Đề thi kiểm tra chất lượng giai đoạn I trường THCS Bắc Sơn Năm học 2009-2010 Môn thi: ngữ văn 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra chất lượng giai đoạn I trường THCS Bắc Sơn Năm học 2009-2010 Môn thi: ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục Nam trực Đề thi kiểm tra chất lượng giai đoạn I Trường THCS Bắc sơn Năm học 2009-2010 Môn thi: ngữ văn 6 (Thời gian làm bài 90 phút) Họ và tên:………………………………. Lớp:…….. Số phách Số báo danh:……… Điểm bài thi Bằng số Bằng chữ …..……… ……...……. Giám khảo 1 Giám khảo 2 …………… ……………. Số phách A/ Phần 1: Trắc nghiệm ( 4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau, trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu phương án trả lời đúng nhất. " Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc cứu nước." Trích : Truyền thuyết Thánh Gióng Câu 1. Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự C. Biểu cảm B. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2 . Đoạn văn trên có mấy từ mượn? A. Một từ C. Ba từ. B. Hai từ D. Bốn từ. Câu 3. câu: " Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi" có mấy từ ghép? A. Một từ C. Ba từ. B. Hai từ D. Bốn từ Câu 4 : Câu : " Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc cứu nước. " có mấy danh từ? A. Năm từ C. Bẩy từ B. Sáu từ D. Tám từ Câu 5 : Câu : " Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. " có sử dụng từ nhiều nghĩa không? A. Có B. Không Câu 6 : Giải nghĩa từ " Sứ giả " trong đoạn văn? Câu 7: Thay từ dùng sai trong câu sau bằng từ khác: Chủ nhật tuần này, lớp em tổ chức đi thăm quan Viện bảo tàng Hồ Chí Minh. Thí sinh không được viết bài vào phần gạch chéo. Câu 8. Truyền thuyết là gì? A. Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có yếu tố tưởng tượng, kì ảo, hoang đường. B. Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. (Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng) B/ Phần 2 : Tự luận ( 6 điểm ) Kể lại câu chuyện " Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" bằng lời văn của em. đáp án đề thi ngữ văn lớp 6 giai đoạn I năm học 2009 - 2010 Phần I : Trắc nghiệm ( 4 điểm). Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 đ. Câu 1: A Câu 2 : A Câu 3 : B Câu 4 : B Câu 5 : A Câu 6 : Sứ giả: Người vâng mệnh trên ( ở đây là vua) đi làm 1 việc gì ở các địa phương trong nước hoặc ngoài nước ( Sứ : người được vua hay nhà nước phái đi đại diện; Giả: kẻ, người ). Câu 7 : Chủ nhật tuần này, lớp em tổ chức đi tham quan Viện bảo tàng Hồ Chí Minh . Câu 8 : B Phần II : Tự luận ( 6 đ) . * Yêu cầu chung: 1. Về hình thức: - HS biết làm bài đúng phương thức biểu đạt văn tự sự. Kể chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc. - Bài viết rõ ràng mạch lạc, lời văn trong sáng, tự nhiên, sáng tạo, giàu cảm xúc có trí tưởng tượng tốt và hấp dẫn ( kể bằng lời văn của học sinh) 2. Về nội dung: - Giới thiệu, dẫn dắt vào câu chuyện ( Có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) ( 0,5 đ). - Kể diễn biến chính của câu chuỵên: + Hùng Vương thứ 18 có người con gái tên là Mỵ Nương….Nhà vua muốn kén cho con người chồng xứng đáng ( 0,5 đ). + Có hai chàng trai cùng đến xin cầu hôn… Hai chàng đều tài giỏi, đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn, không biết giả con cho ai, đành đưa ra điều kiện : Ngày mai ai mạng lễ vật đến trước sẽ được cưới Mỵ Nương là vợ. Sính lễ gồm : " Một trăm ván cơm nếp… một đôi" ( 1,5 đ). + Sớm hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, rước Mỵ Nương về núi. ( 0,5 đ) + Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được Mỵ Nương, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đánh Sơn Tinh, đòi cướp Mỵ Nương. ( 1,0 đ) + Sơn Tinh không hề nao núng, đánh trả quyết liệt, cuộc giao chiến diễn ra quýêt liệt hàng mấy tháng trời. Cuối cùng, Thuỷ Tinh thất bại, đành rút quân về. ( 1,5 đ) + Từ đó, oán nặng thù sâu, năm nào Thuỷ Tinh cũng mang quân đánh Sơn Tinh. Nhưng lần nào cũng thất bại. ( 0,5đ) Cho điểm: - Điểm 5 - 6 : HS Kể đầy đủ nội dũng chính, lời văn mạch lạc, trong sáng, tự nhiên, sáng tạo, giàu cảm xúc và hấp dẫn thể hiện trí tưởng tượng phong phú. Điểm 3 - 4,5 : HS Kể đủ nội dung chính, văn phong mạch lạc, tự nhiên, có sáng tạo. Điểm 1 - 2,5 : HS kể còn lan man, thiếu một số chi tiết truyện. * Lưu ý: - Những bài HS chỉ kể theo nguyên tắc SGK, cho tối đa không quá 3 điểm. - Điểm toàn bài làm tròn 0,5 đ.
File đính kèm:
- De Dap an Ngu Van 6 GD1.doc