Đề thi khảo sát học sinh giỏi năm học2007- 2008 môn tiếng việt lớp 5 ( vòng 1) (thời gian làm bài 60 phút)

doc7 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát học sinh giỏi năm học2007- 2008 môn tiếng việt lớp 5 ( vòng 1) (thời gian làm bài 60 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học A xuân ninh	 Đề thi khảo sát h/s giỏi năm học2007- 2008
	 Môn tiếng việt lớp 5( vòng 1) 
	 (Thời gian làm bài 60 phút)
Họ và tên học sinh:....................................................Chữ kí giám thị số 1:........................
Số báo danh:..............................................................Chữ kí giám thị số 2:........................
Đề thi gồm 02 trang, học sinh không phải chép đề bài vào tờ giáy thi
 I. Phần trắc nghiệm:(6 điểm)
Hãy đọc thàm đoạn văn sau, chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây và ghi chữ cái đứng trước câu trả lời đó vào bài thi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục , sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh...Con luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp dưới cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến thành màu xanh lá ngái...
 Đoàn giỏi
 Trích lược “ Đất rừng phương nam”
Đoạn văn trên giới thiệu mấy loài vật có trong rừng phương nam?
Ba loài
Bốn loài
Năm loài 
Sự biến đổi sắc màu của các con kì nhông cho ta thấy điều gì?
Vẻ đẹp của kì nhông.
Kì nhông có nhiều loại. 
Nét độc đáo của kì nhông ở rừng phương Nam.
Có mấy loại cây được tác giả nói tới trong đoạn văn?
Một loại .
Hai loại.
Ba loại.
khi miêu tả cây ở rừng phương Nam tác giả đã tập trung chú ý đến:
Màu sắc.
Hương thơm.
Màu sắc và hương thơm.
Những con kì nhông được tác giả miêu tả vứi những nét tiêu biểu nào?
Hình dáng.
Các hoạt động.
Kết hợp hình dáng và hoạt động.
Để có được cảm nhậnvề đất phương Nam tác giả đã;
Nhìn, ngửi, nếm .
Nghe, nhìn.
Nhìn, nghe, ngửi.
II . Phần tự luận: (14 điểm).
Câu 1: ( 4 điểm).
“ Tiếng dừa làm dịu nắng mưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”
 ( Trích: Cây dừa- Trần Đăng Khoa).
Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật miêu tả được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên? Với cách miêu tả đó giúp em cảm nhận như thế nào về cây dừa.
Câu 2:(10 diểm)
 Bác Hồ kính yêu luôn sống trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Hình ảnh của Người luôn được hiện lên trong mỗi giấc mơ, trong mỗi bản nhạc và khi em tới trường. Hình ảnh và những lời nói gần gũi đầy tình yêu thương của Người: “ Tôi nói đồng bào nghe rõ không!” tại Quảng trường Ba Đình lịch sử đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất. Bằng trí tưởng tượng phong phú và những hiểu biết của em về Bác, em hãy tả lại Bác Hồ kính yêu trong ngày lễ hội trọng đại ấy.
.
..
..
..
.
Trường tiểu học a xuân ninh
Đề thi học sinh giỏi môn tiếng việt lớp 5
Năm học 2007- 2008
( Thời gian làm bài 60 phút)
Phần trắc nghiệm ( 6 điểm). 
I/ Đọc đoạn văn sau đâyvà khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
“ Trăng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng nhỏ dần, càng nhẹ dần. Bầu trời cũng sáng xanh lên. Mặt nước loá sáng. Càng lên cao, trăng càng nhẹ bỗng. Biển sáng lên lấp loá như đặc sánh, còn trời thì trong như nước.’’
( Theo Trần Hoài Dương)
Câu 1: Đoạn văn trên có mấy câu đơn, mấy câu ghép? 
a/ Một câu đơn và mấy câu ghép. c/ Bốn câu đưn và một câu ghép.
b/ Hai câu đơn và ba câu ghép. d/ Ba câu đơn và hai câu ghép.
Câu 2: Đoạn văn trên có những câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào? (thứ tự câu1, 2, 3, 4, 5, )
a/ Câu 1, câu 2, câu 3 và câu 5 d/ Câu 1, câu 2, câu 4, câu 5
b/ Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 e/ Cả 5 câu
c/ Câu 2, câu 3, câu 4, câu 5
Câu 3: đoạn văn trên có mấy tính từ:
a/ Mười tính từ. b/ Mười hai tính từ 	c/ Mười ba tính từ.
Các tính từ đó là:..........................................................................
Câu 4: Đoạn văn trên có mấy từ láy: 
a/ Một từ láy . c/ Ba từ láy.
b/ Hai từ láy. d/ Bốn từ láy.
Từ láy đó là:....................................................................................
Câu 5: Chủ ngữ trong câu “ Trăng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng nhẹ dần” là:
a/ càng lên cao c/ trăng
b/ càng lên cao, trăng d/ trăng càng nhỏ dần
Câu 6: Đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ở câu nào? 
a/ Nhân hoá b/ so sánh c/ cả so sánh và nhân hoá
ở câu:......................................................................................................
II/ Khoanh vào từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa sau và đặt tên cho từ còn lại.
a/ Ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm ngát, thơm phức,
Nhóm từ dùng để tả:.................................................................................
b/ Rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn , thắm tươi,
Nhóm từ dùng để tả:....................................................................................
c/ Lấp lánh, long lanh, lung linh, lung lay, lóng lánh
Nhóm từ dùng để tả;......................................................................................
Phần tự luận( 14 điểm) : Tập làm văn.
Đề bài: Bàn tay mẹ
Bình yêu nhất là đôi bàn tay mẹ. Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc.
Đi làm về, mẹ lại đi chợ, nấu cơm. Mẹ còn tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.
Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương của mẹ. 
( Theo Nguyễn Thị Xuyến).
Hãy tưởng tượng em là Bình trong bài “ Bàn tay mẹ” và tả lại người mẹ yêu quí của mình. 
Bài làm

File đính kèm:

  • docde thi khao sat HSG lop 5.doc