Đề thi khảo sát học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh Học

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỲ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn thi: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề có 07 câu in trên 01 trang)
Câu 1: (1,5 điểm) Không có cây xanh thì không có sự sống trên Trái Đất, điều đó đúng không? Tại sao?
Câu 2: (2,5 điểm) Vì sao thú thích nghi dễ dàng với môi trường sống và chúng trở nên đa dạng, phong phú như ngày nay? 
Câu 3: (3,5 điểm) Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non và các men tiêu hóa giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
Câu 4: (3,5 điểm) 
a. Phép lai phân tích là gì? Mục đích của phép lai phân tích?
b. Nếu không sử dụng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiệm lai nào để xác định một cơ thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp hay thể dị hợp được không? Cho ví dụ minh hoạ.
.
Câu 5: (2 điểm) 
a. Sự di truyền nhóm máu A; B; AB và O ở người do 3 gen sau chi phối: IA; IB; IO. Hãy viết các kiểu gen quy định sự di truyền các nhóm máu trên.
b. Người ta nói: Bệnh Đao là bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ, còn bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh ít biểu hiện ở nữ, thường biểu hiện ở nam. Vì sao?
Câu 6: (3 điểm) 
Ở cà chua: gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ, gen b quy định quả vàng; các gen này di truyền phân ly độc lập với nhau.
a. Làm thế nào để xác định được cây cà chua thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử hay dị hợp tử về 2 cặp gen? Trình bày phép lai đó bằng sơ đồ lai?.
b. Cho lai 2 dòng thuần chủng cà chua thân cao, quả đỏ với thân thấp, quả vàng.Tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình thu được ở F2 là bao nhiêu?
c. Những loại kiểu hình nào ở F2 được gọi là biến dị tổ hợp? ý nghĩa của loại biến dị này?
Câu 7: (4 điểm) Nêu các hoạt động của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân và giảm phân. Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân và giảm phân ?
---Hết---
KỲ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
MÔN SINH HỌC
(Đáp án có 03 rang)
Câu 1: (1,5 điểm) 
Nội dung
Điểm
- Không có cây xanh thì không có sự sống trên trái đất, điều đó là đúng.
0,5
- Vì:
+ Mọi sinh vật trên Trái Đất hô hấp đều cần khí oxi do cây xanh thải ra trong quá trình quang hợp.
0,5
+ Con Người và hầu hết các loài động vật trên Trái Đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ do cây xanh tạo ra.
0,5
Câu 2: (2,5điểm) Thú dễ thích nghi môi trường sống vì:
Nội dung
Điểm
- Thú là động vật hằng nhiệt, thân nhiệt không lệ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
0,5
- Hệ thần kinh có tổ chức cao.
Có thể hình thành hoặc xóa bỏ mau lẹ những tập tính tiếp thu được sao cho thích hợp với sự thay đổi của môi trường sống.
0,5
0,5
- Thai sinh và nuôi con bằng sữa bảo đảm tốt cho sự phát triển của phôi, tăng sức sống của thú non. 
0,5
Do đó, thú thích nghi và đa dạng với điều kiện sống khác nhau, làm cho thú phân bố rộng khắp trên Trái Đất.
0,5
Câu 3: (3,5 điểm) Cấu tạo ruột non và men tiêu hóa
Nội dung
Điểm
- Ruột non rất dài từ 2,8 m đến 3 m với tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non đạt tới 400-500 m2
0,5
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm diện tích bề mặt bên trong tăng gấp 600 lần so với diện tích bề mặt bên ngoài.
0,5
- Ruột non có mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột.
0,5
- Lớp cơ vòng và cơ dọc ở thành ruột non co bóp làm thức ăn được vận chuyển, giúp sự tiêu hóa xảy ra ở suốt dọc ống ruột (tiêu hóa ngoại bào).
0,5
- Tế bào niêm mạc ruột có khả năng “bắt giữ” các phần tử nhỏ của thức ăn và tiến hành tiêu hóa trong tế bào (tiêu hóa nội bào)
0,5
- Trong ruột non có mặt các dịch tiêu hóa như: dịch tụy (do tuyến tụy tiết ra), dịch mật (do gan tiết ra), có ống dẫn đổ vào tá tràng (là đoạn đầu của ruột), dịch ruột (do tuyến ruột tiết ra)
Trong dịch mật còn có các muối mật và muối kiềm cùng tham gia tiêu hóa thức ăn.
0,5
Ngoài ra trong ruột non còn có các enzim xút tác phân cắt các loại phân tử của thức ăn
0,5
Câu 4: (3,5 điểm)
Nội dung
Điểm
a. Phép lai phân tích là :
Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
0,5
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.
0,5
+ Nếu kết quả phép lai phân tích theo tỉ lệ 1 : 1 thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
0,5
Mục đích của phép lai phân tích:
- Xác định được kiểu gen của cơ thể đem lai. 
0,25
- Kiểm tra được độ thuần chủng của giống.
0,25
b. Không dùng phép lai phân tích, có thể xác định được một cơ thể có kiểu hình trội là ở thể đồng hợp hay dị hợp bằng cách cho cơ thể đó tự thụ phấn:
0,5
- Nếu kết quả thu được là đồng tính thì cơ thể đem lai là đồng hợp. 
(SĐL: AA x AA)
0,5
- Nếu kết quả thu được là phân tính theo tỉ lệ là 3:1 thì cơ thể đem lai là dị hợp. 
(SĐL: Aa x Aa )
0,5
Câu 5: (2 điểm)
Nội dung
Điểm
Sự di truyền nhóm máu:
- Nhóm máu A: 	IA IA; IAIO
0,25
- Nhóm máu B: 	IB IB; IBIO.
0,25
- Nhóm máu AB: 	IA IB.
0,25
- Nhóm máu O: 	IO IO.
0,25
Người ta nói:
- Bệnh Đao là bệnh có thể xẩy ra ở cả nam và nữ, vì bệnh do đột biến có ba NST 21
0,5
- Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính Y.
0,5
Câu 6: (3điểm) 
Nội dung
Điểm
a. Sử dụng phép lai phân tích
0,25
- Sơ đồ lai 
 + P : aaBb x aabb –
 Fa có tỉ lệ phân li KH: 1 : 1 : 1 : 1
0,25
 KL : Cây thân cao, quả đỏ có KG dị hợp về 2 cặp gen.
0,25
 + P : aaBB x aabb 
 Fa có KH đồng nhất 100% cây thân cao, quả đỏ
0,25
 KL : Cây thân cao, quả đỏ có KG đồng hợp về 2 cặp gen
0,25
b. Sơ đồ lai từ P --> F2
 PT/C: AABB (Cao, đỏ ) x aabb (thấp, vàng )
0,25
 GP : AB ab
 F1 : AaBb ( 100% Cao, đỏ )
 GF1: AB, Ab, aB, ab
0,25
 F2 : - Tỉ lệ KG : ( 1 : 2 : 1 )2 .
0,25
 - Tỉ lệ KH : 9 A-B-: Cao, đỏ 
 3 A-bb: Cao, vàng
 3 bbA- : Thấp, đỏ
 1 aabb : Thấp, vàng
0,5
c. - Có hai loại biến dị tổ hợp là cao,vàng và thấp , đỏ 
0,25
 - ý nghĩa: Là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với tiến hoá và chọn giống
0,25
Câu 7: (4điểm) 
Nội dung
Điểm
A. Hoạt động của NST trong nguyên phân:
Trong nguyên phân, NST có những hoạt động sau:
- Hoạt động tự nhân đôi
0,25
- Hoạt động xoắn
- Hoạt động xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi tơ vô sắc
0,25
- Hoạt động phân li về hai cực của tế bào
0,25
- Hoạt động tháo xoắn
0,25
B. Hoạt động của NST trong giảm phân:
- Hoạt động tư nhân đôi
0,25
- Hoạt động xoắn
- Hoạt động tiếp hợp và trao đổi chéo.
0,25
- Hoạt động xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi tơ vô sắc
0,25
- Hoạt động phân li về hai cực của tế bào
0,25
- Hoạt động tháo xoắn
C. Ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân:
- Trong nguyên phân: Sự nhân đôi và sự phân li đồng đều của các NST cho các tế bào con là cơ chế để duy trì sự ổn định của bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào của cơ thể và qua các thế hệ cá thể của loài sinh sản vô tính
0,5
- Nguyên phân là cơ chế hình thành cơ thể mới từ hợp tử, đồng thời là cơ chế tái sinh các tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể sinh vật, đảm bảo cho sự sinh trưởng của cơ thể
0,5
D. Ý nghĩa sinh học của quá trình giảm phân:
- Giảm phân là cơ chế hình thành giáo tử với bộ NST đơn bội (n) từ đó tạo cơ sở cho việc ổn định bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài sau khi thụ tinh.
0,5
- Nhờ sự phân li độc lập và sự tổ hợp tự do của NST có nguồn gốc từ bố hay mẹ trong từng cặp NST đồng dạng, sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST xảy ra ở kỳ trước giảm phân I đã làm tăng biến dị tổ hợp ở thế hệ con, tạo thêm sự đa dạng cho sinh vật.
0,5
---Hết---

File đính kèm:

  • docDe thi khao sat hoc sinh gioiSINH 9.doc
Đề thi liên quan