Đề thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi tháng 11 năm học: 2009 - 2010 môn: ngữ văn Trường THCS Phạm Công Bình

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi tháng 11 năm học: 2009 - 2010 môn: ngữ văn Trường THCS Phạm Công Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS
Phạm Công Bình
Đề thi khảo sát đội tuyển HSG tháng 11
Năm học: 2009 - 2010
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1:
	Cảm nhận của em như thế nào qua lời nhận xét “ Chiếc lá cuối cùng trong văn bản “ Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác vì giá trị nhân sinh rất cao”.

Câu 2:
	Trong văn học hiện đại nước ta, có không ít các nhà văn đã thể hiện thành công việc miêu tả tình mẫu tử, nhưng có lẽ chưa có nhà văn nào đã diễn tả tình mẹ con một cách chân thật và sâu sắc thấm thía như dưới ngòi bút Nguyên Hồng. Đằng sau những dòng chữ, những câu văn là những “rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại”(Thạch Lam). 	Qua trích đoạn "Trong lòng mẹ" ( Trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Hết
























Đáp án và thang điểm đề thi KS HSG
Môn: Ngữ Văn 8
Câu 1: (3 điểm)

- Cảm nhận lời nhận xét như sau:
+ Chiếc lá cuối cùng góp phần cứu sống một mạng người, đẩy lùi bệnh tật.
+ Nó được hoàn thành trong đêm giá rét, tuyết rơi.
+ Cứu một người nhưng lại cướp đi một người khác-người sinh ra nó.
+ Vẽ bằng tình thương yêu, hi sinh của Bơ-men.
Câu 2: (7 điểm)

a. Mở bài: (0,5 điểm)Cần xác định đúng nội dung bài viết : Lời nhận định của nhà văn Thạch Lam : Lòng yêu thương vô hạn của chú bé Hồng đối với mẹ:b. Thân bài: Cần khai triển được các ý sau:
* Trong lòng chú bé Hồng luôn mang hình ảnh của người mẹ có “vẻ mặt rầu rầu và hiền từ”. Mặc dù mẹ chú đã bỏ nhà đi giữa sự khinh miệt của đám họ hàng cay nghiệt, mặc dù non một năm mẹ không gửi cho chú một lá thư hay đồng quà tấm bánh, chú vẫn đầy lòng yêu thương và kính trọng mẹ. Với Hồng, mẹ hoàn toàn vô tội. (1điểm)* Trước những lời lẽ thâm độc của bà cô, Hồng không mảy may giao động “Không đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến..”. Khi bà cô đưa ra hai tiếng em bé để chú thạt đau đớn nhục nhã vì mẹ , thì chú bé đầm đìa nước mắt , nhưng không phải chú đau đớn vì mẹ làm điều xấu xa mà vì “tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm …” .Hồng chẳng những không kết án mẹ , không hề xấu hổ trước việc mẹ làm mà trái lại Hồng thương mẹ sao lại tự đọa đầy mình như thế! Tình yêu thương mẹ của Hồng đã vượt qua những thành kiến cổ hủ. Ngay từ tuổi thơ, bằng trải nghiệm cay đắng của bản thân, Nguyên Hồng đã thấm thía tính chất vô lí tàn ác của những thành kiến hủ lậu đó “ Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi…”Thật là hồn nhiên trẻ thơ mà cũng thật mãnh lịêt lớn lao! Sự căm ghét dữ dội ấy chính là biểu hiện đầy đủ của lòng yêu thương dào dạt đối với mẹ của Hồng. (1.5điểm)* Cảnh chú bé Hồng gặp lại mẹ và cảm giác vui sướng thấm thía tột cùng của chú khi lại được trở vè trong lòng mẹ: ở đoạn văn này tình yêu thương mẹ của chú bé khồn phải chỉ là những ý nhĩ tỉnh táo mà là một cảm xúc lớn lao, mãnh liệt dâng trào, một cảm giác hạnh phúc tuyệt vời đã xâm chiếm toàn bộ cơ thể và tâm hồn chú bé.Thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình , chú bé cuống quýt đuổi theo gọi bối rối : “Mợ ơi! …”. Nếu người quay lại không phait là mẹ thì thật là một điều tủi cực cho chú bé “Khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Nỗi khắc khoải mong mẹ tới cháy ruột của chú bé đã được thể hiện thật thấm thía xúc động bằng hình ảnh so sánh đó.Chú bé “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi”, và khi trèo lên xe, chú “ríu cả chân lại” Biết bao hồi hộp sung sướng và đau khổ toát lên từ những cử chỉ cuồng quýt ấy. Và khi được mẹ kéo tay, xoa đầu hỏi thì chú lại “òa lên khóc và cứ thế nức nở”. Dường như bao nhiêu đau khổ dồn nén không được giải tỏa suốt thời gian xa mẹ đằng đẵng, lúc này bỗng vỡ òa… (1.5 điểm)* Dưới cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con mong mẹ , mẹ chú hiện ra xiết bao thân yêu, đẹp tươi “với đôi mắt trong và nước da mịn , làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Chú bé cảm thấy ngây ngất sung sướng tận hưởng khi được sà vào lòng mẹ, cảm giác mà chú đã mất từ lâu “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”. Chú bé còn cảm nhận thấm thía hơi mẹ vô cùng thân thiết với chú “Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”Từ cảm giác đê mê sung sướng của chú bé khi nằm trong lòng mẹ, nhà văn nêu lên một nhận xét khái quát đầy xúc động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời: “ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Dường như mọi giác quan của chú bé như thức dậy và mở ra để cảm nhận tận cùng những cảm giác rạo rực , êm dịu khi ở trong lòng mẹ. Chú không nhớ mẹ đã hỏi gì và chú đã trả lời những gì. Câu nói ác ý của bà cô hôm nào đã hoàn toàn bị chìm đi. (2 điểm)
c. Kết bài: (0.5 điểm)
	Khẳng định một lần nữa về ý nghĩa lời nhận xét của nhà văn Thạch Lam. Tình cảm sâu sắc của Nguyên Hồng dành cho mẹ.

File đính kèm:

  • docKSHSG thang 11.doc