Đề thi khảo sát học sinh giỏi lớp 8 năm học 2011 – 2012 Môn thi : Ngữ Văn 8

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2852 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát học sinh giỏi lớp 8 năm học 2011 – 2012 Môn thi : Ngữ Văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN THI : NGỮ VĂN 8
( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (3.0đ)
Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
 “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
 Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
 Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới ? ”
(Trích: Tác phẩm “Nhớ rừng” – Thế Lữ)
Câu 2: (7đ)“ Đọc sách là một công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về cuộc sống”, hãy trình bày suy nghĩ của em về lời nhận xét trên.
Câu 3: ( 10đ)Trong bài đề từ trên trang bìa tập “Nhật kí trong tù” - Hồ Chí Minh, có hai câu thơ:
“Thân thể ở trong lao
 Tinh thần ở ngoài lao”
 Em hãy phân tích bài thơ “Ngắm trăng” trích trong “Nhật kí trong tù” để làm sáng tỏ ý chính của hai câu thơ trên.

 ---------------------------Hết-------------------------








PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN THI : NGỮ VĂN 8
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
( 3đ)
 Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ:
 + Ẩn dụ: “ đêm vàng” là những đêm trăng sáng, những đêm tự do trong quá khứ của con hổ.
 + Phân tích: Ánh trăng sáng bao trùm khắp không gian, thấm đẫm lên những cành cây, kẽ lá…gợi một khung cảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng và huyền ảo. Đó cũng là những đêm tự do trong quá khứ của con hổ, con hổ làm chủ không gian rộng lớn bao la.
 + Điệp từ “ta” : nhấn mạnh và khẳng định vị thế và uy quyền ngự trị tuyệt đối của con hổ.
 + Câu hỏi tu từ “ Nào đâu…”, “ Đâu những…” khẳng định những quá khứ đẹp đẽ, vị thế và sự oai hùng không còn nữa và càng xoáy sâu vào nỗi đau đớn, nuối tiếc khôn nguôi của con hổ khi nghĩ về quá khứ.


1,0




1.0

1.0


Câu 2
( 7.0đ)
+ Về kĩ năng: Học sinh biết viết viết văn nghị luận đúng chủ đề, hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu, thuyết phục được người đọc. Biết thực hiện kết hợp các thao tác nghị luận như: phân tích, tổng hợp, so sánh, giải thích, chứng minh, nhận xét, đánh giá…
+ Về nội dung: Học sinh có thể triển khai theo cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
- Vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách: Sách kết tinh học vấn, trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại. Sách là kho kiến thức vô cùng rộng lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Sách ghi chép và truyền đạt cho con người những hiểu biết mà con người cần tìm hiểu.
- Sự cần thiết, bổ ích của việc đọc sách: Con người muốn nâng cao học vấn, hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống thì việc cần thiết là phải đọc sách. Đọc sách là thừa hưởng những giá trị quý báu của nhân loại. Có niều loại sách cho người đọc lựa chọn như sách giải trí giúp con người thư giãn; sách chuyên môn giúp con người nghiên cứu, tìm hiểu đê nâng cao vốn hiểu biết trong nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lý, khoa học kĩ thuật, y học……
- Liên hệ so sánh tầm quan trọng của việc đọc sách đối với bản thân. 
1.0



2.0


2.0


2.0
Câu 3
( 10đ)
 * Yêu cầu chung:
 +Kiểu bài: Phân tích tác phẩm kết hợp với chứng minh
 +Nội dung: Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” để thấy được mặc dù bị giam cầm về thể xác nhưng song sắt nhà tù không thể giam hãm được tinh thần của người tù- người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh.
 *Yêu cầu cụ thể:
A-Mở bài
 -Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh và tập thơ “Nhật kí trong tù”
 -Một trong những vẻ đẹp về nội dung của tập nhật kí đồng thời cũng là vẻ đẹp của con người Hồ Chí Minh là sự vượt ngục về tinh thần, điều đó thể hiện rõ ngay từ lời đề từ mở đầu tập nhật kí (Trích dẫn 2 câu thơ trong bài đề từ) và được thể hiện cụ thể, sinh động trong bài thơ “Ngắm trăng”.
B-Thân bài 
 1-Giải thích nội dung ý nghĩa hai câu thơ trong bài đề từ tập nhật kí trong tù 
 Là lời khẳng đinh mặc dù bị giam hãm trong tù ngục nhưng song sắt nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không giam hãm được tinh thần của người tù- người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh
 2- Chứng minh nội dung ý thơ qua bài thơ “Ngắm trăng” 
 Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện rõ nhất cho lời khẳng định “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao” 
*Hai câu đầu: 
 +Hoàn cảnh ngắm trăng của người tù hết sức đặc biệt: mất tự do về thân thể (trong tù), thiếu “rượu”, “hoa” những thứ không thể thiếu khi thưởng nguyệt của các thi nhân xưa. Điệp ngữ “không” khẳng định sự thiếu thốn trong cảnh ngục tù đày. 
 +Tuy nhiên, trước đêm trăng đẹp tâm hồn thi sĩ đã bối rối, xúc động, xốn xang. Học sinh cần phân tích câu thơ phiên âm để thấy được tâm trạng cảm xúc của Bác: Câu hỏi tu từ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà” biểu hiện tâm trạng của Bác trước cảnh đẹp đêm trăng.
*Hai câu cuối 
 +Vượt lên trên cảnh ngộ, những thiếu thốn của chốn lao tù, Bác mở rộng hồn mình để cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng. Biện pháp đối ngữ (nhân- minh nguyệt, nguyệt- thi gia) , nghệ thuật nhân hóa, cách sử dụng từ “khán” thay cho “vọng” ở nhan đề thể hiện mối quan hệ bạn bè tri âm, tri kỉ giữa trăng với người tù. 
 +Sự giao hòa giữa Bác với vầng trăng biểu thị tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, sự tự do nội tại cao độ, khát vọng tự do, là cuộc vượt ngục bằng tinh thần của Bác. 
 +Mở đầu bài thơ là hình ảnh người tù nhưng kết thúc bài thơ chỉ có hình ảnh “thi gia”, kẻ thù chỉ có thể giam cầm thân thể Bác chứ không giam hãm được tâm hồn Bác đúng như Bác đã từng viết “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao” 
 3- Đánh giá: Ngắm trăng là thi phẩm đặc sắc trong “ Nhật kí trong tù”. Với người tù Hồ Chí Minh, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp cao quý, thanh bình. “Ngắm trăng” cho ta hiểu sâu hơn về tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung tự tại của Hồ Chí Minh ngay cả trong ngục tù tăm tối. Song sắt nhà tù trở nên vô nghĩa. Nhà tù có thể giam cầm Hồ Chí Minh về thể xác nhưng không thể nào giam hãm tinh thần tự do của Bác. Giữa Bác và trăng luôn có mối quan hệ gần gũi, tri âm, tri kỉ.
C-Kết bài 
 Bài thơ “Ngắm trăng” thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, bản lĩnh, ý chí, nghị lực của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lao tù, đó là biểu hiện của “chất thép” sáng ngời trong thơ của Bác cũng như trong tập nhật kí trong tù.
Lưu ý: -Học sinh có thể trình bày sắp xếp theo những cách khác nhau, miễn là đủ ý, hệ thống và chặt chẽ. Biểu điểm trên đây đã ghi điểm tối đa cho mỗi ý. Nếu học sinh chưa đáp ứng được những yêu cầu về kĩ năng làm bài thì không thể đạt điểm tối đa. Bên cạnh yêu cầu kiến thức còn yêu cầu về kĩ năng viết văn nghị luận của học sinh.
- Bài viết mắc từ 5-10 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt trừ 0.25 đ; trên 10 lỗi trừ 0.5đ.





1.0



1.0


0.5

1.0

1.5


1.0

1.0

1.0

1.0



1.0

File đính kèm:

  • docDe 2 HSG Ngu Van 8 2011-2012 -PGD.doc