Đề thi khảo sát về chất lượng đầu năm năm học: 2013 -2014

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát về chất lượng đầu năm năm học: 2013 -2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM HƯNG	 ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
	Năm học: 2013 -2014
	Môn: Ngữ văn – Lớp 9
	 (Thời gian làm bài: 90 phút)

I/ TRẮC NGHIỆM(1đ)
Đọc kĩ các câu hỏi và chọn đáp án đúng ghi vào bài làm của mình:
1. Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là gì?
A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Phong cách làm việc và nếp sống của chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.Theo tác giả, để có được vốn tri thức sâu rộng về văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì?
A. Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
B. Học tập, tiếp thu có chọn lọc, phê phán.
C. Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề.
D. Cả A, B,C đều đúng.
3. Để làm nổi bật lối sống rất giản dị của Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng phương thức lập luận nào?
A. Chứng minh.	B. Giải thích.
C. Bình luận.	D. Phân tích.
4.Theo tác giả, quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?
A. Phải tạo cho mình một lối sống khác đời, hơn người.
B. Có hiểu biết cao sâu để được người đời tôn sùng.
C. Đã là con người phải có đạo đức hoàn toàn trong sáng.
D. Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, thanh cao.

II. TỰ LUẬN(9đ)
1. Xác định phương châm hội thoại liên quan đến mỗi thành ngữ sau:(1đ)
a. Nói như đấm vào tai.
b. Dây cà ra dây muống.
c. Ông nói gà, bà nói vịt.
d. Nói có sách, mách có chứng.
2. Viết đoạn văn theo mô hình tổng – phân- hợp nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: (3đ)
	Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
	Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
	Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
	Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
	(Quê hương – Tế Hanh)
3. Viết bài văn thuyết minh về cây lúa ở quê hương em.(5đ)

	Hết.



	
 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
 Môn : Ngữ văn – Lớp 9
I/ Trắc nghiệm(1đ) 
Mỗi câu trả lời đúng được (0,25 đ)
1:B; 2:D; 3:A; 4:D
II/ Tự luận(9đ)
Câu 1(1đ); Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ.
Nói như đấm vào tai
 => Liên quan đến phương châm lịch sự.
b. Dây cà ra dây muống.
=> Liên quan đến phương châm cách thức.
c. Ông nói gà, bà nói vịt.
=> Liên quan đến phương châm quan hệ.
d. Nói có sách, mách có chứng.
=> Liên quan đến phương châm về chất.
Câu 2.(3đ)
Hình thức: Viết đoạn văn theo đúng mô hình Tổng – phân – hợp.
Diễn đạt trôi chảy, không sai lỗi chính tả(0,5đ)

Nội dung: (2,5đ)
+ Đoạn thơ đã miêu tả hình ảnh người dân chài và con thuyền sau mỗi chuyến ra khơi trở về.(0,5đ) 
+ Người dân chài với “làn da ngăm rám nắng”, “thân hình nồng thở vị xa xăm”, thấm đẫm vị mặn mòi của biển cả, mang một vẻ đẹp vừa chân thực vừa lãng mạn, có tầm vóc phi thường. (0,5đ)
+ Chiếc thuyền được nhân hóa như một con người. Nó đang nằm im trên “bến mỏi”, say sưa cảm nhận vị mặn mòi của biển cả đang thấm dần vào da thịt nó.(0,5đ)
+ Cả con người và con thuyền đều thấm đẫm vị mặn của muối biển, đều dạn dày hơn, phong sương hơn sau mỗi chuyến ra khơi, tạo nên nét đẹp riêng cho làng chài quê hương.(0,5đ)
+ Phải có một tâm hồn tinh tế, tài hoa, một tấm lòng tha thiết yêu quê hương, gắn bó với cuộc sống của người dân làng chài thì nhà thơ mới viết lên được những câu thơ hay đến thế về cuộc sống quê hương mình.(0,5đ)
Câu 3(5đ)
Thể loại: thuyết minh, làm đúng kiểu bài thuyết minh, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật miêu tả hợp lí.(0,5đ)
Hình thức: Bố cục 3 phần, viết trôi chảy, mạch lạc, không sai lỗi chính tả.(1đ)
Nội dung: (3,5đ)
Trình bày được các ý sau:
- Cây lúa gắn bó với đời sống của người dân quê hương nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
- Qúa trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa: gieo mạ, cấy lúa, lúa thời con gái, lúa làm đòng, trỗ bông và chín.
- Các loại giống lúa thường cây trên cánh đồng quê hương: lúa nếp, lúa tẻ( đặc điểm, giá trị của từng loại)
- Giá trị kinh tế của cây lúa( thực phẩm quan trọng để nuôi sống con người, chăn nuôi, xuất khẩu…)
- Biết yêu quý, trân trọng bảo vệ cây lúa và trân trọng những người làm ra nó.
- Thể hiện tình yêu với cây lúa, tình yêu với làng quê.











































File đính kèm:

  • docDE KHAO SAT DOT 1.doc