Đề thi Kì thi khảo sát chất lượng tháng 4 năm học 2013 - 2014
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Kì thi khảo sát chất lượng tháng 4 năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT TIÊN LÃNG TRƯỜNG THCS ĐOÀN LẬP KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 4 Năm học 2013 - 2014 MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Chú ý: - Đề thi gồm 2 trang - Học sinh làm bài vào tờ giấy thi I) TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm). Ghi lại chỉ một chữ cái đứng trước đáp án đúng Câu 1. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ra đời trong hoàn cảnh nào ? A. Ngay sau Cách mạng Tháng tám thành công. B. Trong chuyến đi thực tế của Huy cận về vùng mỏ Quảng Ninh năm 1958. C. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, chiến tranh diễn ra ác liệt ở miền Nam. D. Sau năm 1975, khi đất nước được giải phóng. Câu 2. Dòng nào dưới đây không nói lên được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ? A. Xây dựng được những hình ảnh đẹp, tráng lệ B. Âm hưởng khỏe khoắn, sôi nổi, phơi phới như giai điệu của một bài hát. C. Sự gieo vần ngắt nhịp linh hoạt, vần bằng tạo sự vang xa, bay bổng, vần trắc tạo sức mạnh vang dội. D. Giọng thơ như lời tâm tình thủ thỉ, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Câu 3. Bài thơ Bếp lửa là lời của ai ? A. Người cháu; B. Người bà; C. Người mẹ; D. Tác giả Câu 4. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để diễn tả kỉ niệm “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu – Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”? A. Nhân hóa; B. So sánh; C. Hoán dụ; D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Câu 5. Truyện ngắn Làng được viết trong hoàn cảnh nào? A. Trong kháng chiến chống Mĩ B. Trong thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp C. Khi miền Bắc đang xây dựng xã hội chủ nghĩa D. Khi đất nước được giải phóng Câu 6. Chi tiết “ cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được” nói lên tâm trạng gì? A. Vui mừng khi nghe được tin tức hay mà anh dân quân đọc từ tờ báo B. Cảm động vì được gặp lại những người cùng làng lên tản cư C. Sững sờ và đau đớn khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây D. Vui sướng khi thấy trời nắng thì Tây sẽ như ngồi tù Câu 7. Câu văn in đậm trong đoạn văn sau có hàm ý gì? “- Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.” A. Trước khi đến Yên Sơn, ông họa sĩ chưa kịp uống nước chè B. Ông họa sĩ rất muốn uống chè pha nước mưa thơm như nước hoa ở Yên Sơn C. Ông họa sĩ đã uống nước chè ở Lào Cai, đến Yên Sơn lại thấy nhớ D. Lúc ở Lào Cai, ông họa sĩ chưa có hứng uống nước chè. Giờ đây, cảnh đẹp Yên Sơn làm người họa sĩ bỗng có nhã thú Câu 8. Đề văn nào sau đây không phải là đề văn nghị luận? A. Chất thơ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. B. Tưởng tượng và ghi lại cuộc gặp gỡ giữa em với nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. C. Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. D. Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1. Cho các câu văn sau: “Bài thơ Đồng chí kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc. Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.” a. Chép chính xác 3 câu cuối của bài thơ. b. Cho biết tên tác giả của bài thơ. c. Viết tiếp các câu văn đã cho thành một đoạn văn từ 8 đến 10 câu, có sử dụng thành phần biệt lập cảm thán. Gạch chân thành phần biệt lập cảm thán đó. Câu 2. Cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân trong đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ôi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao … (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, trang 55,56, NXB Giáo dục – 2005) Hết ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM VĂN 9 Phần I. Trắc nghiệm (2.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D A D B C A B Phần II. Tự luận ( 8.0 điểm) Câu 1: (3.0 điểm) Câu a: (0.75 điểm) - Chép chính xác ba câu thơ cuối của bài thơ Đồng chí. Mỗi câu đúng được (0.25 điểm). Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. Câu b: (0.25 điểm) - Nêu đúng tên tác giả: Chính Hữu (0.25 điểm) Câu c: Đoạn văn (2.0 điểm) - Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu, diễn đạt rõ ràng, câu, chữ không sai (0.25 điểm) - Sử dụng thành phần biệt lập cảm thán. Gạch chân thành phần biệt lập cảm thán đó (0. 25 điểm) - Cần làm rõ 3 câu thơ cuối của bài thơ Đồng chí: là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. (0.75 điểm) + Người lính trong tư thế chủ động chờ giặc. (0.25 điểm) + Sức mạnh của tình đồng chí sưởi ấm lòng những người lính, giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. (0.25 điểm) + Bên cạnh những người lính còn một người bạn nữa đó là vàng trăng. (0.25 điểm) - Câu thơ cuối cùng là một hình ảnh đặc sắc. (0.75 điểm) + Súng và trăng là gần và xa ; thực tại và mơ mộng ; chất chiến đấu và chất trữ tình ; chiến sĩ và thi sĩ ; chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn. (0. 5 điểm) + Tạo nhịp lắc, gợi một hình ảnh của một cái gì đó lơ lửng, chông chênh trong sự bát ngát. (0.25 điểm) Câu 2: Tiêu chí Yêu cầu cần đạt Thang điêm Ghi chú A. Về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận về một đoạn thơ.- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt, phải nắm vững thao tác phân tích một đoạn trích thơ.- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng. 0.5 B. Về kiến thức * Yêu cầu chung: Mặc dù vấn đề nghị luận mà đề bài yêu cầu thiên về bình diện nội dung (vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước qua hai đoạn thơ của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ), song để cảm nhận được nội dung, cần phải bắt đầu từ nghệ thuật thơ. Do vậy, học sinh phải nắm vững nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, đặt nó vào trong chỉnh thể bài thơ. * Yêu cầu cụ thể: 1.- Giới thiệu tác giả Thanh Hải, tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ và vị trí của đoạn thơ. Bước đầu nêu nhận xét, cảm nhận chung về đoạn thơ. - Trích dẫn đoạn thơ. 0.5 2. Lần lượt trình bày những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá về vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện qua đoạn thơ: a. Vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân thiên nhiên (Khổ 1) * Đoạn thơ miêu tả một mùa xuân sống động, với vẻ đẹp giản dị, tự nhiên, mộc mạc, tươi sáng, đằm thắm, trữ tình và mang đậm cái hồn của xứ Huế. Đó là vẻ đẹp của: - Cảnh thiên nhiên êm ả, thanh bình. Không gian trong trẻo, khoáng đạt (bầu trời, dòng sông, …) 0.25 0.25 - Cảnh sắc hài hòa, tươi tắn (sông xanh, hoa tím, …) mà đằm thắm tình người đất Huế sắt son, chung thủy, … 0.25 - Các hình ảnh thiên nhiên mùa xuân đều thể hiện sự vận động, vươn dậy; có một sức sống mạnh mẽ, tràn đầy trong cảnh sắc xuân( Mọc giữa dòng sông xanh/Một bông hoa tím biếc, câu thơ với nghệ thuật đảo trật tự cú pháp đã khắc họa một nét chấm phá thần tình, tôn tạo nét đẹp nổi bật, thể hiện cái thần thái của cảnh vật, …) 0.5 - Âm thanh tiếng chim chiền chiện khua động cả một bầu không gian thanh bình, làm xao động cả đất trời, bộc lộ xúc cảm tươi vui, náo nức, rộn ràng, …( Ơi con chim chiền chiện/Hót chi mà vang trời : nhịp thơ dìu dặt, tha thiết, ngôn ngữ giản dị, đậm chất Huế ngọt ngào, … ) 0.25 * Bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp không chỉ bởi không gian, đường nét, sắc màu, thanh âm, mà còn rất đằm thắm tình người bởi sự xuất hiện của cái tôi trữ tình của nhà thơ với cảm xúc nồng nàn, đắm say, ngây ngất: Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng (phân tích nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để thấy cảm xúc, tâm trạng của tác giả). 0.5 b) Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước (Khổ 2) - Mùa xuân đất nước được cảm nhận cụ thể qua hình ảnh “mùa xuân người cầm súng”, “mùa xuân người ra đồng”. Đó là mùa xuân tươi đẹp của những con người chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, những con người đang thầm lặng lao động xây dựng đất nước. Chính họ đã đem mùa xuân, vẻ đẹp và sức sống cho đất nước. 0.5 - Hình ảnh “lộc” giàu sức gợi vừa chỉ lộc non, chồi biếc; vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp của mùa xuân, sức sống bất diệt của đất nước. Vẻ đẹp, sức sống ấy đang căng tràn, hiện hữu khắp nơi – trên cành lá ngụy trang của người cầm súng, trên nương mạ của người ra đồng. 0.5 - Không khí “hối hả”, “xôn xao” của thiên nhiên, đất nước như giục giã, thôi thúc trong lòng tác giả. Đó cũng là niềm vui náo nức, dạt dào trong cảm xúc của mỗi người. 0.25 - Tác giả sử dụng những hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng cao, thủ pháp so sánh độc đáo; nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc, cách dùng từ láy đặc sắc tạo nhịp điệu, nhạc tính cho khổ thơ, thể hiện sâu sắc vẻ đẹp, sức sống, không khí của đất nước vào xuân. 0.25 3. Đánh giá sự thành công của tác giả Thanh Hải ở đoạn thơ này nói riêng và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ nói chung. 0.5 Tổng 5.0
File đính kèm:
- Thi khao sat chat luong giua ky 2.doc