Đề thi kiểm định chất lượng học kỳ II môn : văn - Lớp 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm định chất lượng học kỳ II môn : văn - Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi kiểm định chất lượng học kỳ II Môn : Văn - Lớp 7 Thời gian : 60 phút (không kể thời gian giao ra đề ) I- Trắc nghiệm Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi để lựa chọn câu trả lời đúng nhất. ... Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B. Đức tính giản dị của Bác Hồ C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt D. ý nghĩa văn chương 2. Tác giả của đoạn văn trên là ai ? A. Hoài Thanh B. Phạm Văn Đồng C. Hồ Chí Minh D. Đặng Thanh Mai 3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận 4. Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào ? A. Nghị luận chứng minh B. Nghị luận giải thích C. Nghị luận bình luận D. Nghị luận phân tích 5. Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn văn ? A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. C. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. D. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 6. Luận điểm của đoạn văn nói lên điều gì ? A. Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta từ xưa đến nay. B. Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong công cuộc kháng chiến. C. Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân miền Bắc nước ta. D. Nhiệm vụ của mỗi người học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. II- Tự luận: Trong tác phẩm Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu của Nguyễn ái Quốc, hai nhân vật chính là Va - ren và Phan Bội Châu đã được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập cực độ như thế nào ? Em hãy nhận xét về khối lượng ngôn ngữ mà tác giả dành cho việc khắc hoạ tích cách của hai nhân vật. Từ đó, em hãy nêu lên tính cách của hai nhân vật này. ban giám hiệu duyệt tổ chuyên môn duyệt người ra đề Phạm Thị Minh Chính phòng GDĐT yên khánh trường thcs khánh cường hướng dẫn Chấm điểm kiểm định chất lượng học kỳ II Môn : Văn - Lớp 7 Thời gian : 60 phút (không kể thời gian giao ra đề ) I- Trắc nghiệm: ( 3 điểm) Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm câu đáp án câu đáp án 1 A 4 A 2 C 5 C 3 D 6 B II- Tự luận: ( 7 điểm) 1- Yêu cầu đạt được: Đây là kiểu bài nghị luận giải thích kết hợp với chứng minh một vấn đề trong tác phẩm văn học. Cách trình bày có thể khác nhau nhưng HS cần đạt được các ý sau đây: a) Giải thích được phép tương phản là gì, phép đối lập là gì . b) Phép tương phản và đối lập có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ hai nhân vật chính là Va- ren và Phan Bội Châu ? - Phan Bội Châu là người anh hùng... - Va - ren là kẻ phản bội, hèn nhác... c) Khối lượng ngôn ngữ mà tác giải dành cho việc khắc hoạ tính cách của hai nhân vật tương phản và đối lập như thế nào ? Dụng ý của tác giả là gì ? d) Những nét chính trong tính cách của hai nhân vật này là gì ? Lưu ý: Những dẫn chứng đưa ra trong bài làm cần chính xác và phục vụ đắc lực cho việc giải thích và chứng minh. Bài làm cần ngắn gọn, rõ ràng.
File đính kèm:
- kiem tra hoc KI II van 7.doc