Đề thi khảo sát chọn học sinh giỏi tỉnh vòng III - Năm học 2013-2014

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chọn học sinh giỏi tỉnh vòng III - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT 
Văn Lâm
(CLC Dương Phúc Tư)
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH 
VÒNG III - Năm học 2013-2014 
Môn: Ngữ Văn – LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút 

Câu 1: (2,5 điểm)
 Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện sau:
THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
 Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.
- Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người ? – Ngài hỏi
 Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy – tay, chân, đầu...rồi nói:
- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
 Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu hết được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:
- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.
 	(Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống – Tập 2)
Câu 2: (2,5 điểm)
	a/ Hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa được xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt? 
	b/ Trong bài thơ "Bếp lửa", vì sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu lại nhớ về bà và khi nghĩ về bà là nhớ ngay đến bếp lửa?
Câu 3: (5,0 điểm)
	Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, trong bài “Việt Bắc”, Tố Hữu đã viết:
“Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?”
	Những dòng thơ trên gợi cho em liên tưởng đến lời tâm sự, nhắc nhở của nhà thơ nào trong một thi phẩm đã học thuộc chương trình Ngữ văn lớp 9? Chỉ rõ điểm đồng điệu giữa ý thơ của Tố Hữu và tâm sự của nhà thơ đó.
	Hãy phân tích niềm tâm sự sâu kín của tác giả trong bài thơ em vừa tìm được.
	
 ……….HẾT………..

	Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.



	 Họ tên thí sinh........................................................................SBD:.....................
Phòng GD&ĐT 
Văn Lâm
(CLC Dương Phúc Tư)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
KÌ THI KHẢO SÁT CHỌN HS GIỎI
VÒNG III - Năm học 2013-2014

Câu 1: (2,5 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
 - Trình bày suy nghĩ thành một bài văn nghị luận ngắn.
 - Bài viết có bố cục chặt chẽ. Biết vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận phù hợp.
 - Diễn đạt lưu loát; Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,...
2. Yêu cầu về nội dung:
Cần nêu được các ý cơ bản sau:
 	a. Ý nghĩa câu chuyện: (0,75 điểm)
 Thượng đế là đấng toàn năng có khả năng biết hết mọi chuyện và tạo nên con người nhưng không thể “nặn” được hạnh phúc để ban tặng cho loài người bởi vì:
- Hạnh phúc không sẵn có, hạnh phúc tồn tại trong chính cuộc sống con người.
- Lời nói của thượng đế “tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc” thể hiện: hạnh phúc do chính con người tạo nên.
à Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: hạnh phúc không bao giờ sẵn có hay là món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do chính con người tạo nên.
 	b. Bàn bạc- đánh giá – chứng minh (1,25 điểm)
- Con người có thể tạo nên hạnh phúc bằng bàn tay vun xới và tấm lòng yêu thương cuộc đời.
- Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận được sâu sắc giá trị của hạnh phúc của chính mình và sống cuộc đời đầy ý nghĩa.
- Hạnh phúc không phải là những điều có sẵn, nó đến từ chính những hành động của mỗi con người (dẫn chứng)
- Hãy vun đắp hạnh phúc cho chính mình.
- Phê phán những kẻ ỷ lại, dựa dẫm trông chờ hạnh phúc mơ hồ viễn vông, thờ ơ với cuộc sống (dẫn chứng thực tế)
c. Bài học được rút ra: (0,5 điểm)
 - Trong cuộc đời ta sẽ gặp phải nhiều trở ngại hãy nỗ lực tìm tòi và vươn lên.
 - Con người phải biết dựa vào chính mình để sinh tồn hòa nhập để sáng tạo và phát triển
Câu 2: (2,5 điểm)
	+ Ý (a) (0,5 điểm)
	- Hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa được xuất hiện 10 lần trong bài thơ (không tính nhan đề bài thơ) 
	+ Ý (b) (2,0 điểm)
 1. Về hình thức: Đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát; văn viết có cảm xúc.
 2. Về nội dung: Cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
	- Trong bài thơ có hai hình ảnh nổi bật, gắn bó mật thiết, vừa tách bạch, vừa hòa lẫn gắn bó, tỏa sáng trong nhau, đó là hình ảnh bà và bếp lửa. à (0,25 đ)
	- Bà luôn hiện diện cùng bếp lửa à (0,2 đ); bên bếp lửa là dáng hình bà qua nắng mưa năm tháng à (0,2 đ)
	- Bà nhóm bếp lửa mỗi sáng, mỗi chiều và suốt cả cuộc đời, trong mọi cảnh ngộ (từ những ngày gian khó chiến tranh đến lúc bình yên) à (0,4 đ)
	- Bếp lửa là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc và tình yêu thương của bà dành cho cháu cùng những người thân à (0,3đ). Bếp lửa gắn với những khó khăn vất vả đời bà à (0,2đ)
	- Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chi chút dành cho con cháu và mọi người. à (0,2đ)
	* Hình ảnh "bếp lửa" và "bà" luôn sáng mãi, ấm mãi trong lòng đứa cháu nơi xa. à (0,25 đ).
Câu 3: (5,0 điểm)
A. Yêu cầu:
 a. Kỹ năng:
	- Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học.
	- Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm, lập luận chặt chẽ; đối chiếu, đưa dẫn chứng và phân tích một cách chọn lọc, hợp lí. 
	- Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
	- Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp,...
 b. Nội dung:
	Học sinh có thể có một số cách diễn đạt, phân tích khác nhau, nhưng trong bài làm cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
 1. – Những dòng thơ của Tố Hữu gợi liên tưởng đến lời tâm sự của Nguyễn Duy trong bài thơ “ánh trăng” 
	- Điểm đồng điệu giữa ý thơ của Tố Hữu và Nguyễn Duy: đều là những lời nhắc nhở về đạo lí ân nghĩa thuỷ chung.
	+ ở những dòng thơ của Tố Hữu: là lời nhắc nhở với những người cán bộ kháng chiến khi dời Việt Bắc về xuôi ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc. (Khi sự lãng quên quá khứ chưa xẩy ra)
	+ ở bài thơ “ánh trăng”: là lời tâm sự, tự bạch, tự thú với chính mình, với mọi người khi giật mình nhận ra bản thân đã từng có lúc lãng quên quá khứ khi được sống trong hoà bình (đã ba năm sau kháng chiến chống Mĩ) 
è Có lẽ từ chiến tranh sang hoà bình, từ gian khổ sang an lạc, có không ít người dễ lãng quên quá khứ, quên đi những người đã từng gắn bó, đùm bọc, sẻ chia,… với mình, thậm chí còn thầm lặng hi sinh không tính toán.
 2. Phân tích tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy qua bài “ánh trăng”:
	a/ Kỉ niệm trong quá khứ gắn với hình ảnh vầng trăng:
Những kỉ niệm từ thủa ấu thơ
Trăng gắn liền với những kỉ niệm thời chiến tranh gian khổ
à Trăng là biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, là biểu tượng của nghĩa tình, nguồn cội
è Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình
b/ Tâm sự về sự lãng quên “vầng trăng” trong hiện tại:
Lí do: sự thay đổi của hoàn cảnh sống …
Con người quên lãng vầng trăng, quên quá khứ
Người và trăng trở nên xa lạ, không còn là tri kỉ (cho dù trăng vẫn luôn tròn đầy tình nghĩa)
à Cuộc sống hiện đại với vật chất đủ đầy khiến con người dễ quên đi quá khứ gắn bó một thời
	c/ Niềm ân hận của tác giả và “tấm lòng” của “vầng trăng”:
	- Đó là sự ân hận, sám hối khi con người nhận ra sự bạc bẽo, vô tình của mình.
	- Tâm sự sâu kín của nhà thơ không dừng lại ở đó. Điều ông muốn nói là con người phải tự mình bước qua những lỗi lầm của mình, biết điều chỉnh, tự hoàn thiện bản thân
	- Vầng trăng ở đây không chỉ là quá khứ vẹn nguyên, là vẻ đẹp tự nhiên, vĩnh hằng, mà trăng còn là bạn, là nhân chứng nghĩa tình nhắc nhở con người, là biểu tượng cho những con người giản dị, trong sáng, tình nghĩa - đó là nhân dân, là đồng đội của người lính
	à Tấm lòng của “vầng trăng”, của nhân dân ta là vô cùng rộng lớn, luôn luôn bao dung và tha thứ… 
B. Tiêu chuẩn cho điểm:
	+ Đáp ứng những yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót nhỏ. à (4,5 - 5,0 điểm).
	+ Đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Biết cách liên hệ, đối chiếu và phân tích. Bố cục rõ ràng; diễn đạt tương đối lưu loát. Còn mắc một số lỗi về chính tả hoặc diễn đạt. à (3,25 – 4,25 điểm).
	+ Hiểu đề, biết cách đối chiếu, phân tích song chưa thật sự sâu sắc. Đôi chỗ diễn đạt còn lủng củng. à (2,0 – 3,0 điểm).
	+ Xây dựng hệ thống luận điểm phân tích thiếu mạch lạc, nghị luận sơ sài. Còn lúng túng trong cách diễn đạt. à (0,75 –1,75 điểm).
	+ Sai lạc cơ bản về nội dung/ phương pháp. à (0,5 điểm).

Lưu ý: 
	 § Giám khảo phát hiện và trân trọng những bài làm có thể chưa đủ ý theo biểu điểm nhưng nếu có tính sáng tạo, linh hoạt và giàu cảm xúc, có thể thảo luận để cho điểm tối đa.
§Tránh đếm ý cho điểm. Chỉ cho điểm tối đa mỗi ý nếu diễn đạt lưu loát, có câu văn hay, có cảm xúc chân thành. 
§ Chấp nhận các cách trình bày khác nhau kể cả không có trong hướng dẫn chấm miễn sao hợp lý và thuyết phục.
------------------HẾT --------------------

File đính kèm:

  • docDe Dap an thi HS gioi tinh Van 9 Vong 3 nam 20132014.doc
Đề thi liên quan