Đề thi khảo sát học kì I Môn: sinh học 6 thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát học kì I Môn: sinh học 6 thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I 
MÔN: SINH HỌC 6
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm:( 2 điểm )
Khoanh tròn vào đầu chữ cái (A, B, C .......) trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân, lá nhờ:
	A. Mạch rây	 C. Vỏ rễ
	B. Mạch gỗ D. Cả a, b đều đúng.
Câu 2. Trong quá trình quang hợp lá cây nhả ra:
	A. Khí O2.	 C. Nước
 B. Khí CO2 D. Cả a, b, c đúng.	
Câu 3. Trong quá trình hô hấp, cây nhả ra:
 A. Khí O2.	 C. Hơi nước	
 B. Khí CO2	 D. Cả b, c đúng.
Câu 4. Lá của cây xương rồng biến thành gai là để:
	A. Bảo vệ	 C. Quang hợp
	B. Chống thoát hơi nước	 D. Tất cả đều sai
Câu 5. Đặc điểm của lá đơn:
 A. Có cuống phân thành nhiều cuống con. 
 B. Lá chết rụng trước, cuống chính rụng sau 
 C. Cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang 1 phiến, cuống và phiến rụng cùng lúc.
 D. Cả A, B và C 
Câu 6. Có những kiểu xếp lá trên thân, cành: 
 A. Lá mọc cách	 C. Lá mọc vòng
 B. Lá mọc đối D. Cả A, B và C
Câu 7. Nhóm cây nào sau đây đều gồm các cây có lá kép ?
 A. Cây hoa hồng, cây dừa, cây phượng
 B. Cây mít, cây xoài, cây sứ.
 C. Mồng tơi , cây ớt , cây nhãn
 D. Cây ổi, cây lựu, cây ngọc lan
Câu 8. Nhóm cây nào sau đây đều gồm các cây có gân lá song song.
 A. Cây rau má, cây bằng lăng, cây bàng
 B. Cây me, sen, muống
 C. Cây lúa, tre, ngô, dừa
 D. Cây mồng tơi, cây hồng, cây lúa
II. Phần tự luận: (8điểm)
Câu 1: (2điểm) Thế nào là sinh sản sinh dưỡng do tự nhiên? Cho ví dụ?
Câu 2: (2điểm) Nêu khái niệm về quang hợp? Em có những hoạt động gì để góp phần bảo vệ môi trường sống?
Câu 3: (3điểm) Nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính của hoa?
Câu 4: (1điểm) Có những loại lá biến dạng phổ biến nào? Ví dụ?
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ I
MÔN: SINH HỌC 6
I.Phần trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi câu đúng: 0, 25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ/án
B
A
B
B
C
D
A
C
II.Phần tự luận (8 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm 
Câu1
2điểm
- Là hiện tượng tạo thành cây mới trong điều kiện đất ẩm từ các phần của cơ quan sinh dưỡng (rễr, thân, lá) gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- Ví dụ: cây lá bỏng, củ khoai lang, củ dong ta, để nơi ẩm sẽ nảy mầm cho cây mới
1.0
1.0
Câu2
(2điểm)
- Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cácbonic và năng lượng ánh sánh mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ô xi.
- Em trồng thêm nhiều cây xanh để góp phần cho trồng cây gây rừng, chăm sóc và bảo vệ cây: không bẻ cành, hái lá, không đu, trèo, làm gãy hoặc bóc vỏ cây.
1.0
1.0
Câu3
(3điểm)
Hoa gồm các bộ phận: đài, tràng, nhị, nhuỵ.
Đặc điểm:
+ Nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn (chứa hạt phấn).
+ Nhuỵ gồm: đầu, vòi, bầu nhuỵ, noãn trong bầu nhuỵ.
Chức năng:
- Đài tràng có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong.
- Nhị, nhuỵ có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống.
- Nhị: có nhiều hạt phấn mang tế bào bào sinh dục đực.
- Nhuỵ: có bầu chứa lá noãn mang tế bào sinh dục cái.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0.5
Câu4
(1điểm)
Lá biến thành gai (cây xương rồngc); tua cuốn (đậu Hà Lan); tay móc (cây mâyc); Lá vẩy ( dong ta); lá dự trữ (củ hànhc); lá bắt mồi (bèo đátb, nắp ấm)
1.0
Tổng
8.0

File đính kèm:

  • docSinh 6_KS_HKI_16.doc