Đề thi khảo sát giữa kì 1– môn: ngữ văn 9 năm học: 2013 – 2014 thời gian: 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát giữa kì 1– môn: ngữ văn 9 năm học: 2013 – 2014 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS HOÀN KIẾM
Họ và tên: ..........................................
Lớp: ..............
ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ I – MÔN: NGỮ VĂN 9
Năm học: 2013 – 2014
Thời gian: 90 phút

ĐỀ BÀI:

Phần I (6 điểm) : Cho câu thơ: Thình lình đèn điện tắt...
 1. Câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
 2. Chép bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Cho biết nội dung của đoạn thơ? 
 3. Bằng đoạn văn tổng-phân-hợp khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ. Trong đoạn có sử dụng phép thế và một câu phủ định. (Gạch chân và chú thích rõ).

Phần II (4 điểm): Cho đoạn văn sau:
 “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước ... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa? ...” (Làng – Kim Lân)
1. Nhân vật có tâm trạng được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là điều gì? Vì sao nhân vật lại có tâm trạng đó?
Bằng đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu em hãy phân tích đoạn trích trên để thấy rõ tâm trạng của nhân vật.
Kể tên hai tác phẩm văn xuôi Việt Nam khác mà em đã được học cũng viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả.


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ I NGỮ VĂN 9

Phần I (6 điểm) : 
 1. Câu thơ trên trích trong tác phẩm “Ánh trăng” (0,25 điểm)
- Nêu hiểu biết về tác giả (0,5 điểm): + Nguyễn Duy (1948), quê: Thanh Hóa.
+ Thuộc thế hệ nhà thơ quân đội, trưởng thành trước cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Sau chiến tranh: Say sưa con đường thơ của mình.
+ Thơ: giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư.
+ Các giải thưởng: Giải nhất thơ tuần báo “Văn nghệ”(1973), giải A về thơ của hội nhà văn Việt Nam (1985).
- Hoàn cảnh sáng tác (0,5 điểm): Viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh (ba năm sau ngày kết thúc chiến tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước).
 2. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo (1 điểm): “Thình lình đèn điện tắt ... là rừng”. Học sinh chép sai một lỗi hoặc thiếu một từ trừ 0,25 điểm cho đến hết.
 - Nội dung của đoạn thơ (0,25 điểm): Tình huống bất ngờ gặp lại vầng trăng và niềm xúc động mãnh liệt của nhà thơ. 
 3. (3,5 điểm) * Đoạn văn tổng- phân –hợp
- Phần mở đoạn đạt yêu cầu. (0,5 điểm)
- Phần thân đoạn: gồm khoảng 10 câu với ý chính: Những suy ngẫm sâu sắc và triết lí nhân sinh của nhà thơ qua hình tượng trăng.
+ Trăng trở thành biểu tượng cho sự bất biến, vĩnh hằng không thay đổi dù cho con người đổi thay. (0,5 điểm)
+ Nghệ thuật nhân hóa: gợi cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung độ lượng. (0,5 điểm)
+ Cái giật mình của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng -> suy nghĩ trăn trở... dòng thơ dồn nén tâm sự. (0,5 điểm)
+ Nhắc nhở về lẽ sống ân, nghĩa thủy chung. (0,5 điểm)
- Phần kết đoạn: Đạt yêu cầu của đoạn văn tổng – phân – hợp (0,5 điểm)
- Có sử dụng phép thế (gạch chân, chú thích) (0,25 điểm)
- Có sử dụng câu phủ định (gạch chân, chú thích) (0,25 điểm)
* Phần thân đoạn chưa thật đủ ý, chưa làm rõ ý khái quát của khổ thơ (1,5 điểm)
* Chỉ nêu được ½ số ý , bố cục chưa chặt chẽ, chưa làm rõ ý khái quát, còn mắc một số lỗi câu, lỗi chính tả. (1 điểm)
* Chưa thể hiện được phần lớn số ý, hoặc sai lệch về nội dung, diễn đạt kém... (0,5 điểm)
* Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ (0,5 điểm)
Phần II (4 điểm): 
1. (1 điểm): - Tâm trạng : Ông Hai (0,25 điểm)
- “Cái cơ sự này”: Cái tin làng chợ Dầu theo giặc (0,25 điểm)
- Nhân vật có tâm trạng đó: Ông Hai rất yêu làng, luôn “khoe” và tự hào về làng quê của mình, lại bị nhận được tin làng mình đã theo giặc ngay tại nơi tản cư. (0,5 điểm)
2. (2,5 điểm)
* Đoạn văn quy nạp.
- Phần thân đoạn: gồm khoảng 8 câu với ý chính: Tâm trạng băn khoăn, day dứt, dằn vặt, đau khổ ... không nguôi của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. (Hàng loạt câu nghi vấn , câu cảm thán được sử dụng...) (2 điểm)
 - Phần kết đoạn: Đạt yêu cầu của đoạn văn quy nạp (0,5 điểm)
* Phần thân đoạn chưa thật đủ ý, chưa làm rõ ý khái quát. (1,5 điểm)
* Chỉ nêu được ½ số ý , bố cục chưa chặt chẽ, chưa làm rõ ý khái quát, còn mắc một số lỗi câu, lỗi chính tả. (1 điểm)
* Chưa thể hiện được phần lớn số ý, hoặc sai lệch về nội dung, diễn đạt kém... (0,5 điểm)
* Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ (0,5 điểm)
3. Kể tên đúng hai tác phẩm và ghi rõ tên tác giả (0,5 điểm)

File đính kèm:

  • docDe thi khao sat giua ki Van 9.doc