Đề thi Kiểm tra 1 tiết ngữ văn 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Kiểm tra 1 tiết ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LIÊN ĐẦM	KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ VĂN 9
	Liên Đầm, tháng 11 năm 2007
Họ và tên:…………………………………………………….lớp:…………………………..
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo

I/ Trắc nghiệm (4 đ)
Câu 1. (0.25 đ) Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) có nguồn gốc từ đâu?
Dã sử. c. Lịch sử
Truyền thuyết. d.Truyện cổ tích.
Câu 2 (0.25 đ ) Tác giả của tác phẩm Vũ trung tuỳ bút là ai?
Nguyễn Gia Thiều. c. Nguyễn Dữ.
Phạm Đình Hổ d. Ngô Gia Văn Phái.
Câu 3: (0.25 đ) Để lột tả bản chất của Mã Giám Sinh ( trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều) tác giả sử dụng thủ pháp đối lập. Ý nào dưới đây đúng với nhận xét trên?
Đối lập giũa Mã Giám Sinh với gia đình Kiều.
Đối lập giữa vai trò mà Mã Giám Sinh đang đóng với lời nói, cử chỉ, hành động của hắn.
Đối lập giũa Mã Giám Sinh với mụ mối.
Đối lập giũa Mã Giám Sinh với bọn tôi tớ.
Câu 4: Nội dung chính được thể hiện qua hồi 14 trích trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” là:
Chiến thắng lẫy lừng của Vua Quang Trung. c. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.
Số phận bi đát của lũ vua quan bán nước. d.Cả ba ý trên.
Câu 5 (0.5 đ) Lời nói của Mã Giám Sinh trong hai câu thơ 
Hỏi tên rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần”
Đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Phương châm về lượng. c. Phương châm lịch sự.
Phương châm cách thức. d. Phương châm quan hệ.
Câu 6 (0.5 đ) Ý nghĩa của yếu tố truyền kì trong Chuyện người con gái Nam Xương là gì?
Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương.
Tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm.
Thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả.
Tất cả các ý trên.
Câu 7 (0.5 đ) Qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Em thấy Lục Vân tiên là một người như thế nào?
Tài năng, lãng mạn, yêu đời. c. Tài năng, chính trực, hào hoa.
Tài năng, khoan dung, độ lượng. d. Tài năng, khoan dung, dũng cảm.
Câu 8 (0.5 đ) Hai câu thơ:	 Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm” 
(Kiều ở lầu Ngưng Bích – trích Truyện Kiều)
 Có sử dụng:
Phép so sánh. c. Phép ẩn dụ.
Phép nhân hoá. d . Điển cố.
Câu 9 (0.5đ) Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong hồi 14 trích từ tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí được tác giả miêu tả là người:
Hành động mạnh mẽ, quyết đoán. c. Có tài dụng binh như thần.
Trí tuệ nhạy bén, sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng. d. Cả ba ý trên
Câu 10 (0.5) Theo em, nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng cảm xúc chủ đạo của tác giả trong văn bản chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh ?
Phê phán thói ăn chơi xa xỉ của bọn vua chúa đương thời.
Phê phán tệ nhũng nhiễu nhân dân của bọn quan lại hầu cận Vua chúa.
Thể hiện lòng thương cảm đối với nhân dân của tác giả.
Cả ba ý trên.
Câu 11 ( 1 đ) Nối cột A với cột B cho thích hợp (tên văn bản và tác giả)
A
B
Nôí A với B
1. Chuyện người con gái Nam Xương 
a. Ngô Gia Văn Phái 
1 nối với……….
2. Truyện Kiều
b. Nguyễn Dữ 
2 nối với……….
3. Truyện Lục Vân Tiên
c. Nguyễn Du 
3 nối với……….
4. hoàng Lê Nhất Thống chí
d. Nguyễn Đình Chiểu
4 nối với……….
II/ Tự luận
Câu 1: (2 đ) Qua đoạn trích Kiều ở lẩu Ngưng Bích (trích truyện Kiều – Nguyễn Du) em hiểu thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?
	
	
	
	
	
Câu 2 (1 đ) Chép những câu thơ liền nhau miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trong văn bản Chị em Thuý Kiều mà em được học?
	
	
	
	
	
Câu 3 (3 đ) Qua các văn bản Chuyện người con gái Nam Xương, Chị em Thuý Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, em hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời?
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	

File đính kèm:

  • docKiem tra 45 phut van 9.doc