Đề thi khảo sát học đợt 4 năm học 2012 - 2013

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát học đợt 4 năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®Ò thi KHẢO SÁT HỌC ĐỢT 4 NĂM HỌC 2012 - 2013
M«n: NGỮ VĂN 7
(Thêi gian lµm bµi: 90 phót)

Phần I: Trắc nghiệm: (2điểm) Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng:
Câu 1: Tục ngữ là thể loại của bộ phận văn học nào?
A: Văn học dân gian 	C. Văn học viết
B: Văn học trung đại 	D. Văn học hiện đại
Câu 2: Chọn đáp án đúng điền vào dấu ba chấm trong câu sau: Nhất canh trì, nhị canh…, tam canh điền?
A: Nông 	C. Tác
B: Viên 	D. Lâm
Câu 3: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
 	A. Tự sự	C. Biểu cảm
 	B. Miêu tả	D. Nghị luận
Câu 4: Trong bài:“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta ở lĩnh vực nào?
A: Trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. 	C: Trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
B: Trong sự nghiệp xây dựng đất nước.	 D: Cả A và B
Câu 5: Em hiểu như thế nào về "nồng nàn yêu nước"?
 A. Là tình yêu nước bình thường.	 B. Là tình yêu nước luôn sẵn có
 C. Là tình yêu nước mãnh liệt, sôi nổi, chân thành.
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?
A: Hoài Thanh viết “ Thi nhân Việt Nam” năm 1942. B:“Thi nhân Việt Nam” được Hoài Thanh viết năm 1942
C: Hoài Thanh viết “Ý nghĩa văn chương” từ những năm đầu thế kỉ XX.
D: Nhà nước tặng Hoài Thanh giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và nghệ thuật năm 2000.
Câu7: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
A. Tấc đất, tấc vàng. 	C. Bạn học bài chưa?	
B. Trăng lên. 	D. Tiếng sáo diều!	 
Câu 8: Mục đích của văn nghị luận là gì?
A: Nhằm kể lại đầy đủ một câu chuyện nào đó. 	B: Nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
C: Nhằm tái hiện sự vật, sự việc, con người và cảnh vật một cách sinh động.
D: Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó. 
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1: Giải thích câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 2: “Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp”.
Dựa vào văn bản “ Đức tính giản dị của Bác” ( Phạm Văn Đồng), em hãy chứng minh nhận định trên là đúng.


File đính kèm:

  • docDE KS LAN 4.doc
Đề thi liên quan