầu mối giao lưu,mảnh đất hưng thịnh nhiều đời, ảnh hưởng tốt đến muôn vật.
 Đại La là nơi hội tụ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước.
Câu 3: 	
a/Câu văn trên thuộc kiểu câu phủ định.
b/ Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định:
 + Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: Không, chẳng, chả, chưa, không phải, chẳng phải, đâu có phải, đâu có...
 + Câu phủ định dùng để:
 Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó(câu phủ định miêu tả)
 Phản bác một ý kiến, một nhận định ( câu phủ định bác bỏ).
 Ví dụ: Không, chúng con không đói nữa đâu.

Câu 4: 
 *Dàn ý chung:
-Mở bài: 
 + Khái quát tên đồ dùng và công dụng của nó.
-Thân bài: 
 + Hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo, cách sử dụng...
-Kết bài:
 + Những điều lưu ý khi lựa chọn để mua, khi sử dụng, khi gặp sự cố cần sửa chữa. 
0,25







1

0,25


1








0,25

1





0,25




2

4

2

File đính kèm:

  • docDe Thi KSCL giua HK II.doc