Đề thi kiểm tra 45 phút môn : sinh học 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra 45 phút môn : sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT Môn : Sinh học 9 Họ và tên :…………………………………………. Lớp :…………………………………………. Đề 1: A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN I.Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau (5 điểm). Câu 1 : Mức độ sinh trưởng của cá Rô phi ở Việt Nam như thế nào khi nhiệt độ tăng dần từ điểm gây chết dưới đến điểm cực thuận? A. Tăng dần B. Giảm dần C. Không tăng D. Không giảm Câu 2 : Nhờ có ánh sáng mà động vật A. định hướng trong không gian B. kiếm mồi C. nhận biết các vật D. cả A, B và C Câu 3 : Ở cây xương rồng, lá biến thành gai có tác dụng gì? Chống chọi với sự thay đổi nhiệt độ Chống chọi với sự thay đổi ánh sáng Chống chọi với sự thay đổi độ ẩm Hạn chế sự thoát hơi nước Câu 4 : Dấu hiệu nào sau đây không là dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể? A. Tỉ lệ giới tính. B. Mật độ. C. Độ nhiều. D. Thành phần nhóm tuổi. Câu 5 : Trong nội bộ một quần thể thú rừng, các cá thể có những mối quan hệ nào? A. Hỗ trợ B. Cạnh tranh. C. Cộng sinh D. Cả A và B. Câu 6 : Giới hạn chịu đựng của cá Rô phi ở Việt Nam là: A. 5°C đến 30°C B. 30°C đến 42°C C. 2°C đến 45°C D. 5°C đến 42°C Câu 7 : Các loại giun sán kí sinh sống trong môi trường nào sau đây? A. Môi trường trong đất B.Môi trường nước C. Môi trường sinh vật D. Môi trường trên cạn Câu 8 : Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi: theo mùa, theo năm, theo chu kì sống của sinh vật. phụ thuộc vào nguồn sống (thức ăn, nơi ở…) phụ thuộc vào những biến động bất thường của môi trường và những kẻ săn mồi. cả A, B và C. Câu 9 : Phát triển dân số hợp lí là: Số con sinh ra phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của gia đình - xã hội. Dân số tăng hài hòa với sự phát triển kinh tế - xã hội. Phù hợp với điều kiện về tài nguyên và môi trường của đất nước. D.Cả A, B và C Câu 10: Chuỗi và lưới thức ăn trong tự nhiên được hình thành trên cơ sở mối quan hệ nào? Quan hệ cạnh tranh về nơi ở giữa các loài sinh vật. Quan hệ sinh sản giữa các cá thể cùng loài. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật. Quan hệ hội sinh giữa các loài sinh vật. Câu 11 : Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện ở: A. Số lượng cá thể nhiều. B. Mật độ cá thể cao. C. Số lượng loài phong phú. D. Gồm 3 loại sinh vật: sản xuất, tiêu thụ và phân giải. Câu 12:Nhân tố sinh thái là các yếu tố vô sinh của môi trường tác động lên sinh vật. các yếu tố hữu sinh của môi trường tác động lên sinh vật. các chất dinh dưỡng có trong đất, trong nước mà sinh vật sử dụng. các yếu tố của môi trường tác động lên sinh vật. Câu 13 : Trong quan hệ khác loài, mối quan hệ nào có lợi cho cả 2 loài sinh vật? A. Hội sinh B. Cộng sinh C. Cạnh tranh D. Kí sinh và nửa kí sinh Câu 14 : Một hệ sinh thái bao gồm những thành phần nào sau đây? A. thành phần vô sinh. B. thành phần hữu sinh. C. Động vật, thực vật và vi sinh vật. D. Cả A và B. Câu 15 : Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc hoàn chỉnh và tương đối ổn định vì: Có cấu trúc lớn nhất. Có chu trình tuần hoàn vật chất. Có nhiều chuỗi và lưới thức ăn. Luôn giữ vững cân bằng. Câu 16 : Trong các dấu hiệu đặc trưng của quần thể, dấu hiệu nào là quan trọng nhất? A. Thành phần nhóm tuổi. B. Mật độ. C. Tỉ lệ đực/ cái D. Vai trò như nhau Câu 17 : Nhóm động vật nào sau đây gồm toàn động vật biến nhiệt? A. Cá chép, thằn lằn, hổ, gà. B. Cá, rắn, ếch, ốc sên. C. Báo, gấu, chim bồ câu, chim đại bàng. D. Sư tử, hươu, nai, trâu. Câu 18 : “Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối”.Đây là mối quan hệ nào? A. Cộng sinh B. Cạnh tranh C. Hội sinh D. Kí sinh, nửa kí sinh Câu 19 : Hiện tượng liền rễ của các cây cùng loài sống gần nhau là: A. Hỗ trợ cùng loài. B. Cạnh tranh cùng loài. C. Hỗ trợ khác loài. D. Cạnh tranh khác loài. Câu 20 : Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây ? Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào. Quần thể cá chép và quần thể cá mè. II.Chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi ghi vào cột trả lời (2 điểm). Cột A Trả lời Cột B 1.Độ đa dạng a) Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. 2. Độ nhiều b) Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát. 3. Độ thường gặp c) Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã. 4. Loài ưu thế d) Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. 5. Loài đặc trưng e) Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. B.PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm). Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật : cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu,vi sinh vật, cáo, gà rừng, dê, hổ. *Gợi ý: Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu Rắn ăn ếch nhái, châu chấu Cáo ăn gà… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- KT 45P S9.doc